CÁO PHÓ VÀ PHÂN ƯU BÀ CATARINA NGUYỄN THỊ HẠNH (là Hiền Thê của Ông Dương Văn Kính), Sinh 1950 tại Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình, Đã được Chúa gọi về ngày 24/10/2021 tại Quận 10 Saigon. Thọ 72 Tuổi.

October 24, 2021 |

=========================================================================




NHÓM CHỦ TRƯƠNG
CHỦ NHIỆM CHỦ BÚT
VÀ THÂN HỮU

THÔNG TẤN XàVIETPRESS USA

NHẬN ĐƯỢC TIN BUỒN

Bà CATARINA

NGUYỄN THỊ HẠNH


(Là Hiền Thê của Ông DƯƠNG VĂN KÍNH, Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình)

Sinh năm 1950 tại Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình

Đã được Chúa gọi về lúc 11:50 Ngày 24/10/2021 tại Tư Gia
87 CT Tam Đảo, P. 15, Q. 10 Saigon
thuộc Giáo xứ Thánh TỐNG VIẾT BƯỜNG.

HƯỞNG THỌ 97 TUỔI


LỄ AN TÁNG ĐÃ ĐƯỢC CỬ HÀNH

Lúc 5:30 Giờ Ngày 26/10/2021

Tại Thánh Đường Giáo Xứ

Thánh TỐNG VIẾT BƯỜNG Saigon.

Linh Cửu Được Hỏa Táng cùng ngày

tại Trung Tâm Bình Hưng Hòa. 


xOOx


XIN THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG 

Gia đình Ông DƯƠNG VĂN KÍNH  
và toàn thể Tang Quyến.


NGUYỆN CẦU CHO LINH HỒN CATARINA

của Bà NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐƯỢC VỀ HƯỞNG PHÚC THIÊN ĐÀNG. AMEN.




THÀNH KÍNH PHÂN ƯU


Thông Tấn Xã VietPress USA

và Những Thân Nhân:

- DƯƠNG DÂN SĨ,  vợ Hoàng Thị Xuân Dung 
   và các con cháu tại Portland, Oregon, USA
- DƯƠNG THỊ HÒA và cac con chau ở Vũng Tàu, Việt Nam
- HẠNH DƯƠNG và các con, cháu ơ California, USA.
- DƯƠNG THỊ LỘC và các con cháu ở Vũng Tàu.
- ĐỖ THỊ NGA (Quả phụ của DƯƠNG VĂN TRÌNH) 
   và các con cháu ở Vũng Tàu, Việt Nam.
- DƯƠNG THỊ PHƯỚC và các con, cháu ở Vũng Tàu, Việt Nam.
- DƯƠNG THỊ TRỌNG và các con cháu ở Vũng Tàu, Việt Nam.


Xem chi tiết…

Lịch sử xây dựng Nhà Thờ TAM TÒA ở Đồng Hới với Cố Trung René Morineau vào năm 1935

June 22, 2020 |
Nhà thờ bên cạnh công viên sông Nhật Lệ (Hình từ Phong Nha Explorer)
   


Từng là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo nhất của Việt Nam thời thuộc địa (Phong Nha Eplorer)

VietPress USA (22/6/2020): Thưa quý đọc giả xa gần,
VietPress USA có đọc qua một số tài liệu nói rằng ngôi nhà thờ TAM TÒA ở Đồng Hới bị bom đạn thời chiến tranh còn trơ lại tháp chuông đã dược xây dựng vào năm 1886 (Ví dụ Website "Phong Nha Explorer" (https://phongnhaexplorer.com/thong-tin-du-lich-quang-binh/di-tich-nha-tho-tam-toa-dong-hoi.html) ghi rằng: "Giáo xứ Tam Toà được hình thành khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình và đã trải qua nhiều tên gọi, khởi đầu là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, được gọi là giáo xứ Sáo Bùn, năm 1886, Sáo Bùn chuyển về Đồng Hới, dựng nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp nhà thờ Tam Tòa cũ." Website nầy cũng cho hay ngôi thánh đường nầy là nơi mà cố Thi sĩ HÀN MẠC TỬ đã được chịu phép rửa tội lấy tên Thánh là François Nguyễn Trọng Trí. 

Tuy nhiên, VietPress USA vừa đọc được một tài liệu của tác giả DƯƠNG VĂN KÍNH, một giáo hữu gốc sinh quán Tam Tòa, đã đưa ra bằng chứng rằng nhà thờ Tam Tòa vừa bị chiến tranh Việt Nam tàn phá còn trơ lại di tích tháp chuông chính là ngôi thánh đường đã được cố Trung René Morineau xây dựng vào năm 1935, cùng thời sau khi cố Trung René Morineau  vừa xây dựng thánh đường Lavang. Tài liệu ông Dương Văn Kính viết rằng "Việc xây dựng có thể tạm thời xử dụng lòng nhà thờ cũ. Bản vẽ được lấy từ cung thánh nhà thờ La Vang nhưng tầm vóc nhỏ hơn.
Cố Trung xây dựng công trình kiến trúc này rất am tường công việc, hơn nữa, Ngài sử dụng các thợ cũ nên công việc trở nên hoàn hảo... Không còn nghi ngờ gì nữa là khi công trình hoàn thành, giáo dân Tam Tòa sẽ có một thánh đường rộng rãi, vững chắc và đẹp đẽ." 

Tìm đọc tài liệu về Vương cung Thánh đường Lavang do Từ điển Wikipedia phổ biến, thấy rõ :

""* Từ 1886-1901: GM.GASPAR xây dựng một ngôi thờ ngói từ năm 1886 đến ngày 06/08/1901 làm lễ khánh thành.
* Từ 1924-1928: GM. ALLYS kiến thiết quy mô hơn và nâng thành linh địa La Vang, khánh thành ngày 20/08/1928.
Năm 1885, Giám mục Caspar Lộc quyết định cho xây dựng tại La Vang một ngôi nhà thờ bằng ngói. Mọi vật liệu xây dựng cần thiết đã được chuẩn bị nhưng mãi đến năm 1894 mới khởi công và hoàn tất vào năm 1901, dưới ba đời linh mục chính xứ Bonnard, Patinin, Bonin. Nhà thờ ngói được Giám mục Caspar Lộc xức dầu cung hiến và khánh thành vào dịp Đại hội La Vang lần thứ nhất (từ ngày 6-8 tháng 8 năm 1901) với tước hiệu Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.
Nội thất ngôi nhà thờ này được thiết kế theo kiểu kiến trúc cổ Việt Nam chứa được vài trăm người nhưng mặt tiền thì theo kiến trúc phương Tây. Phía trước có hai tháp dang ra hai bên. Trên bàn thờ có tượng ảnh Chúa GiêsuĐức Mẹ Mân Côithánh Đa Minh và bà thánh Catarina. Phía trên cửa ra vào chính diện in nổi năm chữ nôm: LA VANG CUNG CHỦ MẪU (tức là: ĐỀN THỜ ĐỨC MẸ LA VANG)[3]. Trong dịp Đại hội La Vang lần thứ 8 (năm 1923), Giám mục Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã quyết định xây dựng ngôi nhà thờ rộng lớn hơn tại La Vang.
Lễ Đức Mẹ Lộ Đức (ngày 11 tháng 2 năm 1924), linh mục Morineau Trung giáo xứ Cổ Vưu phát lệnh khởi công xây dựng nhà thờ La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier. Sau bốn năm, công trình hoàn thành . Nhà thờ với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi cát và núi rừng chung quanh.. Ngày 20 tháng 8 năm 1928, Giám mục Allys Lý đã long trọng cử hành nghi thức xức dầu cung hiến nhà thờ mới và làm phép chuông vào ngày 30 tháng 9 năm 1928. Qua nhiều năm sau, Nhà thờ La Vang bị hư hại nặng. Giữa năm 1955, linh mục sở tại La Vang Giuse Trần Văn Tường cho trùng tu, thay toàn bộ tuồng gỗ bằng vài sắt."(Link: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng_cung_th%C3%A1nh_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BB%A9c_M%E1%BA%B9_La_Vang).
Ông DƯƠNG VĂN KÍNH trưng dẫn tài liệu nói rằng: "Khi nhìn tháp cỗ lại nhớ cố Trung". Tháp cỗ ở đây là 2 di tích còn lại của nhà thờ La Vang và Tam Tòa, những công trình tiêu biểu của nhà kiến trúc lỗi lạc René Morineau. Được biết, khi xây dựng nhà thờ La Vang thì phần gỗ được đưa từ Quảng Bình vào; còn khi xây dựng nhà thờ Tam Tòa thì gạch ngói cùng những bông gió tráng men được vận chuyển từ lò gạch xứ Trí Bưu, nơi đã cung cấp vật liệu cho nhà thờ La Vang."
Được sự đồng ý của tác giả DƯƠNG VĂN KÍNH, VietPress USA cho phổ biến tài liệu "CỐ TRUNG RENÉ MORINEAU XÂY DỰNG NHÀ THỜ TAM TÒA" sau đây đễ tùy nghi quý đọc giả và các nhà sử học tham khảo.

VietPress USA 
California, ngày 22/6/2020.
o0o

Tác giả tài liệu: DƯƠNG VĂN KÍNH, sinh quán TAM TÒA, hiện ở Sài-gòn.
Facebook: https://www.facebook.com/kinh.duongvan.3/posts/2711875749084694


CỐ TRUNG RENÉ MORINEAU 
XÂY DỰNG NHÀ THỜ TAM TÒA

Nhà thờ TAM TÒA được xây dựng hoàn tất năm 1935 tại Đồng Hới. Hình chụp năm 1938

Tháng 8/2009, sau khi xây dựng hàng rào sắt kiên cố, chính quyền thành phố Đồng Hới cho dựng tấm bia "Chứng tích chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa". Điều đáng nói là trên tấm bia này có câu: "Nhà thờ Tam Tòa được xây dựng vào năm 1886". Đây là nhận định sai lầm mang tính chất "tào lao". Bởi, năm 1886 giáo xứ Tam Tòa chưa tái lập ở nơi đây lấy đâu để xây dựng nhà thờ đồ sộ thế kia.


Lại có nhiều tác giả khi đề cập đến ngôi nhà thờ này đều ghi là được xây dựng vào năm 1940, đây cũng là nhận định không đúng.



Vừa qua, bác Lê Thiện Sĩ có tặng tui một tấm hình nhà thờ Tam Tòa mà bác ấy đã sưu tầm được trên tạp chí "Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP) năm 1938. (hình 1) Tấm hình không những là một tư liệu quý mà còn là nguồn cảm hứng giúp tui gom góp tư liệu đã được phổ biến vào buổi đương thời để tường trình lại công việc xây dựng nhà thờ Tam Tòa vào năm 1935.

Theo tạp chí Bulletin des Missions Etrangères, năm 1934 cho biết (xin lược ghi): Sau khi chủ sự lễ an táng cho linh mục tiền nhiệm là cố Huề Henry de Pirey qua đời tại Hà Nội vào ngày 26/7/1934; ngày 02/8, cố Trung đã có mặt tại Tam Tòa để dâng Thánh lễ cầu nguyện cho cố Huề Henry de Pirey với sự hiện diện của trên 30 linh mục cùng giáo dân tham dự đứng tràn ra khuôn viên nhà thờ.

Nhà thờ TAM TÒA ở Đồng Hới. Hình chụp năm 1953
Theo báo cáo của Đức cha Lamasle (tên VN: Lễ) năm 1937 thì giáo xứ Tam Tòa và các giáo họ trực thuộc có 2.309 giáo dân và 106 nữ tu. Đây là thánh lễ đầu tiên cũng là ngày cố Trung René Morineau chính thức nhận địa sở cùng quản hạt Tam Tòa. Vị linh mục tiền nhiệm là cố Huề Henry de Pirey, với 17 năm làm bổn sở đã gầy dựng giáo xứ vững mạnh, giáo dân đã được an cư lạc nghiệp.

Khi mới đến Tam Tòa, việc đầu tiên cố Trung cho xây dựng nhà dục anh ở cuối xứ đạo để nuôi trẻ mồ côi; tiếp theo phối hợp với ty công chánh thị xã Đồng Hới xây dựng bờ kè dọc theo bờ sông từ cầu Mụ Kề đến hết nhà xứ, Riêng đoạn phía sau nhà thờ được xây cao và kiên cố hơn. Trước khi san lấp, cố Trung đã cho đóng cọc bằng các cây tre già.

Tạp chí Bulletin des Missions Etrangères, năm 1935 (tr.814-817) đã mô tả việc "Tam Tòa làm nhà thờ mới" như sau (xin lược dịch): "Cố Morineau, cha bề trên quản hạt Quảng Bình đã bắt tay vào một công việc to lớn: việc xây dựng nhà thờ giáo xứ Tam Tòa. Quả thật đúng lúc: nhà thờ cũ đã hư hỏng, thánh đường đã quá chật chội với cộng đồng giáo dân đã phát triển nhiều trong những năm gần đây.


Tiếc là, kinh phí eo hẹp chỉ cho phép Ngài chỉ thực hiện một phần công trình: cung thánh và một số ghế ngồi. Việc xây dựng có thể tạm thời xử dụng lòng nhà thờ cũ. Bản vẽ được lấy từ cung thánh nhà thờ La Vang nhưng tầm vóc nhỏ hơn.
Cố Trung xây dựng công trình kiến trúc này rất am tường công việc, hơn nữa, Ngài xử dụng các thợ cũ nên công việc trở nên hoàn hảo... Không còn nghi ngờ gì nữa là khi công trình hoàn thành, giáo dân Tam Tòa sẽ có một thánh đường rộng rãi, vững chắc và đẹp đẽ."

Cũng theo Đức cha Lamasle trong báo cáo cùng năm 1937cho biết: "Các tòa nhà cô nhi viện vừa hoàn thành thì cha Morineau đã khởi công xây dựng một ngôi trường và một thánh đường, nhà thờ này không chối cãi là một trong những thánh đường đẹp nhất của Miền Truyền Giáo." (bản dịch của cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ).

Vậy thì đã rõ, việc xây dựng nhà thờ Tam Tòa được khởi công vào năm 1935 và được hoàn thành vào đầu năm 1938.
Cũng cần biết thêm về ngôi nhà thờ cũ được cố Bổn Jean Bonnard xây dựng vào năm 1902 với cột kèo bằng gỗ tốt, tường xây và lợp ngói. Sau khi xây dựng nhà thờ mới, ngôi nhà thờ cũ đã được nhượng lại cho giáo xứ Tân Mỹ ở gần cửa biển Thuận An, Thừa Thiên - Huế, nơi mà trước đây cố Trung đã từng làm bổn sở. (Hiện nay, các cột gỗ và vi kèo vẫn con sử dụng tốt ở nhà thờ Tân Mỹ.)

Có câu: "Khi nhìn tháp cỗ lại nhớ cố Trung". Tháp cỗ ở đây là 2 di tích còn lại của nhà thờ La Vang và Tam Tòa, những công trình tiêu biểu của nhà kiến trúc lỗi lạc René Morineau. Được biết, khi xây dựng nhà thờ La Vang thì phần gỗ được đưa từ Quảng Bình vào; còn khi xây dựng nhà thờ Tam Tòa thì gạch ngói cùng những bông gió tráng men được vận chuyển từ lò gạch xứ Trí Bưu, nơi đã cung cấp vật liệu cho nhà thờ La Vang.

Lại có sự trùng hợp khá thú vị là sau nhiều năm xây dựng, Vương cung Thánh đường La Vang sẽ được khánh thành vào tháng 10/2020; chỉ 2 tháng sau, nhà thờ mới của giáo xứ Tam Tòa cũng sẽ được cung hiến. Bởi vậy, nên có nhiều người ví von là La Vang và Tam Tòa là anh em con cùng một cha.

Nhà thờ TAM TÒA bị chiến tranh Việt Nam tàn phá, Ảnh chụp năm 2009
Phần tui,kẻ xa quê nhà lưu lạc vào Nam từ thuở niên thiếu. Trong trăm ngàn nổi nhớ thì nhớ cái nơi mình đã gởi lại núm nhau,cuống rốn là day dứt hơn cả. Đó là động lực để hơn 3 thập niên qua, tui đã ngược xuôi về với quê nhà để mong được làm "chút chi đó" cho giáo xứ, giáo hạt Tam Tòa được hồi sinh. Cũng đã không biết bao lần tui đã ngẫn ngơ với nổi xót xa, hờn tủi bên di tích tháp chuông nhà thờ.

Bao năm qua, được biết nhiều bậc "liền anh, liền chị" cùng thế hệ các em tui cũng đã về với đất tổ. Mong rằng, ngày khánh thành nhà thờ mới Tam Tòa sẽ là dịp hội ngộ của những người con lưu lạc xa quê.

Linh mục Nguyễn Tình, đang phục vụ tai giáo xứ Savanakhet thuộc giáo hội Lào. Tháng 10/2018, khi đã qua tuổi 80, tuy sinh ở Lào, nhưng Sáo Bùn - Tam Tòa là quê cha, đất tổ nên đã về thăm

Cuối cùng, xin giới thiệu cùng bà con hình ảnh một cụ già đang quỳ gối hôn đất bên vỉa hè trước rào sắt kiên cố nơi di tích nhà thờ (hình 5) - Đó là Linh mục Nguyễn Tình, đang phục vụ tai giáo xứ Savanakhet thuộc giáo hội Lào. Tháng 10/2018, khi đã qua tuổi 80, tuy sinh ở Lào, nhưng Sáo Bùn - Tam Tòa là quê cha, đất tổ. Không quên cội nguồn, nhiều lần cha lại trở về thăm viếng. Noi gương cha, biết đâu chúng ta cũng có lúc nào đó sẽ gởi lại chút nước mắt mặn chát của tuổi già nơi di tích nhà thờ Tam Tòa? Là bởi, "quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi làm người ".


Bài  của DƯƠNG VĂN KÍNH

O0O0


www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

"Cau Vang" or "Golden Bridge", a new footbridge of 490 feet long, 4,600 feet above sea level, built across two giant hands on the top of Ba Na Hills near Danang in central of Vietnam, is now became a best Asian spot for tourists

August 03, 2018 |




VietPress USA (Aug. 3rd, 2018): A new designed, artistic, beautiful and very strange tructured footbridge with its name "Cau Vang" or "Golden Bridge" has just opened last June 2018 in Ba Na Hills near Danang city of Central Vietnam.

This Golden footbridge suspended by two giant concreted hands stretches 150 metres (490 feet) over a deep valley of Truong Son Mountains at 1,400 metres (4,600 feet) above sea level.
Cau Vang or “Golden Bridge” has been painted with shining metal yellow color curled the Ba Na Hills tourist resort town near Dang city of Central Vietnam.  The town was first developed as a hill station by French colonists in 1919 — the remnants of their villas can still be seen from the cable car.

Ba Na Hills resort town was designed in the style of a French medieval village and features the world's longest non-stop single-track cable car, a faux castle with cathedral, an alpine roller coaster that quickly gone viral as the best Asian spot of tourists and visitors.

Cau Vang or “Golden Bridge” was designed by TA Landscape Architecture.  "We're proud that our product has been shared by people all over the world," principal designer and founder of TA Landscape Architecture, Vu Viet Anh, told AFP .

Read this amazing story from HuffPost on Yahoo News at:

Ba Na Hills Resort
VietPress USA News
oOo

In this photograph taken on July 31, 2018, visitors walk along the 150-meter long Cau Vang "Golden Bridge" in the Ba Na Hills near Danang, Vietnam. (LINH PHAM via Getty Images)

The New 'Golden Bridge' In Vietnam Is Hands-Down The Coolest Bridge Ever

Chris McGonigal,

Visitors to Ba Na Hills in Central Vietnam near Da Nang this summer have been enjoying some hands-on time with a beautiful new bridge that opened in June. 
The footbridge, named Cau Vang or “Golden Bridge,” is nearly 500 feet long and sits 3,200 feet above sea level, according to Reuters. What makes the bridge attractive for tourists and locals is its unusual support system ― two giant concrete hands reaching toward the sky. 
Photos show that the bridge, designed by TA Landscape Architecture in Ho Chi Minh City, seems to be the perfect spot for Instagram and wedding photographers looking to get that one-of-a-kind shot.  
See more photos of the “Golden Bridge” below. 



 (LINH PHAM via Getty Images)

In this photograph taken on July 31, 2018, visitors walk along the 150-meter long Cau Vang "Golden Bridge" in the Ba Na Hills near Danang, Vietnam.




(Nguyen Huy Kham / Reuters)

(Nguyen Huy Kham / Reuters)
 (LINH PHAM via Getty Images)

Nestled in the forested hills of central Vietnam, two giant concrete hands emerge from the trees, holding up a glimmering golden bridge crowded with gleeful visitors taking selfies at the country's latest eccentric tourist draw.



  (Nguyen Huy Kham / Reuters)

A double rainbow appears above the giant hands structure.
(Nguyen Huy Kham / Reuters)
A Vietnamese bride poses for her wedding photos. 
(Nguyen Huy Kham / Reuters)



 (Nguyen Huy Kham / Reuters)
 (LINH PHAM via Getty Images)
 (LINH PHAM via Getty Images)
 (LINH PHAM via Getty Images)

(Nguyen Huy Kham / Reuters)

A young couple kisses near the giant hands.
  • This article originally appeared on HuffPost
oOo

Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us

Xem chi tiết…

Car crash in Vietnam killed 14 members of wedding family including the Groom - Đụng xe tại Việt Nam giết chết 14 thành viên gia đình đi dự lễ cưới kể cả Chú Rễ

July 29, 2018 |
14 killed in Vietnam wedding party car crash

VietPress USA (July 29, 2018) Mười bốn thành viên cùng một gia đình đi dự lễ cưới đã bị chết kể cả Chú Rễ khi chiếc xe Van của họ đụng vào một xe tải kéo thùng Container trên quốc lộ ở Miền Trung Việt Nam, theo tin của Cảnh sát.

Các tai nạn trên đường lộ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại Việt Nam vì luật lệ giao thông lỏng lẻo không được tôn trọng và tình trạng cơ sở hạ tầng đầy ổ gà.

Vụ tại nạn thảm khốc nầy xảy ra sáng Thứ Hai (30/7/2018 giờ địa phương) tại quốc lộ thuộc tỉnh Quảng Nam khi gia đình Chú Rễ ngồi chật kín trong một chiếc xe Van, kể cả Chú Rễ, chạy gấp về nhà Cô Dâu thuộc một tỉnh lân cận và đã đâm vào chiếc xe tải kéo thùng Container. Cảnh sát đã cho AFP biết như vậy.


14 killed in Vietnam wedding party car crash


•July 29, 2018

Fourteen members of the same family were killed in a car crash in central Vietnam Monday en route to a wedding party, including the groom who died instantly when their van hit a container truck, police said. Road accidents are the leading cause of death in Vietnam, where traffic laws are loosely obeyed and road infrastructure is patchy. The victims of Monday's car crash in Quang Nam were members of an extended family, including the groom, who were heading to the bride's family home in a neighbouring province, a police officer told AFP.
oOo

Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

Công An CsVN chính thức truy tố sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyễn bị bắt và bị đánh dập vì tham gia biểu tình ôn hòa tại Sài-gòn ngày 10/6/2018

June 15, 2018 |
William Nguyễn và mẹ là bà Vân Nguyễn

VietPress USA (15/6/2018): VietPress USA nhận được bản tin do Nhà báo Lữ Giang gởi đến, xin gởi đến quý đọc giả như sau:

Công an Việt Nam chính thức truy tố sinh viên Mỹ William Nguyễn


VOA 15.6.2018


Ngày 15/6, Công an TP.Hồ Chí Minh chính thức ra quyết định khởi tố công dân Mỹ gốc Việt William Nguyễn về hành vi Gây rối trật tự công cộng.”

Báo Công an thành phố nói vào ngày 10/6, thanh niên Mỹ 32 tuổi không chỉ diễu hành trên đường phố mà còn chụp ảnh, quay phim cảnh đám đông đang tụ tập, tràn xuống đường bít cả lối đi rồi đăng trên trang Facebook và Twitter cá nhân.”

Tờ báo của ngành công an nói khi đám đông biểu tình di chuyển gặp phải hàng rào của công an và dân quân tự vệ chốt chặn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, William có động thái vẫy tay kêu gọi dòng người phá hàng rào để tiếp tục tiến về trung tâm thành phố.

Chuỗi hành động “manh động, quá khích” của William đã bị cơ quan công an theo dõi, ghi lại hình ảnh và mời làm việc ngay trong ngày 10/6.

Báo Người Lao động dẫn báo cáo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết hành vi tập trung đông người trái phép vào sáng 10/6 đã “gây cản trở, ách tắc giao thông đường vào sân bay, ” buộc các chuyến bay phải làm thủ tục đổi vé “gây thiệt hại 110 triệu đồng.”

Truyền thông Việt Nam nói tại cơ quan công an, William “thừa nhận hành vi của mình đã vi phạm pháp luật Việt Nam.”

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ hôm 13/6, bà Vân Nguyễn, mẹ của William Nguyễn, nói bà và gia đình rất lo lắng cho William, không biết gì về tình trạng của con trai vì chưa liên lạc được. Bà Vân nói bà cảm thấy rất đau lòng khi xem video trên mạng, thấy cảnh con bị đổ máu và bắt mang đi.

Bà Vân nói William là một sinh viên thuần túy, không tham gia tổ chức, đảng phái chính trị nào cả, và có lẽ chỉ có mặt trong đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ.

Hôm 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói William Nguyễn bị câu lưu vì "phá hoại trật tự công cộng."

Theo quy định tại Điều 318 Bộ Luật hình sự năm 2015, hành vi 'Gây rối trật tự công cộng' sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị tù giam từ 2 năm đến 7 năm tù, tùy theo mức độ.


Sứ quán Mỹ vào cuộc: Sinh viên ưu tú Mỹ gốc Việt bị bắt giữ tại Việt Nam

VOA 14.6.2018

Một công dân Mỹ đang bị giam cầm tại Việt Nam về tội danh "phá hoại trật tự công cộng" khi có mặt trong các cuộc biểu tình phản đối dự thảo luật về đặc khu kinh tế, một giới chức Việt Nam xác nhận hôm thứ Năm.

William Anh Nguyễn, 32 tuổi, có mặt trong một cuộc biểu tình đã bùng phát tại Việt Nam hôm Chủ Nhật vừa rồi, khi đông đảo người biểu tình trên khắp nước phản đối nhà nước về kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế, mà người dân lo sợ một ngày có thể trở thành các “nhượng địa” của Trung Quốc, nước láng giềng đang ôm mộng bành trướng lãnh thổ.

Theo gia đình, William Nguyễn tới Việt Nam hôm thứ bảy 9/6 để thư giãn trong khi chờ tới ngày nhận bằng Thạc sĩ tại trường đại học nổi tiếng của Singapore dự kiến vào giữa tháng Bảy sắp tới.

Hãng tin AFP tường thuật rằng William Nguyễn đã nhập vào đám đông tụ tập tại thành phố Hồ Chí Minh, và tải lên Twitter nhiều bức ảnh về đám đông biểu tình với chú thích: "Đây là #dân chủ ở VN".

Hình ảnh anh bị thương một bên đầu, mặt đầy máu, bị bắt mang đi hôm chủ nhật lan truyền rộng rãi trên mạng. Hôm thứ Năm 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói William Nguyễn bị câu lưu vì "phá hoại trật tự công cộng".

Bà Thu Hằng cho biết là giới hữu trách đang dàn xếp cho William Nguyễn gặp nhân viên lãnh sự Mỹ ở tp.HCM, và khẳng định là “không có sử dụng vũ lực liên quan đến cá nhân này”.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ hôm thứ Tư 13/6, bà Vân Nguyễn, mẹ của William Nguyễn, nói bà và gia đình rất lo lắng cho William, không biết gì về tình trạng của William vì chưa liên lạc được. Bà Vân nói bà cảm thấy rất đau lòng khi xem video trên mạng, thấy cảnh con bị đổ máu và bắt mang đi.

Dạ rất là đau lòng.Tại thấy máu me đầy mà bây giờ ngồi đây mà mình không biết cái tình trạng nó ra làm sao, nó có bị nhức đầu, nó có bị gì không thành ra rất là lo.”

Bà Vân xác nhận sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã được thông báo về trường hợp của Will và hứa giúp đỡ.

Họ nói là họ đang làm việc trong trường hợp này, thành ra mình vẫn để cho họ làm việc thì có gì họ sẽ cho mình biết.”

Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Pope Thrower, xác nhận là sứ quán "đã được báo cáo về trường hợp một công dân Hoa Kỳ bị bắt tại Việt Nam qua các phương tiện truyền thông".

Ông Thrower tuyên bố: "Khi một công dân Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để cung cấp tất cả các hỗ trợ lãnh sự phù hợp."

Nói chuyện với VOA-Việt ngữ từ Houston vào lúc 10:15 giờ địa phương sáng thứ Năm 14/6, bà Vân cho biết đã được tin là lãnh sự quán đã gặp được Will, và tình trạng của con bà “ổn định, không sao hết”. Bà Vân nói thêm rằng sứ quán đang làm việc với phía Việt Nam và bà không được biết thêm chi tiết nào khác.

William là đứa con thứ hai trong một gia đình 4 người con, và từ nhỏ tới lớn có thành tích học vấn rất tốt.

“Will là một đứa con rất là ngoan. Will học giỏi từ nhỏ cho tới lớn, từ bắt đầu lớp 1, lóp hai đã đại diện trường đi thi tất cả những giải như spelling bee (đánh vần) hay geography bee (kiến thức địa lý),Will đều có tham dự hết. Will thi đậu trung học là á khoa của trường, từ đó Will mới được học ở Yale. Sau khi tốt nghiệp ở Yale, Will được học bổng của Trường Lý Quang Diệu bên Singapore.”

Bà Vân cho biết William đã hoàn tất xong tất cả các môn học chỉ chờ tới ngày lãnh bằng Thạc sĩ của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu vào giữa tháng 7 sắp tới. Bà cho biết bà và gia đình đã mua vé, sẵn sàng để sang Singapore dự lễ ra trường, thế nhưng bây giờ thì không biết có thể xúc tiến chuyến đi đó hay không.

Trên các trang mạng, xuất hiện các thông tin nói rằng William Nguyễn bị bắt vì là thành viên của một tổ chức chính trị ở hải ngoại bị cấm hoạt động ở Việt Nam. Bà Vân nói bà đã được đọc những thông tin đó, và cực lực bác bỏ những tin đồn ấy. Bà nói William là một sinh viên thuần túy, không tham gia tổ chức, đảng phái chính trị nào cả, và có lẽ chỉ có mặt trong đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ.

“Mình nghĩ trong trường hợp này thì Will có thể vô cái đoàn biểu tình vì tính hiếu kỳ chứ không phải thuộc một cái tổ chức nào hết, cái đó là mình biết chắc chắn luôn.Will chỉ đi học thôi. Will rất chú tâm tới chuyện học.”

Được hỏi nếu như William nghe được buổi phát thanh này, bà muốn nói gì với con? Người mẹ khộng dấu được cảm xúc:

“Mẹ rất là lo cho Will, chỉ muốn gặp mặt Will và biết Will ra sao thôi.”
oOo

VietPress USA
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…