Tác Phẩm Của Bạn: - Du Khách Việt Nam Cảm Nhận Về Nước Mỹ - Little feeling about America as a tourist from Vietnam

March 08, 2022 |

Nữ tác giả ĐỖ THỊ DUYÊN và chồng là TRỊNH NHƯ Ý.

VietPress USA
(Mar. 8, 2022): Qúy đọc giả thân mến,
Thông tấn xã VietPress USA vừa nhận được một bài viết rất chân thực bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh của nữ tác giả ĐỖ THỊ DUYÊN, 40 tuổi, du khách đến từ Hà Nội, thủ đô nước CHXHCN Việt Nam, đang thăm California và bày tỏ chút cảm nghĩ về Nước Mỹ so với xã hội hiện tại trong thiên đường Cộng sản Việt Nam.

Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bài viết để bạn đọc gần xa trên toàn thế giới cùng thưởng thức.

Dear readers,

VietPress USA News Agency just received a very authentic article in both Vietnamese and English by female author DO THI DUYEN, 40 years old, a tourist from Hanoi, the capital of the Socialist Republic of Vietnam, who is visiting California and expressed her little feeling about America in comparing to the present society in the communist paradise of Vietnam.

We would like to publish the article verbatim for readers near and far around the world to enjoy.


VietPress USA

0o0o

California, 01-3-2022.


 Xin chào Quý vị, 

Hôm nay tôi có đôi chút cảm nhận về nước Mỹ với tư cách là một người du lịch đến từ Việt Nam

Gia đình tôi có cơ hội được sang nước Mỹ nổi tiếng về sự phát triển bậc nhất thế giới để thăm viếng du lich. Ngay từ lúc làm hồ sơ xin visa chúng tôi đã có đựoc đầy đủ thông tin và quá trình hoàn tất hồ sơ xin phỏng vấn cũng được huớng dẫn tỉ mỉ theo các bước trên trang web của Đại sứ quán Mỹ. Chúng tôi không cần phải hỏi thêm ai để hỗ trợ điều gì. Và chúng tôi đã đậu visa bằng cái nhìn thiện cảm của cô người Mỹ xinh đẹp, thân thiện.

Khi đặt chân đến đất nước Mỹ, từ chỗ chỉ có mấy bộ quần áo mang theo làm hành lý, nhưng chỉ vài ngày sau, đựoc sự Ban phước của Chúa, của Hội thánh, của Anh chị em đồng huơng bên này; chúng tôi đã có đầy đủ những thứ cần thiết cho một gia đình.

Nếu ở Việt Nam, tôi phải bỏ tiền ra thì mới có được những thứ mà tôi cần; nhưng ở Mỹ thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Cộng đồng người Việt rất nhiều. Họ coi chúng tôi như là thành viên trong một đại gia đình. Đó là điều tôi chưa từng cảm nhận.

Tuy gia đình tôi mới sang Mỹ được một thời gian ngắn nhưng chúng tôi đã có những trải nghiệm nhất định về cuộc sống ở đất nước Hoa Kỳ so với cuộc sống ở đất nước Việt Nam.

Trước hết, về mặt y tế, nếu ở Việt Nam, bạn hoặc người thân mà bị ốm đau, bệnh tật thì dù nặng hay nhẹ, bạn phải có tiền thì mới được cứu chữa. Đối với người có bảo hiểm y tế thì chi phí được giảm bớt một chút về tiền giường bệnh, được thêm chút thuốc nội để uống nhưng để bệnh tình nhanh thuyên giảm thì các Bác sĩ yêu cầu phải mua thuốc ở các hiệu thuốc ngoài bệnh viện mà Bác sỹ đã chỉ đinh. các hiệu thuốc này đã hợp tác với các bác sỹ về việc trích phần trăm trên mỗi đơn thuốc! Chi phí đó đối với người nghèo thì quả là khá lớn. Nếu không có tiền để khám, chữa bệnh thì dù bạn có đang nằm hấp hối chờ chết hoặc chờ mổ thì cũng không đựoc cứu chữa. Nói tóm lại là có tiền thì mới được cứu chữa hoặc khám chữa bênh. Đối với những người có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe thì để đựoc khám chữa bệnh, bạn cũng phải bỏ ra số tiền đặt cọc bằng hoặc hơn số tiền để bỏ ra khám chữa bệnh thì mới được cứu chữa! Đối với người nghèo thì khoản tiền đó không hề nhỏ, nhiều người phải đi vay mượn khắp nơi thì mới có tiền cứu chữa.

Nếu người dân có điều kiện đi khám bệnh ở các bệnh viện tư nhân, chất lượng cao thì sẽ được đối đãi lịch sự, tử tế, đỡ tiêu cực hơn. Tôi xin kể trường hợp của tôi khi đi sinh em bé ở bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đó là lần đầu tôi sinh em bé, trong lúc nằm trong phòng chờ sinh, tôi được Bác sĩ vào khám thai lần thứ nhất thì tôi chưa có dấu hiệu đau đẻ. Đợi thêm một lúc sau, Bác sĩ vào khám lại, đo nhịp tim, huyết áp và vẫn chưa thấy tôi có dấu hiệu đau đẻ, Bác sĩ liền nói với nhau cho tôi đi mổ luôn. Vậy là cơ hội để tôi sinh em bé một cách tự nhiên cũng không có. Trong lúc tôi nằm trong phòng hậu phẫu thì cô y tá gọi người nhà tôi vào để đề nghị gia đình tôi đưa phong bì bồi dưỡng Bác sĩ. Để có thể nhận em bé về với gia đình, cô y tá cũng khéo léo xin gia đình bồi dưỡng phong bì. Hàng ngày, để được cô y tá tắm cho em bé được nhẹ nhàng. các bố mẹ cũng phải đưa phong bì bồi dưỡng y tá. Khi ra viện, người nhà cũng không quên bồi dưỡng thêm cho Bác sĩ để được ký giấy ra viện thuận lợi.

Còn ở Mỹ khi đi khám bệnh, người dân không phải mất một đồng nào, tiền khám chữa bệnh đã có Chính phủ tài trơ. Còn đối với những người chưa có bảo hiểm thì sẽ được khám chữa bệnh trước, trả tiền sau. Nếu chưa có tiền trả thì sẽ được trả dần hàng tháng. Trẻ em bên Mỹ được chăm sóc toàn diện, không phân biệt giàu nghèo, sắc tôc. Con tôi khi đặt chân đến nước Mỹ, tôi đưa các bé đến Sở Y tế để khám bệnh, Họ liền phát hành cho 2 bé 2 thẻ khám bệnh miễn phí, tiêm vaccine phòng bệnh các loại miễn phí (Ở Việt Nam, trẻ em trên một tuổi muốn đi tiêm là phải mất tiền, có mũi tiêm lên đến tiền triệu).

Đến tuổi đến trường, Ở Việt Nam thì phải có tiền mới được đi học, các khoản thu thì vô cùng kể, có những khoản thu rất vô lý nhưng nhiều phụ huynh cũng không dám kêu ca vì sợ con em mình bị trù dâp.

Còn trẻ em ở Mỹ đến độ tuổi đến trường là được đi học miễn phí từ tiểu học đến trung hoc. Các chương trình học cũng rất linh động, khích lệ sự chủ động, sáng tạo, nghiêm về thực tiễn và hướng các em đi theo các ngành nghề mà các em yêu thích lựa chọn. Còn chương trình học ở Việt Nam thì thiên hướng quá nhiều vào lý thuyết, gần như không có thực hành. Thậm chí lên đến Đại học thì 2 năm đầu các em cũng phải học các môn đại cương mà không hỗ trợ gì cho công việc của các em sau này, còn 2 năm sau chương trình học cũng rất dàn trải.

Về nền kinh tế, tham nhũng là một trong những vấn đề nhức nhối, nổi cộm nhất ở Việt Nam.

Tổng bí thư Trọng, đồng thời là Trưởng “ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” đã kết luận tại phiên họp thứ 21, ngày 20/01/2022: "Mặc dù các hành vi tham nhũng, tiêu cực vừa qua đã bị xử lý nghiêm, nhưng vẫn xuất hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn (như báo cáo các đồng chí đã nêu rất đầy đủ). Điều đó cho thấy, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên của chúng ta vẫn chưa tốt; cơ chế, chính sách của chúng ta còn lỏng lẻo, tạo môi trường cho tham nhũng, tiêu cực...” (báo điện tử Đảng CSVN, ngày 20/01/2022)

Phải chăng chúng đã có chỗ dựa an toàn, và được chống lưng vững vàng trong guồng máy cầm quyền nên mới tự do tung hoành như lời một thành viên Ban Chỉ đạo đặt vấn đề: "Lò đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực "phừng phừng" như thế, nhưng hành vi tham nhũng, tiêu cực vẫn ngang nhiên, trắng trợn, quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng, có tổ chức thì có ai chống lưng, có ai là chỗ dựa không?” (theo báo Thanh Tra, ngày 20/01/2022).

Theo báo cáo của Thanh tra, trong năm 2021: "Đảng đã thi hành kỷ luật 32 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó 26 cán bộ diện Trung ương quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: 4 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương; 2 nguyên Bộ trưởng, 1 bí thư tỉnh uỷ, 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng; 2 nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; 3 nguyên phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 13 sĩ quan đương chức cấp Tướng trong lực lượng vũ trang.”

Ngoài ra cũng đã: Thi hành kỷ luật đối với 223 tổ chức đảng và 20.257 đảng viên (tăng 36 tổ chức đảng, 2.188 đảng viên so với năm 2020), trong đó có 618 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020). Ngành Thanh tra, Kiểm toán tăng cường thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 81.290 tỉ đồng và 811 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.286 tập thể và 6.132 cá nhân (tăng 175 tập thể so với năm 2020). Rõ ràng tình trạng tham nhũng năm sau đã cao hơn năm trước, lan rộng và càng ngày càng phức tạp. Tham nhũng từ tất cả các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương.

Trong cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng ngày 20/01/2022 thì các cuộc điều tra tham nhũng lớn đang diễn ra tại hai Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao.

Vụ Bộ Y tế có liên quan đến “Kit xét nghiệm nhanh” Covid-19 (SARS-CoV-2) của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á nhập từ Trung Quốc trong giai đoạn 2017-2021.

Giá khai báo mỗi Test Kit của Việt Á là USD 0.955 (khoảng 21.560 đồng). Nhưng Việt Á, được sự thông đồng của một số viên chức Bộ Y tế và 7 Bệnh viện đã nâng khống giá lên để tham nhũng

Những Bệnh viện này gồm: Bệnh viện K, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Việt Đức, Nhi trung ương, Trung ương Huế, Thống Nhất.

Theo báo cáo của Công an thì: Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt khai nhận đã móc ngoặc với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và chi "hoa hồng" cho các đối tác khoảng 800 tỉ đồng.”. doanh thu bán kit xét nghiệm cho các tỉnh thành gần 4.000 tỉ đồng và riêng Công ty Việt Á thu về trong vụ này trên 500 tỉ đồng.

Doanh thu bán kit xét nghiệm cho các tỉnh thành gần 4.000 tỉ đồng và riêng Công ty Việt Á thu về trong vụ này trên 500 tỉ đồng.

Ngoài ra, còn có các vụ việc liên quan đến ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội; ông Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh); trước đó là vụ án của ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội và Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã bị đưa ra xét xử. Trong những vụ việc này, nhiều cán bộ liên quan cũng bị khởi tố để điều tra hoặc đã phải vào tù.

Sai phạm của họ do liên quan đến mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh; cấp số đăng ký lưu hành nhiều tân dược giả...” (báo Quân đội Nhân dân, ngày 15/11/2021).

Trong cuộc họp với với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan từng nói: "Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”. (theo báo Tuổi Trẻ Online ngày 11/09/2013). Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn. Một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá.  Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Sơn cũng lên tiếng tại buổi họp: “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…”

Ngoài những vụ tham nhũng có tổ chức, người dân còn phải hàng ngày đối phó với nạn tham nhũng đường phố của lực lượng cảnh sát; lực lượng cảnh sát kinh tế, cán bộ thuế quan, các trạm kiểm soát lưu thông đường bộ, đường sông và đường biển. Đấy là không kể những ông Kẹ từ Thôn lên Xã, trên Huyện và ở Tỉnh, Thành phố vẫn hàng ngày coi dân là chỗ để làm giầu phi pháp.

Trên đây chỉ là một vài khía cạnh của đời sống ở Mỹ và Việt Nam để các bạn hiểu rõ hơn.

Trân trọng, 

ĐỖ THỊ DUYÊN


 0O0


ENGLISH VERSION:


Author Mrs. DO THI DUYEN and her husband TRINH NHU Y.  

California, March 1st, 2022.

Hello ladies and gentlemen, 

Today I have a little feeling about America as a tourist from Vietnam

My family has the opportunity to go to the United States, which is famous for the world's leading development, to visit and travel. Right from the time of applying for a visa, we have had all the information and the process of completing the application for an interview is also guided meticulously according to the steps on the website of the US Embassy. We don't need to ask anyone else for further assistance. And we passed the visa with the sympathetic look of the beautiful, friendly American lady.

When arriving in the United States, from only a few clothes to carry as luggage, just a few days later, we received the blessing of God, of the Church, of brothers and sisters from our country here, our family. had everything needed for a family.

If I live in Vietnam, I have to spend money to get what I need. But in the US, I received a lot of help from the Vietnamese community. They see us as part of a big family. It's something I've never felt.

Although my family has only been to the US for a short time, we have had certain experiences about life in the US compared to life in Vietnam.

First, in terms of health, if you or a loved one is sick or ill in Vietnam, whether it's serious or light, you must have money to be treated. For people with health insurance, the cost is slightly reduced in terms of hospital beds, a little more domestic medicine to take, but for the condition to improve quickly, doctors require to buy drugs at pharmacies outside the hospital that the Doctor has appointed. these pharmacies have cooperated with doctors on the percentage deduction on each prescription. That cost for the poor is also quite large. If you do not have money for medical examination and treatment, you will not be treated even if you are dying or waiting for surgery. In short, it is only money that can be cured or treated. For those who have health insurance or health insurance, to receive medical treatment, you also must pay a deposit equal to or more than the amount to spend on medical examination and treatment to be treated. For the poor, that amount is not small, many people must borrow money everywhere to have money for treatment.

If people can afford to go to private, high-quality hospitals for medical care, they will be treated with courtesy, kindness, and less negativity. I would like to tell you about my case when I gave birth to a baby at Hai Phong Obstetrics and Gynecology Hospital. It was the first time I gave birth to a baby, while in the waiting room, I was examined by the doctor for the first time, but I did not have any signs of labor. After waiting for a while, the doctor came in again, measured my heart rate, blood pressure, and still didn't see any signs of labor, the doctor immediately told me to go for surgery. So, there is no chance for me to give birth naturally. While I was lying in the postoperative room, the nurse called my family in to ask my family to give me the envelope for the training of the Doctor. To receive the baby back to the family, the nurse also skillfully asked the family to provide the envelope. Every day, let the nurse bathe the baby gently. Parents must also provide nurse training envelopes. When discharged from the hospital, family members also do not forget to provide additional support for the doctor to smoothly sign the hospital discharge paper.

And in the US, when people go to the doctor, they don't have to lose a dime, the money for medical treatment is already financed by the government. Those who do not have insurance, will be treated first, paid later. If there is no payment, it will be paid monthly. Children in the US are taken care of comprehensively, regardless of rich or poor, race or ethnicity. When my children arrived in the US, I took them to the Department of Health for medical examination. They immediately issued 2 children 2 cards for free medical examination, free vaccination against various diseases (In Vietnam, children you are over one year old, you have to spend money to get injections, with injections up to millions of dollars).

When it comes to school age, in Vietnam, you have to have money to go to school, the revenues are countless, some are very unreasonable, but many parents do not dare to complain about fear of their children being exploited.

And children in the US who are of school age can go to school for free from elementary to high school. The study programs are also very flexible, encouraging initiative, creativity, the strictness of practice, and directing students to follow the professions that they love to choose. The curriculum in Vietnam is too much oriented to theory, with almost no practice. Even going to university, the first 2 years they have to study general subjects that do not support their work later, and the 2 years after that, the curriculum is also very spread.

Regarding the economy, corruption is one of the most pressing and prominent problems in Vietnam.

General Secretary Trong, who is also the head of the "Central Steering Committee on Anti-corruption and Anti-Corruption" concluded at the 21st session, on January 20, 2022: "Despite corrupt acts, The past negatives have been strictly handled, but there are still many cases of corruption, very large, more sophisticated, illegal, and more serious violations (as reported by comrades very fully). That shows that our management and education of cadres and party members is still not good; our mechanisms and policies are still loose, creating an environment for corruption and negativity…” The online newspaper of the Communist Party of Vietnam, January 20, 2022)

Did they have a safe backing, and were firmly backed in the ruling apparatus, so they freely roamed as one member of the Steering Committee asked: "The first furnace to fight corruption and negativity?" flamboyant" like that, but corrupt and negative acts are still blatant, blatant, large-scale, serious and organized, who is behind, is there anyone to support?" (According to Thanh Tra newspaper, January 20, 2022).

According to the Inspector's report, in the year (2021): "The Party disciplined 32 officials of the Central management level, of which 26 were managed by the Central Government related to cases and cases under the management of the Central Government. The Steering Committee monitors and directs, including 4 members, former members of the Central Committee; 2 former ministers, 1 provincial Party secretary, 5 deputy ministers, former deputy ministers; 2 former chairpersons of the provincial People's Committee, city; 3 former deputy secretaries of the provincial and municipal Party Committee; 13 incumbent general-level officers in the armed forces.”

In addition, Discipline was applied to 223 party organizations and 20,257 party members (an increase of 36 party organizations, 2,188 party members compared to 2020), of which 618 party members were disciplined due to corruption or intentional doing wrong (increasing 132 party members compared to 2020). The Inspection and Auditing Sector strengthens the inspection and audit of the areas with a lot of negative public opinion and corruption; Through the inspection and audit, it was recommended to recover and handle 81,290 billion VND and 811 hectares of land; propose administrative handling of 2,286 collectives and 6,132 individuals (increasing by 175 collectives compared to 2020). Corruption next year is higher than the previous year, widespread, and increasingly complex. Corruption from all levels, sectors, from central to local.

During the meeting of the Central Steering Committee for Anti-corruption on January 20, 2022, major corruption investigations were taking place at the two ministries of Health and the Ministry of Foreign Affairs.

The Department of Health is related to the "Quick Test Kit" for Covid-19 (SARS-CoV-2) of Viet A Technology Joint Stock Company imported from China in the period 2017-2021.

The declared price for each Test Kit of Viet A is 0.955 US dollars (about 21,560 VND. But Viet A, with the collusion of some officials of the Ministry of Health and 7 Hospitals, raised the price for corruption.

These hospitals include Hospital K, Bach Mai, Cho Ray, Viet Duc, National Children's Hospital, Hue Central, Thong Nhat, etc.

According to a police report, General Director of Viet A Technology Joint Stock Company Phan Quoc Viet admitted to hooking up with partners to inflate the price of COVID-19 test kits to about 45% and pay "commissions". about 800 billion VND for partners”. revenue from selling test kits to provinces is nearly 4,000 billion dongs, and Viet A company alone earned over 500 billion dongs in this crop.

revenue from selling test kits to provinces is nearly 4,000 billion dongs, and Viet A company alone earned over 500 billion dongs in this crop.

In addition, there are cases related to Mr. Truong Quoc Cuong, Deputy Minister of Health; Mr. Nguyen Quang Tuan, Director of Bach Mai Hospital, former Director of Hanoi Heart Hospital; Mr. Nguyen Minh Quan, Director of Thu Duc City Hospital (Ho Chi Minh City); Previously, the case of Mr. Nguyen Nhat Cam, Director of the Center for Disease Control in Hanoi and Nguyen Quoc Anh, former Director of Bach Mai Hospital were brought to trial. In these cases, many officials involved were also prosecuted for investigation or were sent to prison.

Their mistakes are related to the procurement and bidding of medical equipment and medicines; issue registration numbers for circulation of many fake new medicines…” (Military People's Daily, November 15, 2021).

In a meeting with the National Assembly Standing Committee, Ms. Nguyen Thi Doan once said: "To the money of the children of ethnic minorities, the principal and some officials still embezzled nearly 3 billion, just started the dose of the vaccine was given to one child, but I gave it to two children right in Hanoi… The more I went, the sadder I became, the people's food didn't come from anything”. /2013) People with insurance cards complained that they were given all kinds of nonsense drugs, went to the hospital very badly. Most of the people with health insurance went to the hospital to complain. some communes in Ha Tinh embezzled money from the poor, it's very painful for example that people with health insurance cards are not treated equally as those with money. Moving to a higher-level lead to more serious illness. Then slow payment, less cropping. So how to overcome this situation?".

Delegate Huynh Ngoc Son also spoke at the meeting: "I went to contact voters, retired doctors said that going to medical care with health insurance without money is tiring, the nurse who injects me is also more painful. …”

In addition to the organized corruption cases, people also have to deal with the street corruption of the police force every day, economic police force, customs officers, road, river, and sea traffic control stations. That's not counting the Bogs from the Village to the Commune, the District, and in the Province and City, who still consider people a place to get rich illegally every day.

These are just a few aspects of life in the US and Vietnam for you to better understand.

Best regards, 

DO THI DUYEN

######






Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

Giới thiệu đến đọc giả khắp nơi: "PHI NHUNG - Đôi Mắt Buồn Pleiku" của Nhà Văn ĐỖ VẪN TRỌN

October 02, 2021 |
 
                   (Ca sĩ Phi Nhung cầu nguyện cho Sài Gòn vượt qua đại dịch Covid)

VietPress USA
 (02 tháng 10, 2021): Từ giữa tháng 8/2021 đến nay, nhiều người Việt khắp nơi trên thế giới kể cả trong nước và hải ngoại, đều cảm xúc và bàng hoàng khi nghe nhạc phẩm 'SÀI-GÒN BUỒN" do Nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc theo bài thơ của Thi sĩ, Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn.

Ngày 09/8/2021, VietPress USA là cơ quan Truyền thông hải ngoại đầu tiên đăng tải bài thơ "SÀI-GÒN BUỒN" của Thi sĩ, Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn (Link: https://www.vietpressusa.us/2021/08/vietpress-usa-aug_9.html).

Bài thơ với những rung cảm mênh mang buồn thương đã tạo một tiếng vang rộng rãi khiến Nhạc sĩ Vũ Thành An đã xa rời thế tục làm Thầy Sáu ở nhà thờ cũng phải trích đoạn những gòng thơ hay nhất của Đỗ Vẫn Trọn để phổ nhạc rất thành công nhạc phẩm 'SÀI-GÒN BUỒN' (Link: https://www.vietpressusa.us/2021/08/vietpress-usa-aug_22.html ).

Tiếng hát thu hút của Diva Trần Thu Hà vang lên khắp nơi trên hầu hết các chương trình Truyền thanh, Truyền hình, YouTube, Facebook và các mạng xã hội khác từ trong nước đến khắp năm châu đã thôi thúc nhiều nhạc sĩ khác tiếp sức phổ nhạc và nhiều danh ca khác thi nhau trình diễn,

Nhiều đọc giả, khán thính giả, nhất là từ trong nước đã gởi Email yêu cầu VietPress USA bổ túc thêm phần tóm lược tiểu sử của Nhà thơ, Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn. 

Và hôm nay, chúng tôi giới thiệu thêm một bài doản văn mới của Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn khắc khoải viết về một ngôi sao ca nhạc và nhân ái đã vừa tắt vì dịch bệnh Covid-19, qua tùy bút sau dây:


PHI NHUNG - Đôi Mắt Buồn Pleiku

https://www.youtube.com/watch?v=vmIKOySIxHI

 

Đỗ Vẫn Trọn


Sau nhiều ngày bước vào cõi sinh/tử chống chọi với Covid, cuối cùng Phi Nhung đã rời xa trần thế lúc 11 giờ 57 phút ngày 28 tháng Chín năm 2021, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng dương 52 tuổi.

Phi Nhung ra đi trong sự tiếc nuối của bao người, giữa Sài Gòn tang thương, đẫm lệ chia ly, hàng chục ngàn người chết/ đói vì Covid gây ra .

Phi Nhung tên thật là Lê Thị Tuyết Lan, pháp danh Tịnh Bình. Sinh ngày 10 tháng Tư năm 1969, tại Pleiku.

Phi Nhung có một người con gái ruột duy nhất là Wendy Phạm. Wendy không chọn con đường nghệ thuật như mẹ, mà theo học ngành y tá và tốt nghiệp thủ khoa tại một trường nổi tiếng ở Mỹ.

(Phi Nhung và con gái Wendy Phạm)

Phi Nhung sinh ra ở miền đất đỏ. Tôi cũng vậy, nơi một thành phố nhỏ tình thân gắn bó. Phố núi đìu hiu: “… đi dăm phút trở về chốn cũ…” Có những buổi sáng se lạnh, sương mù giăng thấp không nhìn thấy nhau. Buổi trưa, nắng bụi cao nguyên. Buổi chiều, mưa bạt ngàn. Buổi tối, gió núi lạnh buốt từng hồi, co rút trong chiếc chăn dày cộm bên cạnh than hồng, củi đốt để sưởi ấm. Ngoài phố, khăn choàng, áo măng tô phủ kín người. Nhâm nhi ly cà phê đậm đặc, ly sữa đậu nành nóng hổi, miệng nhai những trái bắp nướng mỡ hành thơm phức để ấm áp phần nào. Một ngày có đến bốn mùa, xuân - hạ - thu - đông.

Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số người Bắc sống ở đây. Họ sống bằng nghề nông, trồng hoa quả và rau rừng. Đó là một khu rất sùng đạo, có một nhà thờ lớn. Nơi đây, là nơi hẹn hò thơ mộng bên đồi thông xanh cao ngát tận bao quanh bờ hồ Đức An, là bóng mát của những đôi tình nhân nguyện thề yêu nhau.

Một lần, tôi đến thăm Dì của Phi Nhung, con đường đất đỏ trơn trợt, đất bám vào còn cao hơn đế giày. Dù đi rất chậm nhưng lúc nào cũng có thể té ngã. Phi Nhung vòng tay chào tôi: “Thưa Chú…” Tôi linh cảm ở cô bé có gì khác thường…

Sau đó, tôi không về lại Pleiku nữa. Tôi bặt tin về gia đình Phi Nhung. Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai.

Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh gửi gắm cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa - Florida đến Quận Cam để bước vào sân khấu nghệ thuật. Tôi không mườn tượng Phi Nhung là cô bé ngày nào ở Đức An - Pleiku. Một ngày nọ, tôi gặp Phi Nhung, cô nhí nhảnh nói: “Em gọi anh là chú hay anh đây? Anh là bạn của Dì em và là người đồng hương đó nha! Có chương trình văn nghệ nào anh tổ chức phải mời em đó…” Và tôi đã mời Phi Nhung trình diễn trong nhiều Show.   

Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt. Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, chạm vào trái tim người nghe. Bất cứ một buổi văn nghệ nào mà không có Phi Nhung, dường như người nghe thấy thiếu vắng một điều gì. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại đến ngày hôm nay.

Gọi Phi Nhung là “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương, thật đúng với mỹ từ này. Phi Nhung được yêu thích không những từ người hâm mộ mà trong giới nghệ sĩ cũng quý mến Phi Nhung ở tính cách hiền lành, tử tế của cô.

Phi Nhung có một tiếng hát trữ tình/đẹp, một đôi mắt buồn/đẹp, một nhân cách đẹp.

Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam chọn quê nhà cho phần đời còn lại. Phi Nhung trỗi bật hơn nữa trên sân khấu ca nhạc - kịch nghệ - điện ảnh. Tiếng hát và bóng dáng Phi Nhung vang vang, có mặt khắp mọi nẻo đường của đất nước, từ thành phố đến thôn quê, trên những giòng sông Cửu Long, Sông Hương, Sông Hồng… lời ca của Phi Nhung vọng lại một âm hưởng quê hương và trở thành người bạn đời của người nghe nhạc.

Ý nguyện của Phi Nhung được mở ra từ đây. Niềm mơ ước thầm kín của Phi Nhung được khỏa lấp bởi tuổi thơ lạc loài - thiếu thốn tình thương của Phi Nhung được chia sẻ bằng chính tình cảm của Phi Nhung trao gửi bảo bọc những em bé mồ côi. Phi Nhung làm nhiều việc công đức, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, xây dựng một đại gia đình hạnh phúc với 23 người con trong tiếng “Mẹ” nồng nàn tình mẫu tử mà Phi Nhung từng khao khát để luôn nghĩ về mẹ mình. Phi Nhung gọi mẹ bằng “Má”. Một âm thanh êm ả bao la chất chứa mà Phi Nhung không thể nào diễn tả hết bằng tiếng hát của mình. Phi Nhung không bao giờ trách cứ Mẹ, mà còn yêu thương nhiều hơn nữa. Hoàn cảnh và định kiến xã hội khiến người mẹ phải đành lòng xa con trong một thời gian.

 

(Phi Nhung và các con nuôi)


Năm 10 tuổi, Phi Nhung rời Pleiku về Cam Ranh sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhưng chỉ được vài năm thì mẹ Phi Nhung mất, để lại 5 người con cùng mẹ khác cha. Trách nhiệm nặng nề trên đôi vai tuổi thơ, Phi Nhung trở về lại Pleiku để cùng ông bà ngoại và mấy dì nuôi dưỡng các em.

Phi Nhung kiếm sống bằng nhiều nghề, từ việc bán trà nóng trong khu Chợ Mới, thêu thùa may vá, cơ cực tảo tần sớm hôm.

Có một lần, tình cờ tôi gặp Phi Nhung ở phi trường Liên Khương - Đà Lạt, hai anh em gặp nhau mừng rỡ, nói chuyện thật lâu. Phi Nhung cho biết là ăn chay trường, mở nhiều tiệm cơm chay để nuôi nấng 23 người con mà Phi Nhung nhận nuôi. Phi Nhung còn xây nhiều ngôi nhà tình thương và bệnh xá ở Pleiku để chăm sóc miễn phí cho người nghèo. Tôi thật kính phục tấm lòng nhân ái của Phi Nhung.


                 (Hình chụp tại Cam Ranh năm 1980 - Mẹ, Phi Nhung và hai em)

Nói chuyện một lúc thì Phi Nhung bỗng cười khúc khích: “Ba anh tếu lâm lắm, Bác lên nhà em nói với mọi người em là con dâu” (Ý Ba tôi là gán ghép Phi Nhung với người em trai).

Về Sài Gòn, tôi đến tiệm cơm chay của Phi Nhung. Tôi hiểu rõ hơn, những em nhỏ làm việc ở đây rất kính mến Phi Nhung. Em nào cũng có hoàn cảnh đáng thương, được Phi Nhung đưa về làm việc - đi học, sống với nhau trong một mái ấm gia đình.

Cách đây 3 năm, khi xem một chương trình văn nghệ ở Reno có Phi Nhung biểu diễn, tôi thật sự xúc động khi ở tiền trường rực rỡ của sân khấu, Phi Nhung vẫn cất tiếng chào tôi rất thân mật.

Mới đây, khi biết Phi Nhung đang có những bóng đen vẩn đục bao quanh, tôi nhắn tin cho Phi Nhung: “Tâm của em là tâm bồ đề. Hãy bình thản - an nhiên với những diễn biến xung quanh. Mọi việc rồi cũng sẽ lắng đọng. Nhân cách và sự tử tế của em mọi người hiểu/biết để suy ngẫm, phán đoán. Hãy xem đó là hạt bụi vướng đọng trong đôi mắt buồn của em…”

Được tin Phi Nhung bị Covid, tôi gọi thăm hỏi nhiều lần nhưng không được, đành phải nhắn tin: “Cầu xin cho Phi Nhung qua được khổ nạn”.

Sự ra đi của Phi Nhung mang lại một giá trị lớn về sự hy sinh cao cả mà Phi Nhung chấp nhận đương đầu. Không dễ gì mấy ai làm được. Lòng quả cảm của Phi Nhung như một chiến binh, một anh hùng ngoài trận mạc khi Phi Nhung nhường tiêm liều vaccine trong lúc đang làm công việc chống dịch, như Thầy Thích Nhật Từ - trù trì chùa Giác Ngộ đã nói.

Quả là số mệnh. Dẫu biết có sinh/có tử. Đời người như bóng ngựa hồ qua kẽ cửa, nhưng sự ra đi của Phi Nhung làm nhiều người thương tiếc. Trong tôi rất đỗi bàng hoàng, lệ như thấm vào lồng ngực sâu thẳm.

Giá như, Phi Nhung về lại Mỹ theo lịch diễn. Nhưng không. Phi Nhung đã ở lại cùng với Sài Gòn đau thương để chia sẻ niềm đau với Sài Gòn trong những ngày tang tóc, đại dịch lan tràn.

Phi Nhung đã làm một việc quá phi thường. Một đức tính đẹp, một nhân cách sống để chúng ta noi theo. Sài Gòn sẽ nhớ mãi cô ca sĩ thấp bé nhưng ý chí cao ngất. Phi Nhung đã chấp nhận sống/chết để nằm xuống với một Sài Gòn thân yêu trong đẫm lệ trào dâng.

Nhớ về Phi Nhung, một tiếng hát trữ tình, một “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương, một mất mát lớn cho sân khấu nghệ thuật, cho người yêu nhạc, nhưng tiếng hát của Phi Nhung sẽ còn và mãi mãi trong lòng mọi người.

Dạt ngang miền hư ảo, trí nhớ và ký ức bay bổng theo điệu ru hò Phi Nhung. Một lần nào đó, trở lại Pleiku tôi sẽ nghe được những lời nói thân quen: “Tội nghiệp con bé Phi Nhung, mới ngày nào quanh quẩn lủi thủi trong khu chợ này, rồi trở thành danh ca, và bây giờ sớm vội lìa trần…”

 

“… Nằm đây, hơi ẩm quanh mình

Nghe mưa Phố Núi nhòa xanh nẻo mù

Mưa Bản Thổ, mưa Pleiku

Thương em nơi cõi phiêu du mỏi mòn

Anh xa xôi vẫn thật gần

Giốc sương em vẫn bên đường ngủ ngon

Xin bình an giấc nữ thần

Trong mưa có tiếng thạch cầm ru em…”

 

Pleiku, một thành phố nhỏ của chúng tôi đầy mộng mơ, nơi sinh sản ra những tâm hồn nghệ thuật. Nhiều tên tuổi vang lừng đã từng ở, từng sống, từng gắn bó và cho ra đời nhiều tác phẩm về Pleiku như: nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Kim Tuấn, nhà thơ Vũ Hữu Định, nhà văn Lê Thao Chuyên, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, ca sĩ Ngọc Lan và bây giờ là ca sĩ Phi Nhung đã ra đi, đã yên nghỉ nghìn thu. Pleiku, rừng gió cao nguyên đậm mùi tiễn biệt.

Còn lại nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ Miêu Đức Thắng, nhạc sĩ Trần Duy Đức, nhà thơ Vũ Hoàng, nhà thơ Lê Nhược Thủy, ca sĩ Đặng Ánh Nguyệt… ươm giữ hơi thở, âm nhạc, nghệ thuật.

 

Phi Nhung!

Dù trong không gian tĩnh lặng, tiếng hát mượt mà của em ru vọng những âm thanh buồn bã, ghi đậm nỗi lòng nhân gian, anh vẫn luôn nhớ về Phi Nhung.

Thắp nén hương lòng gửi đến Phi Nhung, thắp cho nỗi niềm bỏ lại. Lòng anh rưng rưng một nỗi buồn, kỷ niệm về theo những con dốc cao thấp của Phố Núi, nơi mà chúng ta đã sinh ra.

Trở lại với Pleiku, trở lại với ký ức thời tuổi dại. Đến những mái nhà ấp ủ yêu thương mà em đã tạo dựng. Anh sẽ rất nhớ Phi Nhung.

Anh ngậm ngùi tiễn biệt một tình thân, tiễn biệt Phi Nhung - Đôi mắt buồn Pleiku.

 

Đỗ Vẫn Trọn


=====
Xem chi tiết…

VietPress USA giới thiệu: Nhạc phẩm mới "SÀI-GÒN BUỒN", Thơ của ĐỖ VẪN TRỌN, phổ Nhạc VŨ THÀNH AN, Danh ca DIVA TRẦN THU HÀ trình bày.

August 22, 2021 |

VietPress USA (Aug. 22, 2021):   Thưa quý đọc giả và các bạn yêu thơ, nhạc khắp nơi trên thế giới;

Vào ngày 09-8-2021 vừa qua, VietPress USA có giới thiệu đến mọi người một bài thơ rất sâu lắng và đầy cảm xúc của Nhà văn, Nhà thơ kiêm Nhà Truyền thông ĐỖ VẪN TRỌN viết cho SÀI-GÒN BUỒN trong cơn đại dịch Covid-19 nay biến thể thành Delta gây đau thương chết chóc tại Sài-gòn và trên khắp Việt Nam (Đọc thơ tại Link:

Bài thơ xuất phát từ sự rung cảm của tác giả Đỗ Vẫn Trọn trước nỗi đau tột cùng của Sài Gòn và cái chết bi thương của ái nữ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (tác giả Dinh Độc Lập) nên nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn đã thức thâu đêm để viết bài thơ “SÀI-GÒN BUỒN”.

Bài thơ được danh Nhạc sĩ Vũ Thành An trích đoạn và phổ nhạc. Nhạc sĩ Vũ Thành An nói: “Mỗi câu thơ có thể làm nên một bản nhạc”. Bài thơ “Sài Gòn Buồn” rất dài, có nhiều câu thơ sâu lắng, thật xúc động, thật nhung nhớ Sài Gòn. Sài Gòn của ký ức, Sài Gòn của bây giờ im vắng buồn bã."

Với tài năng của nhạc sĩ Vũ Thành An, ông đã chọn những ý chính của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn để soạn thành ca khúc “SÀI-GÒN BUỒN”. Ca khúc nầy đang làm tê buốt hằng triệu trái tim Việt Nam qua tiếng hát vượt thời gian của DIVA TRẦN THU HÀ với hòa âm của Vũ Quang Trung và Đạo diễn dàn dựng Vince Pham.

Xin mời quý vị cùng lắng đọng để hướng về Sài Gòn thân yêu của chúng ta qua ca khúc “SÀI-GÒN BUỒN”, nhạc của nhạc sĩ Vũ Thành An, lời của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn, với tiếng hát tuyệt vời của Diva Trần Thu Hà.




Hình: Nhạc sĩ VŨ THÀNH AN và Nhà văn, Thi sĩ ĐỖ VẪN TRỌN.

Thể theo yêu cầu của rất đông đoc giả của VietPress USA khắp nơi trên thế giới, nhất là đọc giả và thính giả ở Việt Nam ái mộ tác giả bài thơ được phổ nhạc gây nhiều xúc động "SÀI-GÒN BUỒN", chúng tôi xin giới thiệu ít nét về Tiểu sử Nhà Thơ, Nhà văn ĐỖ VẪN TRỌN như sau đây:

TIỂU SỬ NHÀ THƠ/VĂN ĐỖ VẪN TRỌN


Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn sinh ở Pleiku nhưng ông học ở Sài Gòn từ lúc tiểu học. Sau 13 lần vượt biển, ông đến được trại tị nạn Songkhla - Thái Lan vào tháng Hai năm 1981.

Tháng Sáu năm 1981, ông định cư ở Anaheim - California. Từ đó, ông cộng tác với nhà thơ Du Tử Lê làm Tạp Chí Nhân Chứng/Tuần Báo Tay Phải và Đài phát thanh BBC, VOA...

Năm 1982, ông đến San Jose xuất bản Tuần Báo Yêu, Niên Giám Điện Thoại - USA, Vien Thao TV, Saigon Radio, Vien Thao Entertainment… gọi chung là Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao (Vien Thao Media).
 

Sau 40 năm hoạt động liên tục trong ngành truyền thông, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn là President/CEO của 7 Đài phát thanh tại San Jose - Orange County - Portland - Seattle - Dallas - Atlanta và Đài truyền hình Viên Thao TV phát hình khắp nước Mỹ. Ông là người Việt đầu tiên ở Hải Ngoại lập ra đài phát thanh nghe được trên xe và là sở hữu chủ 7 Radio Station, khiến giới hữu trách cơ quan kiểm thính (FCC) kinh ngạc, vì lần đầu tiên trong ngành truyền thanh có người Việt làm chủ nhiều đài phát thanh như vậy.

Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn được Tạp Chí Time và nhiều tờ báo lớn của Hoa Kỳ cũng như hai tổ chức uy tín trên thế giới là International Who’s Who of IntellectualsInternational Biographical Center tại Anh Quốc ghi tên ông vào những trang sách hiếm quý về sáng kiến - văn chương và truyền thông.

Tờ báo San Jose Mercury News gọi ông là “San Jose media mogul in a strange -land - Tay tổ ngành truyền thông San Jose trên mảnh đất lạ”.

Tháng Sáu năm 1994, ông được tổ chức MPA và ASME của cố Tổng Thống Kenedy thành lập trao học bổng Truyền Thông để tham dự khóa học Publisher và Editor tại trường Đại học New York.
 

 Tháng Mười Một năm 2004, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn được tổ chức New California Media trao Giải Thưởng Truyền Thông Hoa Kỳ về tùy bút và truyền thông

Giải thưởng truyền thông Hoa Kỳ NCM Awards hàng năm được xem là Giải Pulizer của truyền thông thiểu số. Tính đến nay, chỉ có hai người Việt Nam duy nhất được giải thưởng này là cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến và nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn.

Những sách đã xuất bản:  https://www.youtube.com/watch?v=iN8QtwmU-x8

-         Nỗi Niềm Mang Theo

(Đỗ Vẫn Trọn qua bài viết của nhà văn Mai Thảo: Mưa Mãi Mãi Về Nguồn https://www.youtube.com/watch?v=BLRACKeg07U)

-         Mưa Phố Núi

-         Tôi Về Trên Những Dặm Gai Đâm

-         Vết Tràm

(Giải thưởng văn học năm 1985)

(Nhà thơ Du Tử Lê nhận định trong cuốn sách “40 Năm Văn Học Nghệ Thuật Việt/ Vực Sâu và Đỉnh Cao https://www.youtube.com/watch?v=OfPCc076xJk)

Đã viết nhưng chưa xuất bản:

-         Truyện dài Hôn Em Giã Biệt

-         Tùy bút 40 Năm Làm Truyền Thông

(Du Tử Lê - Thầy Tôi Đã Ra Đi https://www.youtube.com/watch?v=UOqCC-H2E7A)

(Hà Túc Đạo / Thế Gian Không Tri Kỷ ...

https://www.youtube.com/watch?v=UcG6E1pxRyY)

-         Thư Gửi Dấu Yêu

https://www.youtube.com/watch?v=k1G5YmPjyKY

-         Thơ-Văn Đỗ Vẫn Trọn

-         Thơ Gió Cuối Đời Khẽ Nói Một Lời Chăng

Những bài thơ phổ nhạc đã thu âm, thu hình:

1.     Hạt Giống Tình (nhạc: Vũ Thành An. ca sĩ: Khánh Ly, Diễm Liên, Lều Phương Anh)

https://www.youtube.com/watch?v=NRhUOP4rKBA

https://www.youtube.com/watch?v=wYLHttY_q0Y

https://www.youtube.com/watch?v=k1G5YmPjyKY

2.     Sợ Em Giận (nhạc: Mai Hoài thu. ca sĩ: Ý Lan)

https://www.youtube.com/watch?v=m98TqiWger8

3.     Giòng Sông Buồn (nhạc: Từ Công Phụng. ca sĩ: Tuấn Ngọc)

https://www.youtube.com/watch?v=4uXnGsgWgHU

4.     Lặng Lẽ Từng Hồi Chuông (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Hương Lan)

https://www.youtube.com/watch?v=7Ue6iYPEn1U

5.     Dẫu Mai Sau (nhạc: Nguyên Nhu. ca sĩ: Quỳnh Lan)

https://www.youtube.com/watch?v=S--KTFNCB7w

6.     Em Đi Qua (nhạc: Nguyên Nhu. ca sĩ: Ý Lan)

https://www.youtube.com/watch?v=rqgFPx7jczI

7.     Khi Em Đi (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Tuấn Ngọc)

https://www.youtube.com/watch?v=MqbqxKXYtGw

8.     Tìm Nhau Trong Xa Vội (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Tuấn Anh)

https://www.youtube.com/watch?v=j0ZnwK9m3iY

     Nhạc sĩ Vũ Thành An và tác phẩm Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn

https://www.youtube.com/watch?v=xcBq1b44eHY

9.     Saigon Buồn (nhạc: Vũ Thành An. ca sĩ: Trần Thu Hà/Quỳnh Mai/Cẩm Vân)

https://www.youtube.com/watch?v=IwUTVOUzRRQ

https://www.youtube.com/watch?v=Fj2OEjx1ypQ

https://www.youtube.com/watch?v=aocN5JwXfdU

1    Saigon Buồn (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Ý Lan-Vũ Khanh)

     https://www.youtube.com/watch?v=m-EaMllngN0

1   Saigon Buồn, Giờ Giới Nghiêm (nhạc: Trần Duy Đức. ca sĩ: Khánh Ly/Ánh Nguyệt)

https://www.youtube.com/watch?v=PqzFGgeYeoo

https://www.youtube.com/watch?v=5fS0BfZvsKI

Những bài thơ phổ nhạc chưa thu âm:

1.     Chiều Xanh (nhạc: Mai Hoài Thu)

2.     Đêm Không Ngủ (nhạc: Song Ngọc. đây là bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Song Ngọc, trước khi ông mất).

3.     Nhớ Nhau (nhạc: Song Ngọc. đây là bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Song Ngọc, trước khi ông mất).

4.     Giọt Sầu Ban Mai (nhạc: Nguyễn Văn Thắng)

5.     Lặng Lẽ (nhạc: Nguyễn Văn Thắng)

6.     Rồi Mai Là Kỷ Niệm (nhạc: Mai Hoài Thu)

7.     Hãy Vô Tình (nhạc: Mai Hoài Thu)

8.     Gửi Con Trong Ngày Sinh Nhật (nhạc: Nguyễn Văn Thắng)

Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn tổ chức nhiều chương trình văn nghệ tầm cỡ và quy mô. Đặc biệt là chương trình ca nhạc trên mặt biển gọi là “Hội Ngộ Trùng Dương” bao trọn cả một đại du thuyền sang trọng dành riêng cho 3,000 người Việt khắp nơi trên thế giới hội ngộ trên biển trong 3 ngày

https://www.youtube.com/watch?v=fmOJ53F-VAs

https://www.youtube.com/watch?v=m8ZU0L3fXRE

https://www.youtube.com/watch?v=B1Euyg2fvp8

https://www.youtube.com/watch?v=50sDwGP8d6s


Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều chương trình văn nghệ ngoài trời quy tụ hàng chục ngàn người tham dự để giúp cho thiên tai lũ lụt, những gia đình khốn khó, khuyết tật tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ.

Trong tinh thần hướng thiện đó, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn đã lập ra chương trình “Khơi Nguồn Ánh Sáng” cho 350 ngàn người mù nghèo bị đục thủy tinh thể. Tính đến nay, Hội Giúp Người Mù đã đem lại ánh sáng cho hơn 20 ngàn người mù tại 20 tỉnh thành trong nước. Cá nhân ông và bạn hữu đã đóng góp cho chương trình này trên một triệu mỹ kim. Đây là một việc làm rất ý nghĩa và tình người mà nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn theo đuổi.

https://www.youtube.com/watch?v=LV8Kg8tLHvY

 


www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…