 |
3 Chiến hạm cũa NATO từ Canada, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng vào neo đậu tại Istanbul ứng chiến |
 |
khu trục hạm USS Ross của Hoa Kỳ vào Biển Đen thả neo bảo vệ Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 03-12-2015 |
VietPress USA (8/12/2015): Một tàu chiến Mỹ đã tiến vào Biển Đen và 3 chiến hạm khác của NATO đã thả neo tại Istanbul trong khi căng thẳng đang gia tăng trên Eo biển Bosphorus, là nguồn gốc tranh chấp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thế kỷ qua.
Khu trục hạm USS Ross của Hải quân Mỹ đã tiến vào Biển Đen từ ngày 03-12-2015 sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng vì vụ máy bay ném bom Su-24 của Nga bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Những chuyến thăm của chiến hạm Mỹ đến Biển Đen là tương đối theo thông lệ; nhưng đây là chuyến thăm trở lại đầu tiên của Hải quân Mỹ đến Biển Đen kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay phản lực ném bom Su-24 của Nga khi vị phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ sát biên giới Syria vào ngày Thứ Ba 24-11-2015 vừa qua đã gây căng thẳng giữa hai nước láng giềng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (http://www.vietpressusa.com/2015/11/tt-nga-putin-to-cao-tho-nhi-ky-ban-ha.html).
 |
Eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ là sinh lộ của Nga ra Biển Đen |
TT Nga Vladimir Putin ra lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và tố cáo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và gia đình đã bắn máy bay của Nga trên không phận Syria để bảo vệ hành lang mua xăng dầu của tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo IS hay còn gọi là Daesh theo tiếng Ả Rập.
Trước Hội nghị Thượng đĩnh về Khí Hậu Toàn Cầu do Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Paris với 150 lãnh đạo các Quốc gia tham dự, TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đáp trả lời tố cáo của TT Nga Putin, đã nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có đủ bằng chứng cho thấy Nga là nước mua xăng dầu của IS và ông thề rằng nếu Nga đưa ra được bằng chứng Thổ Nhĩ Kỳ mua xăng dầu của IS thì ông sẽ từ chức (http://www.vietpressusa.com/2015/12/tong-thong-erdogan-se-tu-chuc-neu-tt.html).
 |
Eo biển Bosphorus dài 30Km của Thổ Nhĩ Kỳ nối biển Marmara với biển Đen |
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO và các Radar của Hoa Kỳ, NATO cũng như của Thổ Nhĩ Kỳ đã trưng dẫn phi cơ Su-24 của Nga đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và lần đầu tiên phi cơ Nga bị một thành viên của NATO bắn hạ trong vòng 50 năm qua. NATO và Hoa Kỳ cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động đúng để bảo vệ đất nước của Thổ Nhĩ Kỳ.
NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng
Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de
l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự thành lập năm
1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu. Trụ sở chính đặt tại Brussels, Bỉ. và tổ chức thiết lập một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực
hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài. Công bố chính thức ngày 19-11-2015 thì NATO hiện có 28 Quốc gia thành viên (http://www.nato.int/cps/en/natolive/nato_countries.htm). Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO từ tháng 2 năm 1952. Theo Điều 5 của Điều lệ khối NATO, khi một thành viên bị tấn công quân sự thì coi như cả toàn Khối NATO bị tấn công và các thành viên khác đều có nghĩa vụ tham gia để bảo vệ.
Chính vì vậy mà ngoài Khu trục hạm USS Ross của Hoa Kỳ ra, các Chiến hạm của ba thành viên khác trong khối NATO là Canada, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha cũng đã đến neo đậu tại Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy sự hỗ trợ của NATO dành cho một nước thành viên NATO là điều hiển nhiên. Hãng tin Euronews đã bình luận rằng việc NATO gởi các chiến hạm đến Biển Đen là nhằm bảo đảm an toàn cho Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên đang bị đe dọa; và đây cũng được xem như là một cách "trấn an" chứ thật sự Nga không đủ khả năng chống lại sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ và NATO.
Gần đây, một loạt các cuộc tranh luận trên các mặt báo giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về vai trò của Eo biển Bosphorus có thể góp phần "đổ dầu vào lửa" trong cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nên đã dẫn đến sự hiện diện của các Tàu chiến NATO và Chiến hạm USS Ross của Hoa Kỳ trong Biển Đen.
Eo biển Bosphorus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ là lối ra duy nhất của Biển Đen để đến Địa Trung Hải, và như vậy Nga phụ thuộc vào nó như là con đường huyết mạch tiếp cận duy nhất với phần còn lại của thế giới.
 |
Một tàu hàng hải đi qua Eo biển Bosphorus ở đoạn hẹp |
Theo công ước Montreux 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ cho phép giao thông một cách tự do qua lại tại Eo biển Bosphorus này của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoại trừ trong trường hợp chiến tranh hoặc có các mối đe dọa sắp xảy ra ở đó. Trong khi điều khoản của Công ước Montreux 1936 chỉ là trên mặt lý thuyết, vì rằng phía Thổ Nhĩ Kỳ thật sự đã nắm giữ một lợi thế chiến lược hoàn toàn rất lớn về quyền cho tàu hàng hải hay quân sự giao thông qua Eo biển Bosphorus này so với Nga.
Nếu như Nga có những hành vi đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ thì chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ có toàn quyền đóng cửa Eo biển Bosphorus đối với Nga theo đúng quy định của Công ước Montreux 1936 cho phép. Điều nầy có thể xảy ra lúc nầy, chẳng có gì phải nghi ngờ. Tuy nhiên để quyết định đóng Eo biển Bosphorus là một quyết định khó cho Ankara, ngoại trừ Moscow muốn đẩy mạnh các mối đe dọa quân sự đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
 |
Đường hầm xe lửa Marmaray chạy dưới đáy Eo biển Bosphorus dài 13.7 Km đang được xây dựng |
Nga cũng đã thấy trước các bất lợi và điều đó không nằm ngoài dự đoán của Nga là tình hình có thể xấu đi đối với Nga trên Eo biển Bosphorus. Báo chí truyền thông Nga loan tin rằng hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã sử dụng đòn bẩy Bosphorus của họ. Nhiều bài báo xuất bản ở Moscow cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố tình làm chậm sự di chuyển của các tàu Nga đi qua eo biển Bosphorus này. Trong khi báo chí ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ rất bận rộn để kiểm soát và điều hướng các tàu bè cũng như kiểm tra các tàu thông qua eo biển Bosphorus chật hẹp này.
Trang Website của Bộ Quốc Phòng và đài truyền hình Quốc gia của Nga là Zvezda đã công bố một báo cáo hôm thứ Bảy 05-12-2015 so sánh khả năng nếu xảy ra hải chiến trên Eo biển Bosphorus thì chắc sẽ mang thắng lợi cho Nga. Luận điệu nầy là một khiêu khích và đe dọa đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoa Kỳ và NATO có thể đang muốn đẩy Nga vào sự lún sâu ở chiến trường Syria và một cuộc đối đầu trên Biển Đen mà vụ bắn rớt máy bay ném bom chiến lược Su-24 của Nga lần nầy là một sự cố ý vì trước đó Nga đã từng vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ 12 lần đều vào sâu trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ mà không hề có chuyện gì xảy ra. Nga cũng đã vi phạm không phận của các nước vùng Baltic và chỉ bị máy bay chiến đấu của NATO áp tống đuổi đi mà không có vụ đụng độ nào.
 |
Thành phố Bosphorus thơ mộng nằm hai bên Eo biển Bosphorus, Thổ Nhĩ Kỳ |
Sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ trên Eo biển Bosphorus có nghĩa là việc Nga đã lựa chọn các giải pháp để trả đũa chống lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị giới hạn. Nếu Hải quân Hoa Kỳ và NATO cùng hợp tác với Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ để hoàn toàn ngăn chận Hải quân hay tàu thương mại của Nga thông qua Eo biển Bosphorus để đi ra Biển Đen thì coi như Nga bị bóp nghẹt ở yết hầu không đường cựa quậy trên Biển Đen.
Vì hiện nay Nga rất cần chiếm được quyền lưu thông qua Eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ nên Nga đang khẩn trương triển khai nhanh các tàu chiến Ropucha và tàu đổ bộ lớp Alligator cũng như các thiết bị phụ trợ khác của Nga tới Syria là cực kỳ quan trọng để duy trì quân đội Nga bên trong lãnh thổ Syria. Nga cũng đã chuyển đến Syria số lượng 150.000 quân chính quy mà Nga cho là quân tình nguyện (http://www.vietpressusa.com/2015/11/putin-chuan-bi-150000-linh-nga-ua-vao.html).
Đây là lý do quan trọng rằng vì sao sự hung hăng của Nga trong vấn đề chống lại Thổ Nhĩ Kỳ qua vụ đã bắn hạ máy bay ném bom S-24 của Nga và bị Tổng thống Erdogan trưng bằng chứng Nga mua dầu của IS hay Daesh tại Syria mà Nga vẫn im lặng không có động thái nào đáp trả. Nga đang cố gắng để làm tổn thương Thổ Nhĩ Kỳ với những phản ứng ngoại giao và kinh tế chứ không phải là một hành động quân sự vì Nga chưa đặt được các cơ bản chiến lược tại Syria.
Hoa Kỳ và các quốc gia khối Hồi Giáo tại Trung Đông cũng như Châu Âu và NATO, Liên Hiệp Quốc đang bàn thảo kế hoạch tấn công khủng bố Quốc gia Hồi giáo IS tại Syria và giải thể chế độ độc tài vi phạm tội ác chiến tranh của Tổng thống Bashar al-Assad của Syria thân Nga và đang là đồng minh của Nga để diệt các lực lương dân quân Tự Do Syria đối lập chính quyền al-Assad do CIA huấn luyện nhằm chống lại khủng bố IS.
 |
Thành phố Bosphorus trên bờ Eo biển |
Điều đáng chú ý là các nhịp độ ghé thăm của Mỹ đến Biển Đen trên thực tế đã giảm đáng kể trong năm nay 2015. Vào năm 2014, các tàu chiến Mỹ đã hoạt động tổng cộng 207 ngày trên Biển Đen, đó là một mức tăng nhiều hơn 27 ngày so với hồi năm 2013, theo sự quan sát cẩn thận từ trang tin Bosphorus Naval News. Nhưng trước chuyến viếng thăm gần đây nhất của chiến hạm USS Ross, tàu Mỹ chỉ dành 137 ngày trên Biển Đen tính cho đến hiện nay đang là tháng 12-2015.
Eo biển Bosphore, hay còn gọi là Eo biển Bospho là một eo biển tự nhiên chia cắt phần thuộc châu Âu (Rumeli) của Thổ Nhĩ Kỳ với
phần thuộc châu Á (Anatolia) của nước này. Nó nối biển Marmara với biển Đen. Eo Bosporus dài 30 km, với chiều rộng
lớn nhất 3,7 km ở lối vào phía bắc và chiều rộng nhỏ nhất 0,75 km nằm giữa hai
pháo đài Anadoluhisari và Rumelihisari. Độ sâu dao động trong khoảng từ 36 đến
124 mét tính theo giữa luồng.
Trên các bờ của eo biển này có khá đông dân cư sinh sống, do
thành phố Istanbul (dân số ít nhất là 11 triệu người) nằm ở cả hai bờ của Eo biển Bosphorus nầy. Có hai cầu xuyên qua eo biển Bosphorus. Cây cầu đầu tiên là cầu
Bogazici (Bosphore I) dài 1.074 mét được xây dựng xong vào năm 1973. Cây cầu thứ
hai là cầu Fatih Sultan Mehmed (Bosphore II) dài 1.090 mét được hoàn thành năm
1988 cách cầu thứ nhất khoảng 5 km về phía bắc.
Một tuyến đường sắt ngầm chạy dưới đáy của Eo biển Bosphorus được gọi là Marmaray dài 13,7 km bắt đầu từ ga Halkali ở phần châu Âu tới huyện Gebze thuộc tỉnh Kocaeli ở phần châu Á. Giai đoạn 1 đã được khánh thành ngày 29-10-2013. Tên gọi Marmaray là một chữ ghép giữ tên biển Marmara nằm phía Nam của tuyến đường này, và thên chữ "ray" theo tiếng Thổ nhĩ kỳ hay tiếng Anh có nghĩa là đường Rầy xe lửa. Đoạn ngầm băng qua dưới đáy Eo biển Bosphorus dài khoảng 1.400 mét, nằm ở độ sâu cách đáy lối 55 mét. Tổng kinh phí là USD3,6 Tỷ. Dự án này đang bị chậm 2 năm so với tiến độ ban đầu vì trong quá trình thi công, người ta đã phát hiện ra di chỉ khảo cổ Byzantine nên phải tăng chiều dài thêm để tránh hư hại các di chỉ cổ nầy.
Neo Anderson, dịch và tổng hợp.