Home » Sự Kiện Thế giới
THÁM XA PHILAE SAU 3 LẦN ĐỔ BỘ ĐÃ ĐÁP XUỐNG SAO CHỖI 67P CHIỀU 13-11-2014
Friday, November 14, 2014
![]() |
Từ Phi thuyền mẹ Rosetta, hình ảnh chụp cho thấy địa điểm đáp xuống của thám xa Philae nằm chênh vệnh bên bờ núi đá, cách xa địa điểm đự trù đáp 1 Km. |
Khoảng cách từ Địa Cầu
lên đến Sao Chỗi 67P là 6.4 Tỷ Cây số (tức 4 Tỷ Miles). Sao Chỗi 67P có trọng lượng
lối 10 Tỷ Tấn (10 Billion Tons) và bay trong vũ trụ 18Km/giây (40,000mph). Hình
dạng Sao Chỗi 67p giống như một Con Vịt Cao Su đồ chơi (Rubber Duck).
Trung tâm Vũ Trụ Âu Châu
European Space Agency (ESA) tại Darmstadt, Đức đã cho phóng phi thuyền Rosetta mang thám xa
Philae từ năm 2004 và đã vượt qua đoạn đường 6.4 tỷ Km trong suốt 10 năm qua. Mãi
đến hôm qua Thứ Tư 12-11-2014, chiếc thám xa Philae đã rời phi thuyền mẹ
Rosetta để đáp xuống bề mặt của Sao Chỗi 67P vào lúc 16:05 giờ GMT.
![]() |
Ảnh chụp từ Phi thuyền mẹ Rosetta cho thấy thám xa Philae trong vòng tròn đỏ đang trên đường bay đến Sao Chỗi 67P |
Hệ thống sức đầy để làm
cho các càng của chân thám xa Philae đã bị trục trặc nên các khoa học gia phải điều
khiển từ xa để sửa chữa và thám xa đã đáp lại thêm 1 lần cũng bị tung lên lại 1
Km vào vũ trụ và đến lần thứ 3 mới bám chặt được bề mặt Sao Chỗi 67P tại một vách
núi đá bị che tối nằm cách điểm đổ bộ dự kiến ban đầu là 1 Km. Ba lần đáp kéo dài
trong 7 tiếng đồng hồ mới thành công.
![]() |
Thám xa Philae đang đến gần Sao Chỗi 67P |
Thám xa Philae đã chuyển
ngay hình ảnh đầu tiên về Âu Châu cho thấy bề mặt Sao Chỗi như đống xà bần bể nát
và góc gãy. Trung Tâm Vũ Trụ Âu Châu lo ngại rằng Pin điện của thám xa Philae sẽ
không còn nhiều; nhưng hy vọng khi có ánh nắng Mặt Trời thì hệ thống nạp năng
lượng sẽ hoạt động cung cấp đủ Pin điện cho thám xa hoạt động.
![]() |
Khoảng cách các giờ thám xa Philase đáp xuống bề mặt Sao Chỗi 67p. Lần thứ 3 bắm được lúc 17:33GMT |
Hình ảnh chụp được từ
Phi thuyền mẹ Rosetta cho thấy thám xa Philae đáng chênh vênh bên một vách núi đá
cứng dựng đứng và một chân móc dài I.3 feet hiện không bám vào được vách đá.
Vấn đề quan yếu nhất là thám xa tiếp nhận 1.5 giờ ánh sáng
trong 12 tiếng đồng hồ quay trong vũ trụ của Sao Chỗi 67P. Như vậy là không đủ ánh
sang để nạp điện Mặt Trời cho Philae sau khi thám xa rời phi thuyền mẹ Rosetta đã
60 giờ trôi qua. Có nghĩa là thám xa Philae trong tình trạng nầy thì thật khó
hoạt động đến quá hết ngày Thứ Bảy 15-11-2014!
“Chúng tôi ước tính lúc
nầy thì Philae còn hoạt động trong khoảng Chiều ngày Thứ Sáu đến chiều Thứ Bảy
mà thôi”; ông Paolo Ferri là Giám Đốc ESA phụ trách về cuộc đổ bộ Sao Chỗi đã
cho biết như vậy! Chắc chắn là còn tùy thuộc vào các hoạt động. Càng hoạt động
thì càng tiêu phí điện năng, và như thế sẽ còn ít thời gian lắm!”
Hạnh Dương dịch và tổng hợp.
www.vietpressusa.com
www.facebook.com/hanhduongusa
![]() |
Hình ảnh bề mặt vách núi đá nơi thám xa Philae đáp và chuyển về Trái Đất |
![]() |
Cát bụi xám và mịn trên bề mặt Sao Chỗi do thám xa Philae chụp được trong lần đáp đầu tiên ngày 12-11-2014 |