| |

TV

Monday, May 27, 2019

San Jose: Hội Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc California Long Trọng Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Hợp ca bài Thiết Giáp Binh Hành Khúc

Lễ chào cờ

Hội Biệt Động Quân Bắc Cali tham dự trong buổi lễ
Bài: Nữ Phòng viên NGỌC DUNG.
Hình ảnh: TRẦN VŨ.


VietPress USA (27/5/2019): Hồi 10:00 giờ sang Chủ Nhật 25/5/2019, Hội Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc California đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Thánh Tổ Phù Đổng Thiên Vương tại nhà hàng Grand Fortune số 4100 Monterey Road # 108, San Jose CA 95111 với trên 200 quan khách và đồng hương tham dự.


Buổi lễ khai mạc với nghi thức rước Quốc Quân Kỳ, chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và Quốc Kỳ VNCH cùng phút mặc niệm diễn ra thật trang nghiêm do cựu Hội Trưởng Bùi Đắc Thư điều khiển.

Thành phần quan khách tham dự gồm : Hải Quân Đại Tá Trần Thanh Điền; Trung Tá Đổ Hữu Nhơn; Trung Tá Bùi Đức Lạc; Trung Tá Nguyễn Hữu Thành; Trung Tá Nguyễn Viết Thạnh; Thiếu Tá Lê Phi Ô; Thiếu Tá Trần Ngãi; Thiếu Tá Trần Công Luyện; Hội Người Việt Cao Niên vùng vịnh Cựu Kim Sơn; ông Mai Khuyên Khu Hội Cựu Tù nhân Ch1nh trị; ông Lê Thái Phúc hội Hải Quân; ông Trần Song Nguyên hội Biệt Động Quân; ông Nguyễn Thanh Lương hội Thủy Quân Lục Chiến; Hội Thiếu Sinh Quân; Hội Nhảy Dù;  ông Nguyễn Phú hội HO San Francisco; Hội Quân Cảnh;  ông Triệu Hà hội ĐPQ&NQ, KQ 73 Phi Hành;  Hội Thủ Đức; ông Nguyễn Trung Cao hội Đồng Hương Quảng Ngãi Hải Ngoại; Hội Bến Tre Kiến Hòa Bắc Cali; Ủy Ban Liên Lạc Lâm Thời, v.v..,


Sự Tích Phù Đổng Thiên Vương:
Phù Đổng Thiên Vương, phổ biến với tên gọi Thánh Gióng, là một trong bốn vị ‘Tứ bất tử Thần”, gồm 4 vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Phù Đổng Thiên Vương được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ dân tộc Việt Nam. 
Triều đại nhà Lý, Thái Tổ Thần Vũ hoàng đế Lý Công Uẩn đã tặng Thánh Gióng là Xung Thiên Thần Vương.
Theo truyền thuyết, sự tích Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương ra đời trong khoảng thế kỷ 3-2 trước Công nguyên. Thoạt đầu là vị thần khổng lồ có nguồn gốc từ thần đá và thần tre trúc sau đó phát triển lên thành anh hùng dân tộc chống ngoại xâm; gắn với sự hình thành liên minh Âu Lạc bởi nó ẩn chứa trong mình cả hai thành tố Âu, Lạc.
Tranh dân gian về Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương
Truyền thuyết kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ VI, tại Kẻ Đổng (còn gọi là làng Gióng Mốt, tên cũ của làng Đổng Xuyên sau này) thuộc bộ Vũ Ninh xưa (sau là đất huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; từ năm 1961 mới sáp nhập vào huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội), có một người đàn bà làm nghề trồng rau, “sống trinh khiết một mình không lấy chồng”. Sau một đêm mưa gió, sáng sớm bà ra vườn cà bên bờ sông, thấy một vết chân lớn chưa từng có. Bà đưa chân mình ướm thử. Nhìn thấy vườn bị giẫm nát, nhưng cà vẫn còn tươi, bà bèn hái về ăn. Sau đó, bà thấy trong mình chuyển động rồi có thai. Gần đến ngày sinh, dân làng biết được, liền đuổi bà ra khỏi làng. Cùng đường, bà phải về ở cữ tại trại Nòn (xóm Ban hiện nay). Vào ngày mùng 7 tháng Giêng lịch trăng, bà sinh ra được một cậu bé khôi ngô tuấn tú. Nhưng đã ba năm mà chẳng biết nói cười, hàng ngày chỉ nằm trên thúng treo trên gióng tre, do vậy mọi người gọi cậu là Gióng. Bà vô cùng buồn phiền lo lắng.
Trung tá Nguyễn Viết Thạnh
Một hôm, ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ cho gọi sứ giả vào. Bà mẹ và dân làng làm theo. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo: "Ngươi hãy về tâu với đức Vua đúc cho một con ngựa sắt cao hơn 18 thước, một cây kiếm sắt dài 7 thước, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng đi dẹp giặc". Nhận tin sứ giả tâu lên, Vua tức tốc truyền cho làm các khí vật mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến cho Gióng.
Riêng cậu bé Gióng thì từ sau ngày gặp sứ giả, Gióng bảo mẹ và dân làng cứ lo cơm, cà cho Gióng ăn no sẽ lớn lên và đánh được giặc. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ. Dân làng đành phải lấy hoa lau buộc thêm vào để che kín thân. Sau một bữa ăn, Gióng vươn vai đứng dậy, thân cao mười thước, hắt hơi mười tiếng rồi nhảy lên ngựa sắt. Ngựa bị bẹp rúm. Sứ giả sợ hãi cho về đúc lại thành ngựa mới, có đủ nội tạng như ngựa thật, chịu được sức nặng của Gióng. Khi mang ngựa sắt đến nơi cũng là lúc có tin cấp báo giặc Ân đang hoành hành cướp bóc ở vùng Trâu Sơn. Thánh Gióng liền đội nón sắt, cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa và thét lớn: "Ta là Thiên Tướng đây!" Rồi giật cương, ngựa chồm lên, hí dài một tiếng và phi như gió, miệng phun lửa bừng bừng, làm cháy xém cây cối, nhà cửa mấy làng bên (tức các làng Phù Chấn, Phù Lưu và Phù Tảo được mang tên là làng Cháy hiện nay).
Bên trái là cựu hội trưởng Bùi Đắc Thư, bên phải là hội trưởng Trương Hàm
Gióng phi ngựa đến chỗ Vua đang đóng quân nhận lệnh rồi hướng phía giặc Ân làm tướng tiên phong, quân sĩ ào ào theo sau. Thấy vậy, dân làng trên đường đội quân Gióng đi qua cũng chạy theo, từ trẻ chăn trâu, người đánh cá đến người đập đá, cuốc đất, người chài lưới ven sông đều bừng bừng khí thế theo Gio1ng chống ngoại xâm. Hai tướng Dực và Minh của đất Hà Lỗ cũng đưa quân theo Gióng. Xung giữa trận tiền, giặc Ân bị đánh tơi bời, đứa thì bị giết, đứa sụp lạy quy hàng. Đang hăng chiến đấu, roi sắt của Gióng bị gãy, chàng liền quờ tay nhổ những khóm tre làng đầy gai mọc gần đấy quật vào quân giặc. Giặc chết như ngả rạ. Hàng loạt dãy tre làng được Gióng dùng vào đánh giặc. Chỗ rặng tre bị nhổ gần núi Trâu Sơn sau biến thành một dải đầm lớn gọi là đầm Thất Gian. Và những mảnh tre bị gãy ném rải rác khắp chiến trường, từ vùng Quế Dương cho đến Đông Ngàn sau này mọc thành loại tre đặc biệt có màu vàng óng ánh nên gọi là tre đằng ngà.
Đánh xong trận ở Trâu Sơn và Hà Lỗ, Gióng cho ngựa phi đến bến Bồ Đề và dừng lại uống nước sông Hồng. Vết chân của ngựa còn để lại hình lồi lõm ở một phiến đá lớn tại làng Phú Viên. Tiếp đó, Gióng lại phi ngựa vượt sông, đi ngược lên hồ Tây, rồi buộc ngựa vào gốc đa bên bờ, nhảy xuống hồ tắm. Nơi này về sau được dân làng Xuân Tảo lập đền thờ cúng. Ăn cơm nắm xong, ngựa đưa Gióng dạo khắp vùng Đông Anh, Kim Anh, Hiệp Hòa. Mỗi nơi ngựa Gióng đi qua đã để lại những cụm ao chuôm mang hình vết chân ngựa. Khi qua Phù Lỗ, đến chân núi Phù Mã, Thánh Gióng bèn cởi áo giáp sắt mắc vào cành đa, thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, để lại nón sắt, roi sắt, nhìn non sông đồng ruộng quanh vùng và hướng về Kẻ Đổng lần cuối, rồi một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Hôm đó là ngày mồng chín tháng tư A6m lịch. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến ngày 9 tháng Tư làng mở linh đình.
Trung tá Nguyễn Viết Thạnh, Thiếu tá Trần Công Luyện, Trung tá Đỗ Hữu Nhơn
Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Thánh Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.
Từ đấy trở đi, người dân quê Phù Đổng của Gióng năm nào cũng mở hội vào ngày Gióng bay về trời, để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ công ơn của vị Thánh làng mình. Trong khi đó, người dân hàng trăm làng quanh vùng núi Sóc lại mở hội để tưởng nhớ ngày Gióng sinh ra, cùng nhau nhớ về người anh hùng đã có công giúp dân đánh giặc ngoại xâm, cứu nước.
Phu nhân của các cựu quân nhân Kỵ Binh Thiết Giáp
Phù Đổng Thiên Vương vị Thánh Tổ của Kỵ Binh Thiết Giáp VNCH:
Năm 1950, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đã được Quân đội Liên hiệp Pháp hỗ trợ để thành lập một đơn vị Thám thính xa. Khi hiệp định Genève được ký kết chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Binh chủng Thiết giáp gồm 1 Lữ đoàn và 4 Thiết đoàn Biệt lập. Năm 1955, nền Đệ Nhất Cộng hòa hình thành thì Bộ chỉ huy Thiết giáp mới được chính thức thành lập vào ngày 01 tháng 4 năm 1955 do Trung tá Dương Ngọc Lắm làm Chỉ huy trưởng đầu tiên.
Những chiến xa đầu tiên của binh chủng đều thuộc loại M-24 Chaffees hạng nhẹ và loại M-8 nửa bánh nửa xích (Đều do Quân đội Pháp để lại). Đến năm 1956, Thiết Giáp Kỵ Binh được tổ chức tiêu chuẩn hơn gồm những Trung đoàn Kỵ binh, mỗi Trung đoàn có 2 Chi đoàn được trang bị Chiến xa M-3, M-8, và M-24.
Thời gian từ năm 1957-1962, Thiết kỵ chỉ giữ một vai trò khiêm nhường trên chiến trường miền Nam, vì địa hình nhiều rừng rậm và sông rạch lầy lội không thích hợp với di chuyển của Chiến xa. Tuy nhiên với nhu cầu của chiến trường, những Thiết vận xa M-113 (còn gọi là xe tăng lội nước) được đem ra áp dụng và rất hữu hiệu với các mặt trận ở đồng bằng và các cuộc hành quân ở vùng 4 chiến thuật. Sau đó các Thiết vận xa M-113 được trang bị thêm lá chắn và hỏa lực mạnh hơn để trở thành loại Chiến xa đa dụng của Binh chủng Thiết Kỵ.
Phía trước là Thiếu tá Võ Trường và phu nhân. Phía sau là Giáo sư Phạm Huy Khuê và Phóng viên Ngọc Dung
Năm 1964, các Chiến xa M-24 cũ kỹ được thay thế bằng loại xe tăng M-41A3 (Walker Bulldog) tối tân hơn với hỏa lực chính là đại bác 76mm và đại liên 50 cal, đạn cỡ 12,7mm, sau thay bằng đại liên M-60 nhẹ và tác xạ nhanh hơn. Chiến xa M-41 có 5 Chi đoàn chẳng bao lâu đã trở thành xương sống và là niềm tự hào của Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh. Cũng trong năm này, Bộ chỉ huy Thiết kỵ được lệnh giải tán vào giữa tháng 11. Sau đó vào ngày 15 tháng 4 năm 1965 được tái lập và đặt Bộ chỉ huy tại trại Phù Đổng, Hạnh Thông Tây, Gò vấp, Gia Định, chọn Phù Đổng Thiên Vương làm Thánh Tổ Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh.
Trong thập niên 1960, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa có ưu thế khá lớn vì quân Bắc Việt và Giải phóng miền Nam thời kỳ này chưa có xe tăng, xe thiết giáp. Đến đầu thập niên 1970, quân Cộng sản bắt đầu sử dụng các loại chiến xa T-54 và PT-76 (năm 1968, PT-76 xuất hiện tại Làng Vây và Khe Sanh) để yểm trợ cho bộ binh. Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ canh tân qua chương trình Việt Nam hoá chiến tranh và được trang bị loại chiến xa tối tân hạng nặng M48 Patton (trang bị hoả lực đại bác 90mm và có gắn máy ngắm hồng ngoại Xenon) để tương ứng đối đầu với Chiến xa T-54 được trang bị đại bác 100mm của quân Cộng sản. Trong những cuộc hành quân lớn và quy mô như Vượt biên qua Campuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971 và trận chiến Mùa hè đỏ lửa năm 1972, các chiến xa của Binh chủng Thiết Giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa đã hủy diệt nhiều chiến xa Bắc Việt va loại khỏi vòng chiến nhiều đơn vị bộ binh của Cộng quân.
Tính đến năm 1975, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng Hòa gồm trên 2000 chiến a hup65c Bộ Tư lệnh tại Trung ương và 4 Bộ Tư lệnh Lữ đoàn tại 4 Quân khu, trong đó gồm có: 3 Thiết đoàn Chiến xa M-48, 14 Thiết đoàn Thiết vận xa M-113 và 6 Thiết đoàn Chiến xa M-41 được phối trí đều và thích ứng theo địa hình cho 4 vùng chiến thuật: Vùng 1, 2 và 4, mỗi vùng 5 Thiết đoàn, Vùng 3 có 6 Thiết đoàn. Ngoài ra phối trí cho các Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có 1 Chi đội thám thính xa
Thiếu tá Trần Văn Phước, Hội trưởng Hải Quân Lê Thái Phúc, Đại tá Trần Thanh Điền, Trung tá Nguyễn Hữu Thành
Ý Nghĩa Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Phù Đổng Thiên Vương:
Hội Trưởng Trương Hàm chào mừng quan khách và phát biểu ý nghĩa buổi lễ tưởng niệm : "Hội Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc California hàng năm tổ chức lễ tưởng niệm Thánh Tổ Phù Đổng Thiên Vương vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch để gia đình của các chiến sĩ Kỵ Binh Thiết Giáp, các hậu duệ của các quân binh chủng Quân Lực VNCH hiểu, biết những chiến công oai hùng của các tiền nhân và cũng để cho các thế hệ con cháu sau này nối tiếp tinh thần hào hùng chiến đấu quyết liệt chống giặc ngoại xâm sắt son bảo vệ, giữ vững bờ cõi, lãnh thổ lảnh hải của đất nước Việt Nam."

Trung Tá Kỵ Binh Nguyễn Viết Thạnh phát biểu: " Hôm nay Hội Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc California hân hạnh được đón tiếp quý vị quan khách vá gia đình các chiến hữu tham dự lễ giỗ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Tổ của binh chủng Thiết Giáp QLVNCH, sự hiên diện của quý vị nói lên tinh thần ngưỡng mộ sùng bái các vị anh hùng vĩ đại đầu tiên chống quân xâm lăng giặc Tàu nhà Ân để giữ vững bờ cõi quốc tổ Hùng Vương 18 đời và được sống thanh bình cho đến đầu thế kỷ thứ nhất. "

Dưới thời vua Hùng Vương vũ khí còn thô sơ, dân tộc Việt vốn dỉ thông minh nên đã nghĩ và chế ra những mảnh sắt bọc quanh mình những con ngựa chiến đấu, những chiến mã này tiên phong xông ra trận, đánh thẳng vào quân địch, làm cho quân giặc không trở tay kịp, quân giặc đã bị quân ta đánh tan rả trong chớp nhóang.

Vào thế kỷ 20 trong chiến tranh bảo vệ Miền Nam Việt Nam, Quân Lực VNCH với binh chủng Thiết Giáp đã có đoàn xe tăng (thiết mã) tung hoành xông pha trên khắp các chiến trường từ vùng cao nguyên khô cằn đến vùng sình lầy hoang vu.

Giáo sư kiêm Võ sư Phạm Huy Khuê
Trong suốt cuộc chiến "Chiến Mã Kỵ Binh Thiết Giáp" là đội quân xung kích trên chiến trận luôn "Đi trước về sau", Kỵ Binh Thiết Giáp khi tấn công là đi tiên phong phá vở phòng tuyến của địch và triệt thoái rút lui ở lại sau để chặn các tuyến đường tháo chạy của địch. Binh chủng Thiết Giáp là binh chủng nòng cốt giữ vai trò quan trọng của một quân đôi hùng mạnh trên khắp chiến trường.

Nhân dịp nầy, Giáo Sư kiêm Võ Sư Phạm Huy Khuê cũng là sĩ quan Kỵ Binh Thiết Giáp nói về vấn đề trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa do các anh em cựu quân nhân Quân Lực VNCH đã tu sữa cho hàng nghìn ngôi mộ của các anh em đồng đội hơn 10 năm qua.  Có một điều đặc biệt mà giáo sư Pham Huy Khuê vừa mới biết tin rằng có môt Dì Sơ tên Thanh Mai với tấm lòng yêu mến, kính phục, biết ơn các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ miền Nam Việt Nam được tư do phú cường, nên Sơ Thanh Mai đã âm thầm quyên góp và đã tu sửa khoảng 1000 ngôi mộ trong nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Phần văn nghệ thật là đặc sắc "cây nhà lá vườn", ca sĩ là các cựu quân nhân, các phu nhân, các hậu duệ của VNCH với các bản nhạc lính và hùng ca được nhiệt liệt khen ngợi. Chương trình văn nghệ có mục xổ số với 10 giải thưởng giá trị.

Buổi lễ tưởng niệm mang tính đoàn kết, yêu nước, tinh thần chống Cộng sản và chống giặc Tàu xâm lược đã làm cho mọi người hân hoan vui vẻ ra về.

Bài: Nữ Phòng viên NGỌC DUNG.
Hình ảnh: TRẦN VŨ.

www.Vietpressusa.us

RELATED POSTS