VietPress USA (16-2-2017): Ấn Độ nâng tầm bắn của Hỏa tiễn hành trình siêu thanh BrahMos lên 450 km so với tầm bắn hiện tại là 290 km, một cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành trong tháng10, theo chủ tịch DRDO là ông Christopher cho biết hôm thứ Tư. Tuy nhiên, ông đã từ chối bất kỳ kế hoạch nào nhằm tăng phạm vi của các phi đạn Agni, loại hỏa tiễn có tầm bắn lên đến 5.000 km.
Điều này diễn ra sau khi Ấn Độ trở thành một thành viên của câu lạc bộ Công nghệ Hỏa Tiễn Cơ chế Kiểm soát (MTCR) hồi tháng 5 năm 2016. MTCR là một sự hợp tác chính thức và tự nguyện của các Quốc Gia để ngăn chặn sự phổ biến của hỏa tiễn và các phương tiện không người lái có khả năng tải trên 500 kg và bay hơn 300 km. Điều này nghiêm cấm các nước thành viên cung cấp loại công nghệ cho các quốc gia bên ngoài câu lạc bộ MTCR . Phạm vi của Phi đan BrahMos, một liên doanh của Ấn Độ và Nga, là 290 km, mặc dù nó có khả năng sẽ vượt ra ngoài phạm vi đó.
Christopher cho biết một sự thay đổi trong phần mềm sẽ là cần thiết, sau đó hỏa tiễn sẽ được thử nghiệm cho một loạt các cải tiến để bay 450 km.
"chúng tôi sẽ thử nghiệm nó vào tháng 10" ông nói. Bên cạnh đó, DRDO cũng đang phát triển một phiên bản thứ hai của tên lửa BrahMos sẽ có một phạm vi 800 km. Khi được hỏi liệu Ấn Độ cũng sẽ tăng phạm vi của loại hỏa tiễn Agni V, có thể đạt được mục tiêu xa như Bắc Kinh với một khoảng cách hơn 5.000 km, Christopher phủ nhận điều đó. "Chúng tôi không thể làm điều đó, bởi vì nó có thể gây ra thù địch với một quốc gia nào đó," ông nói mà không nêu tên bất cứ Quốc gia nào.
Quân đội Ấn Độ đã giới thiệu ba trung đoàn BrahMos trong kho vũ khí của mình. Tất cả đều được trang bị phiên bản Block-III, được thử nghiệm hồi cuối tháng Năm. Phiên bản BrahMos tấn công mặt đất đã được đưa vào hoạt động trong quân đội Ấn Độ kể từ năm 2007.
BrahMos có khả năng ghi lại các mục tiêu trên mặt đất bằng cách bay theo một quỹ đạo hi-lo kết hợp, do đó nó có thể dễ dàng trốn tránh các hệ thống phòng không của đối phương. Kế hợp với các hệ thống vũ khí mạnh mẽ trong quân đội Ấn Độ đã cho nó một lợi thế hoạt động riêng biệt có khả năng bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào của đối phương ngay cả trong những địa hình khó khăn và kín đáo nhất.
Hỏa tiễn BrahMos, có tầm bắn 290 km với tốc độ lên tới Mach 2.8 nó nhanh hơn 3,5 lần so với tên lửa hành trình Harpoon của Hoa Kỳ vốn bay dưới tốc độ âm thanh và có khả năng được phóng từ mặt đất, trên mặt biển, dưới biển và trên không chống lại các mục tiêu trên biển và mặt đất.
BrahMos là một liên doanh giữa DRDO của Ấn Độ và NPOM của Nga.
Neo Anderson
Neo Anderson