 |
Nga đưa tên lửa tầm ngắn Iskander-M đến Kaliningrad làm NATO lo ngại
 |
So sánh hệ thống tên lửa của Mỹ và của Nga |
|
Hôm nay các nước trong Khối NATO tỏ ra quan ngại khi Nga thực sự đã đưa các giàn Tên Lửa Đạn đạo "Islander-M" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến đặt tại vùng Kaliningrad thuộc Nga sát bở biển Baltic.
Kaliningrad (tiếng Nga: Калинингра́дская о́бласть,
Kaliningradskaya oblast), là một tỉnh thuộc liên bang Nga nằm trên
eo biển Baltic. Dân số tỉn nầy có 968.200 theo kiểm tra năm 2004 và dự kiến năm 2016 khoảng 1.2 triệu ngu72i. Tổng diện tích là 15.125 km2.
Tỉnh Kaliningrad hình thành nên phần cực tây của liên bang Nga,
nhưng lại không nối với Nga về đất liền. Từ khi Liên Xô sụp đổ, nó trở thành một
vùng đất bị tách ra của Nga vây quanh bởi Litva, Ba Lan và biển Baltic. Cách
duy nhất để di chuyển tới phần lục địa Nga là bằng đường hàng không hoặc đường
biển. Sự phân cách về chính trị trở nên rõ ràng hơn khi cả Litva và Ba Lan trở
thành thành viên của Liên minh châu Âu và NATO, đồng thời gia nhập Khối
Schengen, điều này đồng nghĩa với việc tỉnh Kaliningrad bị vây quanh bởi những tổ chức và quốc gia chống Nga.
 |
Putin đe dọa hạt nhân. Mỹ công bố sẽ đập tan tất cả. |
Thành phố lớn nhất và là trung tâm hành chính của tỉnh là
Kaliningrad (từng được biết đến là Königsberg, từng là một đô thị lớn
của vương quốc Phổ trong lịch sử và từng là thủ đô của Đông Phổ, sau đó bị Liên Xô
và Ba Lan chiếm sau Thế chiến II và được đặt lại theo tên của Mikhail Kalinin.
Lãnh thổ Kaliningrad Oblast từng là phần phía bắc của Đông
Phổ trong lịch sử (một phần của Đức cho tới năm 1945), sau đó được gán cho Liên bang Xô Viết Nga bởi Hội nghị Potsdam, ngoài trừ Memelland thuộc Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Litva nằm
trong Liên Xô. Sau khi Liên-Xô sụp đổ năm 1991, Litva tách rời độc lập và Ngày 01 tháng 5 năm 2004 đã trở thành thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), và tham gia Khối NATO dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ.
Từ lâu nay Nga vẫn thường đưa các loại máy bay chiến lược tầm xa Tu-95 có thể mang bom nguyên tử bay vào đe dọa vùng Baltic và bị chiến đấu cơ của NATO xua đuổi. Nhưng lần nầy Nga đưa Tên lủa Đạn đạo "Islander-M" trong sách lược muốn đối đầu Mỹ trên vùng Bắc Âu, châu Âu, Trung Đông; trong khi tại Á Châu thì Nga bắt tay với Trung Quốc muốn khống chế Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Úc và Ấn Độ trên Biển Đông và biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản hòn đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trong kế hoạch quân bằng lực lượng trên toàn thế giới, TT Barack Obama đã cho đặt các hệ thống chống phi đạn tại Ba-Lan và tại Romania gọi là European Interceptor Site (EIS) để phòng thủ Châu Âu. Nga kịch liệt chống đối. Hoa Kỳ giải thích rằng hệ thống phòng thủ chống tên lửa để phòng ngừa Phi đạn của Iran chứ không nhắm tới Nga.
 |
Hệ thống bắn tên lửa phòng thủ của Hoa Kỳ |
Vào đầu tháng 9/2016, Hoa Kỳ công bố hệ thống phòng thủ tên lửa EIS đã bắt đầu hoạt độn của Hoa Kỳg tại Romania và Nga phản ứng dữ dội. NATO trấn an rằng phòng thủ để chống lai các mối đe dọa Tên lửa Hành trình và Đạn đạo hiện nay đe dọa khắp nơi trên thế giới.
Hoa Kỳ khẳng định rằng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn 9a5o nầy là cần thiết để bảo vệ Châu Âu và hông báo một hệ thống hoàn chỉnh tại Ba-Lan đã bắt đầu hoàn tất.
Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras, TT Nga Putin ọa sẽ cho dân cúng các nước Ba Lan và Romania biết sức mạnh của Nga là gì.
Nay Nga điều tên lửa "Islander-M" đến tỉnh biệt lập Kaliningrad được xem như Nga muốn có sự đối đầu và đang gây ra tiếng chuông
báo động ở vùng Baltic và Khôi NATO.
 |
Radar mới của Hoa Kỳ |
Hệ
thống Iskander-M tương đối hiện đại và được quân đội Nga dùng từ năm 2006. Từng cặp tên lửa loại nầy được đặt trên giá óng để trên một chiếc xe di động hay trên loại xe kéo phái có bánh. Tên cũ của Islander-M là SS-26 mà NATO gọi là "Stone" (Viên đá), có thể mang theo đầu đạn
thông thường hoặc hạt nhân. Nếu mang theo vũ khí hạt nhân, nó có tầm xa khoảng
500 cây số, rơi vào quy định cấm của hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung
(INF) năm 1987.
Nga
nhấn mạnh việc triển khai chỉ là bình thường. Nhưng trong quá khứ, Nga từng gọi
hệ thống Iskander-M là phản ứng trước kế hoạch của NATO triển khai hệ thống
phòng thủ tên lửa ở châu Âu.
Nga
đã nhiều lần đe dọa sẽ nhắm đến các nước tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bằng trả đũa các loại tên lửa hạt nhân của Nga.
Nga lo âu khi thấy các nước Bắc Âu trước đây thuộc Liên Bang Xô-Viết nay trở thành độc lập và gia nhập Liên Âu, tham gia NATO hiện đang nằm sát Nga trong vùng Baltic nơi Nga đặt căn cứ Hải Quân. Putin thường xuyên cho Hải quân Nga quấy nhiễu các tàu chiếm Mỹ trong vùng biển Baltic.
Vào ngày 18/3/2014, Nga cưỡng chiếm và sáp nhập bán đảo Cremia của Ukraine khiến Hoa Kỳ và Liên Âu ra lệnh trừng phạt làm kinh tế của Nga kiệt quệ. Để chứng tỏ cho dân Nga thấy rằng ga vẫn là một cường quốc, con đường duy nhất của Putin là cho phát triển hệ thống các đầu đạn hạt nhân với các loạt tên lửa tầm ngắn, tần trung và tầm xa.
 |
Tên lửa phòng thủ THAAD của Mỹ |
Vào hôm 04/10/2016, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga là Igor Konashenkov loan báo rằng Nga đã chuyển hệ thống tên lửa phòng không đất đối kgo6ng S-300 đến Sria và cảnh cáo Mỹ không được không kích quân đội của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad do Nga hỗ trợ.
Trong khi đó, Nga đã tự hủy bỏ các điều khoản thỏa thuận với Mỹ về ngưng chiến tại Syria để tiến tới giải pháp Hòa bình cho Syria. Nga đã oanh kích vào Aleppo ở khu vực do dân quân đối kháng với chính quyền Bashar al-Assad và được Hoa Kỳ tài trợ, huấn luyện để chống lại tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo.
Các hành động nầy của Nga tiếp theo việc TT Nga Putin tuyên bố sau Hội nghị G-20 tại Hàng Châu (Trung Quốc}hỗ trợ lập trường của Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông và không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế PCA về Biển Đông.
Các hành động hung hăng nầy của Nga, cộng chung với việc Nga chủ trương đột nhập mạng của Hoa Kỳ để ăn cắp các tài liệu nhằm phá rối cuộc bầu cử Tổng thống 2016 của Hoa Kỳ nên Đại tướng Mark Milley, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ chính thức cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đập tan Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Hàn hay bất cứ kẻ thù nao ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, vào bất cứ lúc nào để bảo vệ sức mạnh hàng đầu của Hoa Kỳ ngày nay và tương lai (Xeym tuyên bố của Đại tường Mark Milley https://www.facebook.com/RussiaInsider/videos/1790890491181186/).
Nếu cộng chung sức mạnh quân sự của Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Iran thì sẽ chưa bằng 1/3 sức mạnh về vũ khí của Mỹ. Nếu cọng chung tất cả vũ khí và sức ma5nh quân sự của thế giới thì sẽ bằng 3/5 sức mạnh của Mỹ. Hiện Mỹ c1 10 Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Nguyên tử đang hoạt động, 1 HKMH đang dự phòng và 2 HKMH tối tân nhất đang đóng sắp hoàn thành. Ngoài ra Mỹ có 56 HKMH loại cũ không còn sử dụng.
Trong khi đó Trung Quốc có 1 HKMH chạy dàu cặn được sửa từ một chiếc tàu cũ mua lại của Ukraine; và rung Quốc đang đóng mới 1 HKMH. Phía Nga có 1 HKMH đời cũ và 6 chiếc thòi Xô-viết không còn sử dụng.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.