![]() |
Tàu ngầm và các chiến hạm Trung Quốc đang phô diễn trên Ấn Độ Dương |
VietPress USA (17/6/2016): Hôm nay Ấn Độ cho hay một bức tường ghi sóng âm thanh sẽ được hình thành dưới đáy Ấn Độ Dương gọi là "Hydrophone" (Điện thoại nước) gồm những hệ thống thu sóng âm rất nhạy (Microphones) với các cảm biến điện tử truyền qua giao động của sóng biển ngầm.
Hệ thống bức tường ghi sóng âm nầy đặt từ vùng biển miền Nam Ấn Độ chạy dài đến mũi phía bắc của Indonesia. Các Microphones của Hydrophone system nầy sẽ lắng nghe và thu âm các tiếng động ngầm dưới đáy đại dương và phân tích để theo dõi tiếng động của các tàu ngầm.
"Tôi biết rằng có một số cuộc đàm phán đã được tổ chức trong quá khứ khi tôi phục vụ cho đến lúc tôi nghỉ việc vào bốn tháng trước," Abhijit Singh, một cựu sĩ quan Hải quân Ấn Độ hiện đang phụ trách Sáng kiến an ninh hàng hải tại Quỹ Nghiên cứu Observer (ORF), cho biết một sáng kiến về chương trình nầy đang hình thành ở thủ đô New Delhi.
Ông Abhijit Singh nói thêm rằng "Người Nhật có nhiều năm kinh nghiệm vận hành các Hydrophone và kế hoạch được thực hiện giữa điểm mũi nhọn Indira Point ở miền nam Ấn Độ chạy lên điểm đỉnh của Sumatra ở Indonesia"
Hệ thống lập tường thu sóng âm thanh dưới đáy đại dương để phát hiện các tàu ngầm của Trung Quốc ngày một xâm nhập càng nhiều vào Ấn Độ và các quốc gia Á châu - Thái Bình Dương.
Xem xét vị trí địa lý của kế hoạch và dựng lên một bức tường ảo từ eo biển Malacca đi vào Ấn Độ Dương là nhắm vào ngăn cản tàu ngầm của Trung Quốc. Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ vẫn chưa đáp ứng đủ cho kế hoạch nầy.
Hiện tại Ấn Độ Dương như một sân khấu cho các diễn viên quốc tế gồm các sức mạnh quân sự vào diễn tuồng mà Ấn Độ đóng vai trò chính. Trung quốc đang chủ trương chiến lược Chuổi Ngọc Trai (String of Pearls) kiểm soát tuyến giao thông hàng hải từ Trung Quốc qua các eo biển Mandab, Malacca, Hormuz và eo biển Lombok cũng như
các lợi ích chiến lược hải quân khác mà Trung quốc nhắm tới như Pakistan, Sri Lanka,
Bangladesh, Maldives và Somalia.
Hoa Kỳ đã công bố xoay trục về Á châu - Thái Bình Dương và mở ra các hướng hợp tác mọi mặt với Ấn Độ kể từ tháng giêng năm ngoái 2015. Cả Hoa Kỳ lẫn Ấn Độ đã cùng tạo sức ép lên tham vọng của Trung Quốc công bố chủ quyền và phát triển các căn cứ quân sự trên các đảo tự công bố chủ quyền trên Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Biên Hoa Nam (South China Sea) mà Trung Quốc dành độc quyền trên 3.500.000 Km2.
Hoa Kỳ và Ấn Độ đã ký kết hợp tác an ninh và nhấn mạnh trong công bố chung rằng "Sự thịnh vượng trong ku vực tùy thuộc vào vấn đề an ninh". Bản hợp tác công bố tiếp rằng "Chúng tôi khẳng định sự quan trọng của an ninh hàng hải và đảm bảo tự do an toàn hàng hải và hàng không đi qua khu vực biển quốc tế nầy, đặc biệt là khu vực Biển Đông".
Các Tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc đang tăng cường hiện
diện tối đa trong vùng Biển Đông, muốn xâm nhập vào Ấn Độ Dương và một số nơi
khác. Vào ngày 15/6/2016, tàu gián điệp Trung Quốc đã bám theo đuôi của 2 chiếc
Chiến hạm Ấn Độ trong thời gian tập trận 3 bên gồm Hải quân Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật
Bản trong vùng biển của Nhật.
Hạnh Dương dịch và tổng hợp