VietPress USA (7/2/2016):Một khoảng thời gian ngắn trước đây,Nga dự định sẽ có được ít nhất 52 Máy bay tiêm kích Tàng hình công nghệ Plasma trong cuối thập kỷ nầy. Nhưng ít ra nó cũng là một kế hoạch.
Giờ đây chương trình T-50 phải đối mặt với một lỗi nghiêm trọng, và Nga có thể cắt giảm các máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch sức mạnh quân sự của mình.
Đầu tiên thông tin đưa ra cho thấy có dấu hiệu gì đó rất sai lầm xuất hiện vào ngày 24-1-2016 vừa qua. Yuri Borisov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đặc trách về Vũ khí, nói với tờ Kommersant rằng quân đội đang đẩy mạnh việc cắt giảm số lượng của T-50. Ngoài ra thay vì nhu cầu 52 máy bay chiến đấu tàng hình thì nay chỉ còn 12 trong số đó.
Điện Kremlin đã sản xuất 5 chiếc T-50 nguyên mẫu cho đến nay, và một trong số đó bị hư hại nặng trong một vụ cháy. Trong khi đó, Ấn Độ đang phối hợp phát triển dự án nầy với Nga, và nguồn tài trợ của New Delhi sẽ giúp dự án T-50 tiếp tục kéo dài. Nhưng giờ đây quan chức Không quân Ấn Độ cũng đã ngừng nói chuyện với đối tác của họ ở Moscow.
Tất cả điều đó làm nổi bật vấn đề trong việc sản xuất thế hệ máy bay mới của Nga được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, mà nước này rất cần để cạnh tranh với những máy bay tốt nhất của Hoa Kỳ.
Tạo ra một mẫu máy bay thật đơn giản, nhưng nếu phát triển một loại máy bay có khả năng thực sự trong điều kiện suy thoái kinh tế trầm trọng thì mọi chuyện trở nên không đơn giản. Đó là trường hợp đặc biệt khi đề cập một khả năng tốt hơn.
"
Với tình trạng kinh tế thay đổi như hiện nay, kế hoạch được đề ra ban đầu có thể phải được điều chỉnh," Borisov nói. "
sẽ tốt hơn nếu để cho dự án PAK FA đi vào dự phòng, và sau đó tiến về phía trước và dùng hết khả năng còn lại để phát triển thế hệ máy bay chiến đấu
4+." Ông Borisov đã đề cập đến loại máy bay hiện đại khác - nhưng không có khả năng tàng hình là: Su-30 và Su-35 máy bay chiến đấu đa năng. Borisov cho biết các máy bay chiến đấu sẽ lấp đầy khoảng trống khi số lượng sản xuất T-50 suy giảm.
Về lý thuyết, T-50 sẽ là đối thủ cạnh tranh của Nga so với các máy bay của Mỹ là F-22 và F-35 trực tiếp trên không. T-50 dường như là một máy bay phản lực có khả năng gây chết người. Nó to lớn, nhanh và có một phạm vi hoạt động lớn hơn. Tại chương trình triển lãm hàng không, bộ cánh hỗn hợp trên thân đã chứng minh khả năng cơ động tốt của nó.
Nó rất lớn, có nghĩa là nó có tới 2 động cơ đẩy phản lực nằm cách xa nhau giữ cho sự ổn định, và sải cánh dài đến 50-foot. T-50 có khoang vũ khí bên trong lớn và tàng hình, tính năng tránh sóng radar. Nếu có những vấn đề kỹ thuật, Nga không tiết lộ chúng.
Sự ất ổn kinh tế của Nga chịu trách nhiệm cho việc cắt giảm sản xuất. tổng chi phí phát triển của loại máy bay nầy vẫn chưa có con số cụ thể, bất cứ giá nào từ 10 tỷ USD đến 30 tỷ USD. Ấn Độ đã chi khoảng 5 tỷ USD. Nhưng đây không phải là điều tốt trong tuyến đầu về mặt kỹ thuật. Bởi vì chúng ta đều biết người Ấn Độ sẽ tiết lộ những vấn đề của máy bay nầy.
Trong hơn một năm, báo Business Standard của Ấn Độ đã báo cáo về mối nghi ngại của New Delhi. về Các phiên bản T-50 của Ấn Độ được biết đến như là FGFA.
"Động cơ AL-41F1 hiện tại của FGFA là không đủ mạnh, người Nga đã miễn cưỡng chia sẻ thông tin thiết kế quan trọng, và các máy bay chiến đấu dần dần sẽ đội quá nhiều chi phí ", theo các báo cáo dựa trên cuộc hợp giao ban của các quan chức Không quân Ấn Độ trong tháng 12 năm 2013.
Một tháng sau, tin xấu bị rò rỉ cho báo chí. Ấn Độ muốn có một thị phần lớn hơn của dự án. Nhưng động cơ vẫn còn quá tệ, trong khi chi phí vẫn gia tăng, radar của máy bay là "không đủ mạnh" và tính năng tàng hình quá kém."
Sau đó, trong tháng Sáu, một chiếc T-50 đã hạ cánh xuống căn cứ thử nghiệm Zhukovsky gần Moscow ... và động cơ của nó bốc cháy. Các quan chức Nga cho biết thiệt hại là nhỏ - nhưng hình ảnh miêu tả phía sau thân máy bay bị cháy đen bởi những ngọn lửa.
 |
Ảnh T-50 bị cháy trong một vụ bay thử nghiệm hồi năm 2014 |
"Tranh cãi gia tăng ... khi Nga từ chối chia sẻ bất kỳ thông tin chi tiết gây ra lỗi cháy trên thân máy bay này, đến mức mà một nhóm đánh giá kỹ thuật của Không quân Ấn Độ rằng báo cáo đã có mặt tại hiện trường cũng đã bị từ chối truy cập để kiểm tra các nền tảng bị hư hỏng", Monika Chansoria của học viện Nghiên cứu
Land Warfare Studies ở New Delhi nói với Defense News.
Ấn Độ và Nga sẽ tiếp tục đàm phán về hợp đồng phát triển. Nhưng bây giờ New Delhi không đàm phán với Moscow nữa. Bộ Quốc phòng Nga muốn có cuộc họp với đối tác Ấn Độ của mình giữa tháng Hai và tháng Ba. Phía Ấn Độ đã không trả lời.
"Thống chế của Không quân Ấn Độ sợ rằng, chương trình FGFA sẽ làm suy yếu các lý do cho việc mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, một gói mua sắm trị giá 18- 20 tỷ USD được thổi qua cuộc đàm phán có vẻ xa vời và không thành công," Business Standard đưa tin.
Phương tiện truyền thông Nga chỉ ra rằng sụt giảm giá dầu là nguyên nhân chủ yếu chịu trách nhiệm cho sự tái mở rộng chương trình T-50. Điện Kremlin đang thiếu tiền mặt và không thể biện minh cho chi tiêu hàng tỷ đô la vào dự án
máy bay chiến đấu tàng hình mới - hoặc ít nhất 52 chiếc trong số đó.
Nếu khiếm khuyết này là do kinh tế, một khi nền kinh tế Nga được cải thiện, T-50 có thể quay trở lại lịch trình ban đầu của nó - mặc dù muộn hơn dự kiến một chút . Đó có thể là kịch bản trong trường hợp tốt nhất.
Trường hợp tồi tệ nhất liên quan đến các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng - nhưng bí ẩn. Và nếu Ấn Độ đi xa hơn và bỏ rơi phần của mình trong chương trình, T-50 sẽ từ vấn đề
lỗi kỹ thuật lớn đi vào bế tắt.
Neo Anderson
www.Vietpressusa.com