VietPress USA (03-10-2015): Đã một tháng nay kể từ
ngày 01-9-2015, tôi làm một cuộc rong chơi đi thăm một số thành phố của đất nước
giàu có và xinh đẹp Canada là quốc gia láng giềng bên cạnh Hoa Kỳ nơi tôi
đang cư ngụ.
Khi tôi đến Toronto thì mùa Thu cũng vừa chớm lạnh và những
chiếc lá vàng đã bắt đầu trang điểm cho Canada diễm ảo hơn. Tôi yêu mùa Thu Canada vì khi trời trở lạnh thì rừng cây
phong (Maple) bắt đầu sơn phết đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, tím, xám lên những
chiếc lá tạo ra cảnh tuyệt vời như ở cõi thần tiên.
Chiếc lá phong đổi từ màu xanh diệp qua màu vàng rồi màu đỏ rực
đã trở thành huyền thoại và là biểu tượng hãnh diện trên lá quốc kỳ của Canada.
Chiều dài của lá quốc kỳ Canada bằng 2 chiều rộng. Chiều dài dược chia thành 4
phần mà phần đầu và phần cuối mang màu đỏ tươi thắm; 2 phần chính giữa là màu
trắng và ngay trung tâm màu trắng là hình chiếc lá phong màu đỏ có 11 đĩnh nhọn của phiến lá mang màu đỏ rực mùa Thu Canada. Cuống chiếc lá phong nằm chính giữa lá quốc
kỳ và người ta gọi đó là “National Maple Leaf Flag” (Quốc kỳ chiếc lá phong).
Năm 1964, Thủ tướng Lester B. Pearson cho thành lập một úy
ban quốc gia để lựa chọn một mẫu quốc kỳ thay cho cờ của Liên Hiệp (Union Flag)
và sau khi cân nhắc giữa 3 mẫu đề nghị thì Ủy ban nầy đã chọn mẫu Quốc kỳ Lá
Phong do George Stanley vẽ kiểu căn
cứ trên kiểu cờ của Trường Quân sự Hoàng gia Canada (Royal Militay College of
Canada). Quốc kỳ Lá Phong của Canada được công nhận và tung bay vào ngày
15-02-1965 và kể từ đó ngày 15 tháng 2 mỗi năm là ngày lễ Quốc kỳ của Canada (National Flag Day of Canada).
Canada với tổng dân số 35.524.732 người tính đến rạng sáng ngày
03-10-2015 theo đồng hồ dân số thế giới và được xếp hạng 37 trên thế giới về
dân số. Tổng diện tích của Canada là 9.985
million km² (9.985.000 Cây số vuông).
Từ
lâu lắm tôi quá bận bịu nên không buồn làm Thơ Tình hay sáng tác Tình Ca của
Huyền Anh nữa; nhưng nay đứng trước Mùa Thu Canada, nhìn lá phong bắt đầu thay màu khêu gợi trong gió Thu nhè nhẹ se lạnh tận đáy
lòng khiến tôi ngẫu hứng bắt đầu làm Thơ. Tôi đã sáng tác xong một Album Nhạc Tình Huyền Anh. Tôi đã viết một số Thơ Tình Huyền Anh (http://www.huongxua.org/index.php?option=com_authors&id=104) hoặc Thơ Họa của Huyền Anh (http://www.huongxua.org/index.php?option=com_authors&id=105).. nhưng lâu lắm rồi tôi chẳng viết bài nào dù làm Thơ cũng chỉ trong 15, 20 hay 30 phút cho một bài Thơ. Ai thích thì đọc, ai vui thì bình luận; ai không thích cứ mặc sức ném đá.
Ở đời nhiều người cho rằng "Thơ ta thì hay; vợ người thì đẹp", nhưng tôi làm Thơ xong đố biết tôi nhớ được câu nào! Khi từ phi trườngToronto về khách sạn, tôi mở cửa phòng từ trên cao nhìn bao la ra phố chiều mang mác buồn của Canada.. tôi hát nhè nhẹ một đoạn ngắn trong bản Tình ca Huyền Anh mang tựa đề "Tuyệt Với Bóng Tối" của tôi..
- "Về giữa cơn mê, tình còn nhớ nhau hay đã quên lâu?
Tay người dĩ vãng sao như vẫy chào bóng đêm có sầu
Mắt dài thiên thu còn đứng trông theo...
đường nào bao la mà tình đi mãi..?
Xin cho tôi nhìn em, xin cho tôi một lần thôi ngàn trùng chua cay!
- Lời đắng rong chơi, tình còn mãi vui bên bờ phai phôi
Môi người đã chín, thơm như tiếng cười thoáng qua trong đời..
Ôi buồn thênh thang, ngày tháng hư vô
và người xa xăm để tình nhung nhớ..!
Có ai hay không, đêm rồi tịch liêu giữa vùng đam mê..
- Còn nghe hồn ta như nát tan, người đi rồi nên đêm vỡ hoang
Tình còn theo tình, xin người đừng nói đến phút chia ly..
Tuyệt vời câm nín, Tuyệt vời nước mắt, Tuyệt vời bóng tối...!
Hỡi em hỡi lạnh lùng giá băng..
Hỡi em hỡi ngậm ngùi tình như lá Thu vàng!"
Khi tôi hát câu "Hỡi em hỡi ngậm ngùi tình như lá Thu vàng!", tôi thấy có gì đó thật buồn băng qua tim tôi và tan loãng ra khoảng trời Canada bàng bạc trước mắt.. Thế là tôi cầm bút viết thật nhanh bài Thơ Tình Huyền Anh đầu tiên tại Canada mang tựa để “MÙA THU ONTARIO” (http://www.vietpressusa.com/2015/10/tho-tinh-huyen-anh-mua-thu-ontario.html)
và phổ biến trên Facebook tại Link: https://www.facebook.com/hanhduongusa/posts/10207517182597425.
Rồi tôi đến thăm các Thành phố khác như Kingston, Ottawa,
Montreal, Quebec và các điểm du lịch nỗi iếng như 1.000 Islands (Môt nghìn hòn
đảo), Thánh đường linh hiêng Saint Josep, khu Olympic Canada, v.v..
Tại mỗi địa điểm hay mỗi Thành phố, tôi viết nhanh một bài
Thơ Tình Hyền Anh với chủ đề Mùa Thu. Khi tôi đến Thủ đô của Canada là thành phố
Ottawa, tôi bị quyến rủ bởi ngôi Tháp Ottawa mà tên gọi là PEACE TOWER (Tháp Hòa Bình) hay còn gọi là TOWER OF VICTORY AND PEACE (Tháp Chiến Thắng Và Hòa Bình).
Ottawa là thủ đô và cũng là
thành phố lớn thứ tư của Canada và là thành phố lớn thứ nhì của tỉnh
bang Ontario. Ottawa nằm trong thung lũng sông
Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km
về phía Đông Bắc và cách Montréal 190 km
về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh
bang Ontario và Québec.
Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào
năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn
các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là
859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau,
Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785. Dân số những người nói tiếng Pháp tại
Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ
yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và
Pháp.
Vùng Ottawa xưa kia là nơi sinh
sống của dân tộc bản xứ bộ lạc Algonquin xa xưa từng gọi sông Ottawa là song
Kichi Sibi hoặc Kichissippi, có nghĩa là "Dòng
sông lớn". Người Âu châu đầu tiên đến định cư tại vùng này là Philemon Wright đã thành
lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông
Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa
đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ vào độc quyền kinh
doanh gỗ. Loại thông trắng đã được trồng khắp vùng thung lũng này nhờ vào thân
cây thẳng và rắn chắc rất được ưa chuộng tại nhiều nước Âu châu.
Để có thể ổn định cuộc sống cho
gia đình các trung đoàn quân đội vào những năm tiếp theo cuộc Chiến tranh năm 1812,
chính phủ bắt đầu hỗ trợ các kế hoạch di dân nhằm đưa nhóm dân Công giáo Ireland và Tin lành đến
định cư tại vùng Ottawa, và từ đó bắt đầu cho một làn sóng di cư đều đặn của
người Ireland trong các thập niên kế tiếp. Cùng
với nhóm dân Canada gốc Pháp đến
từ tỉnh bang Québec, hai nhóm dân này đã cung cấp một số lượng lớn công nhân
trong công trình Kênh Rideau và sự phát
triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ.
Dân số trong vùng tăng lên rõ
rệt sau khi Đại tá John By hoàn tất kênh Rideau vào năm
1832. Mục đích của kênh đào này là cung cấp một đường thủy an toàn giữa
Montréal và Kingston trong
vùng hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence nơi giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu
từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại tá John By đặt một doanh trại, sau đó trở
thành đồi Parliament và bố
trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. Các nhà lãnh đạo thành phố này bao
gồm các con của ông Wright, đáng kể nhất là ông Ruggles Wright. Nicholas Sparks, Braddish Billings và
Abraham Dow là những cư dân đầu tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang
Ontario.
Phía Tây của kênh đào được biết
đến với tên gọi "Annalisetown" là nơi tập trung các tòa nhà Quốc hội,
trong khi phía Đông của kênh đào (chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau) được gọi là
"Nathantown". Lúc bấy giờ, Lowertown là một thị
trấn lụp xụp đông đúc và huyên náo, thường xuyên hứng chịu các trận dịch tệ hại
nhất, như trận dịch tả vào
năm 1832 và trận dịch sốt phát ban vào năm 1847.
Ottawa trở nên trung tâm công
nghiệp chế biến gỗ của Canada và Bắc Mỹ.
Từ đó, ngành công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng dọc theo sông Ottawa về
hướng Tây, và gỗ mới đốn được kết thành bè xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến
các nhà máy chế biến. Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855.
Ngày 31 tháng 12 năm 1857, Nữ hoàng Victoria đã được thỉnh cầu để định đô cho
xứ Canada (gồm
tỉnh bang Québec và Ontario) và bà đã chọn Ottawa. Có nhiều câu chuyện châm
biếm về cách bà chọn ra thủ đô như sau: bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản
đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên
bản đồ của vùng này. Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng
đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy
giờ và Luân Đôn đã không thỉnh ý người dân. Mặc dù hiện nay Ottawa là một thủ
đô chủ yếu và là thành phố lớn thứ 4 của Canada, nhưng xưa kia Ottawa chỉ là
một thị trấn ngoại ô cách xa các thành phố chính khác, như Thành phố Québec và Montréal ở phía Đông
của Canada, hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây.
Trong thực tế, các cố vấn của
Nữ hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý do: lý do thứ nhất vì Ottawa là
khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa
Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và
Anh; thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành
phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới
trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới; lý
do thứ ba là chính phủ sở hữu một mảnh đất rộng lớn ở một vị thế với phong cảnh
ngoạn mục nhìn xuống dòng sông Ottawa. Vị trí của Ottawa rất thuận lợi trong
việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy bằng sông
Ottawa đến phía Đông Canada, và bằng kênh Rideau đến phía
Tây Canada. Hai lý do khác là do Ottawa gần như là trung điểm giữa Toronto và
thành phố Québec (~500 km/310 mi) và vì Ottawa là một thành phố nhỏ
nên giảm thiểu được dư luận bất bình trong quần chúng và dẫn đến sự phá hoại
các tòa nhà chính phủ như đã từng xảy ra với các thủ đô cũ của Canada.
Khu nhà chính của tòa nhà Quốc
hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916. Thượng nghị viện và
Hạ nghị viện phải tạm thời dời đến Viện Bảo tàng Kỷ niệm Victoria vừa mới xây
xong, nay là Viện Bảo tàng
Thiên nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường
Metcalfe. Một khu nhà chính khác đã được xây dựng lại và hoàn tất vào năm
1922. Tháp Hòa bình ở ngay
giữa tòa nhà Quốc hội và là biểu tượng của thành phố này đã được xây theo kiến
trúc Gô-tích.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chỉ một vài tuần lễ
sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, nhiều
người cho rằng Ottawa là nơi chính thức bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh. Một thư ký tầm thường
của Liên Xô tên là Igor Gouzenko đã trốn
khỏi Tòa Đại sứ Liên Xô với hơn 100 tài liệu mật. Đầu tiên, Cảnh sát Hoàng
gia Canada (RCMP) đã từ chối thu nhận mớ tài liệu này vì Liên
Xô vẫn còn là đồng minh của Canada và Anh Quốc, và vì báo chí không tha thiết
gì đến câu chuyện này. Sau khi Gouzenko lẩn trốn một đêm tại căn hộ của người
hàng xóm và biết được nhà riêng đã bị lục soát, cuối cùng Gouzenko đã thuyết
phục được RCMP xem qua mớ tài liệu đó và đó là bằng chứng về hệ thống gián điệp
Liên Xô đang hoạt động tại các nước phương Tây, và điều này đã gián tiếp dẫn
đến việc phát hiện Liên Xô đang chế tạo bom nguyên tử để đối chọi với Hoa kỳ.
Năm 2001, thành phố Ottawa cũ
(dân số ước tính năm 2005 là 350.000) đã được hợp nhất với các khu ngoại
ô Nepean (dân số
135.000), Kanata (dân số
56.000), Gloucester(dân số
120.000), Rockcliffe Park (dân
số 2.100), Vanier (dân số
17.000) và Cumberland (dân
số 55.000), và các huyện ngoại thành West Carleton (dân
số 18.000), Osgoode(dân
số 13.000), Rideau (dân
số 18.000) và Goulbourn (dân
số 24.000), cùng với các hệ thống và cơ sở hạ tầng của Vùng Thủ đô
Ottawa-Carleton. Trước năm 1969, Ottawa-Carleton là Carleton County bao
gồm các khu vực như thành phố Ottawa hiện nay ngoại trừ Cumberland. "Tiến
lên" là khẩu hiệu của Ottawa và
Trung đoàn Bộ binh Cameron Highlanders của Ottawa.
Ottawa tọa lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa, và bao gồm các cửa sông
Rideau và kênh
Rideau. Khu phố cổ nhất (kể cả di tích của Bytown)
được gọi là Lower
Town và chiếm cứ
một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông. Phía bên kia kênh đào về phía Tây là Centretown (thường được gọi là
"downtown" - khu trung tâm thành phố), là trung tâm tài chính và
thương mại của thành phố. Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi
Parliament vươn lên
cao và là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ tiêu biểu của thủ đô và cũng là
nơi hội họp của các nhà Lập pháp Canada.
Thủ đô Ottawa bao gồm nhiều vùng ven ngoại thành nằm ở phía
Đông, phía Tây và phía Nam, và kể cả các thành phố cũ của Gloucester, Nepean và Vanier,
khu làng xã cũ của Rockcliffe
Park và các khu ngoại
ô Manotick và Orléans.
Tính chung vào khu thành thị chính là vùng ngoại ô Kanata bao gồm khu phố trước kia của Kanata
và khu làng xã Stittsville (dân số 70.320). Ngoài ra còn có các
thị trấn và cộng đồng khác thuộc vùng ven đô ở phía bên kia vùng đất chưa khai
phá như là Constance
Bay (dân số 2.327);Kars (dân số 1.539); Metcalfe (dân số 1.610); Munster (dân số 1.390); Osgoode (dân số 2.571); và Richmond (dân số 3.287).
Sông Ottawa là ranh giới giữa Ontario Québec. Bên kia sông là thành phố Gatineau.
Mặc dù Ottawa và Gatineau (và các thành phố lân cận khác) chính thức thuộc về
hai tỉnh bang khác nhau và có bộ máy quản lý riêng biệt nhưng hai thành phố này
hợp nhất thành Vùng
Thủ đô Quốc gia với
tổng số cư dân hơn một triệu người. Hội đồng Thành phố của chính quyền Liên
bang (Hội đồng Thủ đô Quốc gia, viết tắt là NCC) sở hữu các khu
đất của cả hai thành phố - bao gồm các địa điểm có tính chất lịch sử quan trọng
trong lãnh vực du lịch. NCC có trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các khu
đất này và là một đóng góp quan trọng cho cả hai thành phố.
Bao bọc vùng thành thị này là vùng đất chưa khai phá rộng lớn Greenbelt do Hội đồng Thủ đô Quốc gia quản lý
bao gồm các khu rừng, đất canh tác và đầm lầy.
Ottawa do 11 huyện có tính chất lịch sử hợp thành: Cumberland,
Fitzroy, Gloucester, Goulbourn, Huntley, March, Marlborough, Nepean, North
Gower, Osgoode và Torbolton. Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt (Koppen Dfb)
với nhiệt độ cao nhất là 37.8 °C (100 °F) vào mùa hè năm 1986 và 2001, thấp nhất
là -38.9 °C (-38 °F) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933, và là thủ đô lạnh hàng thứ
nhì trên thế giới (sau Ulaanbaatar,Mongolia). Với khí hậu đặc biệt này, Ottawa
rất hãnh diện về các hoạt động hàng năm nhưng cũng có yêu cầu đa dạng về quần
áo. Tuy nhiên vì khí hậu vào mùa hè rất ấm áp nên Ottawa chỉ xếp hạng thứ 7
trong các thủ đô lạnh nhất thế giới căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm,
nhưng nếu dựa vào nhiệt độ trung bình của tháng 1 thì Ottawa xếp hạng sau
Ulaanbaatar, Mongolia và Astana, Kazakhstan.
Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông.
Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in).
Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm (2.5 feet). Nhiệt độ trung bình tháng 1 là
-10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm lạnh
dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi
thất thường. Thông thường tuyết bao phủ mặt đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng
4, nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng sinh, nhất là những năm gần
đây. Năm 2007 thật đáng chú ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi.
Những cơn gió lạnh cóng trung bình hàng năm là 51, 14 và 1 với những ngày nhiệt
độ xuống dưới -20 °C (-4 °F), -30 °C (-22 °F) và
-40 °C (-40 °F) theo thứ tự. Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là
-47.8 °C (-54.0 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm1968.
Ottawa và những nơi khác của Canada thường có những cơn mưa đóng
băng. Trận bão
đóng băng năm 1998 là
một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. Mùa hè thường ấm áp và ẩm ướt tại Ottawa mặc dù rất ngắn ngủi.
Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 7 là 26.5 °C (80 °F) với dòng
không khí lạnh bất ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ ẩm ướt với nhiệt độ
khoảng 30 °C (86 °F) hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là
39.5 °C (103 °F) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa điểm. Thời tiết nóng
bức thường tăng thêm độ ẩm ướt đặc biệt là các khu vực gần sông ngòi. Ottawa
hàng năm có 41, 12 và 2 ngày với độ ẩm ướt trên 30 °C (86 °F),
35 °C (95 °F) và 40 °C (104 °F) theo thứ tự. Ngày có độ ẩm
ướt cao nhất 48 °C (118 °F) là 1 tháng 8 năm 2006.
Chiều Thứ Bảy 26-9-2015, trong nắng và gió Thu Ottawa, tôi đã
đến thăm Tháp Hòa Bình Ottawa tại Centre Block của Parliament Hill, là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của
Ottawa. Thật tuyệt vời khi đến khám phá lịch sử chính trị của Canada tại đây; tìm
hiểu về kiến trúc Tân Gô tích và được đứng trên đĩnh Tháp Hòa Bình để phóng mắt
tận hưởng tầm nhìn tuyệt vời nhất khắp trung tâm thành phố Ottawa.
Peace Tower là Tháp Hòa Bình; còn được gọi là Tháp Chiến Thắng
và Hòa Bình (Tower of Victory and Peace) là một tháp chuông và đồng hồ nằm
chính giữa một quần thể gồm 3 nhóm kiến trúc. Tháp nầy nằm cao trên khu kiến
trúc chính ở trung tâm (Centre
Block) nay là Quốc hội Canada, đặt tại Ottawa, Ontario là Thủ đô của đất nước
giàu đẹp và văn minh Canada.
Tháp nầy thay thế cho một
tháp cũ cao 55 mét được đặt tên là Tháp Victoria đã bị cháy vào năm 1916 cùng
với khu kiến trúc trung tâm (Centre Block), ngoại trừ Thư viện của Quốc hội là
thoát khỏi bà hỏa!
Tháp được các kiến trúc sư Jean Omer
Marchand và John A. Pearson thiết kế, cao 92.2 m (302 ft 6 in), phần trên được
bố trí vô số chạm khắc đá, trong đó có khoảng 370 tượng đầu thú, các hoa văn và
những trụ gạch, phù hợp với phong cách Gothic Victoria. Các bức tường là sa thạch
Nepean và mái nhà là bê-tông cốt thép bao phủ bằng đồng.
Tùy bút của HUYỀN ANH.
(Trích tài liệu từ Wikipedia và các nguồn khác)