 |
TT Nga Vladimir Putin mệt mỏi tận cùng sau khi bị Hoa Kỳ và Âu Châu trừng phạt |
 |
Nga cưỡng chiếm bán đảo Crimea của và bị Hoa Kỳ, Liên Âu, NATO trừng phạt. Nay bị Ukraine tăng cường trừng phát cấm hết mọi chuyến bay dân sự giữa Nga và Ukraine kể từ Chủ Nhật 26-10-2015 |
VietPress USA (25-10-2015): Lệnh cấm các chuyến bay
hàng không dân sự qua lại giữa Nga và Ukraine sẽ có hiệu lực kể từ lúc 00:01AM
ngày Chủ Nhật 25-10-2015. Lệnh nầy được chính phủ Ukraine của Tổng thống Petro Poroshenko tại Thủ đô Kiev công bố để trừng phạt Nga về việc
Nga đã cưỡng chiếm bán đảo Crimea của
Ukraine để sát nhập vào lãnh thổ Nga kể từ tháng 3-2014 đến nay.
Vào đầu năm 2014, Ukraine
thỏa thuận ký kết một Thỏa ước Kinh tế với Cộng đồng Châu Âu EU; nhưng sau
đó TT Viktor Yanukovych đã tự ý hủy
bỏ để ký với Nga và sự việc na62t làm dấy lên những cuộc biểu tình rầm rộ của
dân chúng, sinh viên học sinh và các tổ chức đối lập. TT Viktor Yanukovych ra lệnh
đàn áp đẩm máu và dân chúng đã lật đổ khiến ông phải đào tẩu qua Nga và kêu gọi
Nga đưa quân lính vào trấn áp can thiệp.
Lấy cớ nầy, Nga cho quân chiếm phi trường, hải cảng và giải
giới quân đội Ukraine tại bán đảo Crimea
để đưa quân đội Nga nhưng không mang rõ binh chủng hay dấu hiệu gì và công bố
đó là thành phần dân chúng thân Nga để đòi tổ chức trưng cầu dân ý có nên sáp
nhập Crimea vào Nga hay không.
Trong đên 22 rạng ngày 23-2-2014, TT Nga Vladimir Putin họp hội đồng an ninh quốc gia Nga và cuối
phiên họp ông tuyên bố “Chúng ta phải bắt đầu làm việc để lấy Crimea trả lại cho Nga”.
 |
Lãnh đạo 5 Quốc gia ký kết Thỏa Thuận Ngừng Bắn Minsk. |
Sau khi Hoa Kỳ làm sụp đổ Liên-Xô vào ngày 24-8-1991 thì các
nước trong khối Liên bang Sô-Viết đều tách ra tự trị, độc lập. Nga là nước lớn
nhất, sau Nga là Ukraine lớn thứ nhì. Nhưng Ukraine là một quốc gia có nông
nghiệp trù phú, đất đai phì nhiêu và còn sỡ hữu các nhà máy chế tạo công nghệ
quốc phòng và kho vũ khí nguyên tử của Liên-Xô cũ nên Nga rất thèm khát muốn
tìm cách tấn công Ukraine.
Vị Tổng thống đầu tiên của Ukraine được dân bầu vào ngày
01-12-1991 là ông Leonid Kravchuk đã
thỏa thuận giao kho vũ khí nguyên tử cho Nga và đổi lấy toàn bộ bán đảo Crimea
về cho Ukraine. Bán đảo nầy nguyên tên gốc là bán đảo Krym hay Crưm (tiếng
Ukraina: Кримський півострів, tiếng Nga: Крымский полуостров, tiếng Tatar Krym:
Qırım yarımadası) là một bán đảo lớn ở châu Âu được nước biển bao bọc gần như
hoàn toàn. Bán đảo nằm ngay về phía nam của đất liền của Ukraina và về phía tây
của miền Kuban thuộc Nga. Bán đảo
Krym nằm giữa hai biển Azov và biển Đen và được nối với đất liền của
Ukraina theo eo đất Perekop.
Lãnh thổ Krym bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử. Các sắc
dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus
Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar
và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Krym. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa
Venezia và Cộng hòa Genova kiểm soát một phần Krym. Nối tiếp là Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18 và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20.
 |
Xe tank của Nga trong cuộc chiến chiếm Crimea |
Thời thuộc Liên Xô, Krym ban đầu là một phần của Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Ngày 19 tháng 2 năm 1954, Đoàn chủ tịch Xô
viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Krym chuyển cho Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Việc chuyển giao này được miêu tả là một
"món quà", kỷ niệm cột mốc 300 năm Ukraina trở thành một phần của Đế
quốc Nga.
Trước đây, Cộng hòa Tự trị Krym chiếm phần lớn bán đảo; một
vùng nhỏ ở phía tây nam là thành phố Sevastopol
với địa vị pháp lý đặc biệt ở Ukraine, còn một vùng ở phía bắc mũi đất Arabat của bán đảo là thuộc tỉnh
Kherson, Ukraine. Mũi đất Arabat nằm
phía đông bắc Krym, chia tách hệ thống vùng đầm ngập mặn Sivash với biển Azov.
Sau khi trao đổi kho vũ khí nguyên tử đưa cho Nga để đổi Krym
thì Krym thuộc hoàn toàn về Ukraine. Nhưng vào đầu năm 2014, TT Putin đã cho
quân chiếm bán đảo Krym tức Crimea theo tiếng Anh và tổ chức trưng cầu dân ý dưới
họng súng quân đội Nga được giả dạng dân quân thân Nga để tuyên bố Crimea thành
Cộng hòa Tự trị Krym và thành phố Sevastopol
tuyên bố ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga, được Nga đồng ý. Hiện
Nga xem Krym là chủ thể liên bang thuộc nước này, gọi là Cộng hòa Krym.
Vụ xâm lăng nầy đã khiến Hoa Kỳ và phương Tây trừng phạt Nga
cho đến nay. Nga tiếp tục khuấy động cho phe nổi dậy ở Miền Đông Ukraine ly
khai. Trước sức ép của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và khối Cộng đồng Âu Châu; Nga phải
ký Thỏa Thuận Ngưng Chiến tại vùng Donbas
Miền Đông Ukraine được ký tại Minsk ở
Belarus ngày 12-2-2015 giữa Tổng thống Balarus Alexander Lukashenko, TT Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức
bà Angela Merkel, TT Pháp François
Hollande và TT Ukraine Petro Poroshenko.
 |
Đối đầu quyết liệt giữa TT Ukraine Petro Poroshenko và TT Nga Vladimir Putin về Crimea và Đông Ukraine |
Từ lâu nay Nga gần như là nước sản xuất xăng dầu và khí đốt lớn
nhất tại Âu Châu bao phủ độc quyền từ Bắc Âu qua đến trên 40% thị trường các nước
Âu Châu. Nga dùng lợi nhuận từ xăng dầu để phát triển quốc phòng và đe dọa an
ninh một nửa trái đất. Nga dọa cúp hơi đốt (Gas) cung cấp cho Ukraine và Âu
Châu.. Hoa Kỳ từ một quốc gia tiêu thụ xăng dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, bị
lệ thuộc với nguồn cung cấp từ khối Ả Rập.. nhưng bất ngờ kế hoạch phát triển
xăng dầu của TT Barack Obama khởi sự từ năm thứ nhì trong nhiệm kỳ đầu của ông
đã giúp Hoa Kỳ trở thành nước sản xuất xăng dầu và khí đốt lớn nhất thế giới kể
từ năm 2014 với giá thấp dưới USD50.00 mỗi thùng Barrel. Hoa Kỳ tung giá xăng dầu
mới khiến kỹ nghệ sản xuất xăng dầu của Nga hoàn toàn sụp đổ vì giá thành sản
xuất của Nga đã cao hơn USD60.00 cho mỗi thùng Barrel. Sự trừng phạt kinh tế, cấm
xuất cảng vũ khí và kỹ thuật quốc phòng, cấm xuất cảng xăng dầu và cấn vận kinh
tế của Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đã làm cho kinh tế tài chánh của Nga suy sụp
và tín dụng Nga bị các công ty xếp hạng tín dụng cho vào loại rác!
Nay TT Ukraine Petro Poroshenko quyết định cấm tất cả mọi
chuyến bay hàng không dân sự từ Nga bay vào Ukraine hoặc từ Ukraine bay qua
Nga. Lệnh cấm nầy là tăng cường thêm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và các nước Âu
Châu đối với Nga vì Nga vẫn ngoan ngạnh trong việc chiếm đoạt bán đảo Crimea và
vi phạm thỏa thuận ngưng bắn Minsk ngày 12-2-2015. Lệnh cấm nầy sẽ có hiệu lực
thi hành kể từ khuya hôm nay chấm dứt ngày Thứ Bảy để hiệu lức lúc 00:01AM Chủ
Nhật 25-10-2015.
Lệnh cấm bay thẳng sẽ làm ảnh hưởng tới khoảng 70.000 hành
khách mỗi tháng. Nga đã cáo buộc Ukraine là tự bắn vào chân mình bằng hành
động mới nhất và chỉ ra rằng hầu hết các hành khách là người Ukraine đi sang
Nga để làm việc, thăm thân nhân hoặc quá cảnh. Nhưng phía Kiev nói rằng số lượng
hành khách lâu nay hết 3/4 dùng máy bay của Nga nên sự thiệt hại cho Ukraine là
không đáng kể.
Các chuyến bay trực tiếp giữa Ukraine và Nga sẽ dừng hoạt
động từ ngày Chủ Nhật, là thời điểm lệnh trừng phạt từ phía Kiev đưa ra bắt
đầu có hiệu lực.
Moscow đầu tiên gọi lệnh cấm của Kiev đối với các hãng hàng
không Nga là "điên rồ",
sau đó Nga tuyên bố sẽ áp dụng bước đi tương tự.
Ukraine nay nói các chuyến bay sẽ chấm dứt vào nửa đêm hôm Thứ
Bảy, sau khi các cuộc đàm phán phút chót về cuộc khủng hoảng nhằm tìm giải
pháp nhân nhượng, nhưng đến nay chưa có kết quả gì.
Bộ trưởng Giao thông của Nga ước tính thiệt hại từ việc
không bán được vé ở cả hai quốc gia sẽ vào khoảng 110 triệu đô la một năm.
Khi lệnh cấm bắt đầu được áp dụng, hành khách sẽ buộc phải
đi những tuyến đường vòng dài hơn, đắt đỏ hơn thông qua nước thứ ba nào đó,
hoặc sẽ phải đi xe lửa với hành trình kéo dài 13 tiếng đồng hồ.
HUY ANH. dich và tổng hợp.