VietPress USA (23-10-2014): Phalanx (CIWS) của Hải quân Mỹ, là dòng mới nhất của hệ thống phòng thủ chống rocket nhỏ và tên lửa tầm gần. Khi phát hiện đe dọa bay vào tầm bắn, nó sẽ tự động tung ra một luồng đạn xuyên giáp. Và điều này không phải là tất cả niềm vui cho Hải quân. Quân đội Mỹ hiện đang phát triển phiên bản riêng land-locked có tên là Centurion C-RAM.
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu chút ít về lịch sử của những phiên bản thiết kế ban đầu. Phalanx CIWS, còn được gọi là "tiếng rít trên biển", ban đầu được phát triển vào cuối những năm 1960 như một thiết bị Bảo vệ đầu cuối trang bị trên các tầu chiến Mỹ để chống lại các tên lửa chống hạm (AShMs). Nó thực chất là một khẩu súng Gatling tự nhắm mục tiêu. Phalanx sử dụng loại đạn xuyên giáp 20mm M61 Vulcan autocannon, liên kết với một hệ thống radar Ku-band và Forward Looking Infrared (FLIR) để nhắm mục tiêu. Toàn bộ hệ thống khép kín này có thể tự động hóa, định vị, theo dõi, và các mục tiêu chuyển động nhanh .
Nguyên mẫu đầu tiên được lắp đặt trên tàu USS King vào năm 1973. Tuy nhiên, với công nghệ thời đó tương đối cổ xưa, nên nhiều phiên bản nâng cấp hệ thống điều khiển bằng máy tính là cần thiết trong những năm qua để cải thiện tính sẵn sàng chiến đấu.
 |
Ảnh : đạn C-RAM bắn ra luồng đạn màu đỏ với tốc độ 75 phát/giây |
CIWS hiện đại sử dụng ăng-ten kép để theo dõi các mục tiêu. Các radar chính liên tục quét các mối đe dọa đến, tính toán xác định một mục tiêu tiềm năng , tốc độ và quỹ đạo. Một khi hệ thống xác nhận rằng các mối đe dọa đang tiến đến, hệ thống nhắm mục tiêu phụ phản kháng. Khi Phalanx quyết định các mối đe dọa là trong phạm vi tối thiểu để "tiêu diệt ", nó sẽ tung ra một luồng đạn xuyên giáp để phá hủy đầu đạn trước khi nó chạm đến con tàu.
Hệ thống chống rocket, đạn pháo, đạn cối (C-RAM) Centurion của Lục Quân một phần được phát triển bởi Northrop Grumman cũng có cách hoạt động tương tự, Nó phát triển trực tiếp từ dự án Phalanx vào năm 2004 như một phương tiện để bảo vệ căn cứ của Mỹ tại Iraq. Nó sử dụng cùng loại đạn 20mm autocannon 2000rpm và thiết kế khép kín, Tuy nhiên, nó sử dụng cảm biến bổ sung,kiểu băng đạn khác nhau, và được gắn với một máy phát điện kèm theo.
C-RAM có nhiều mối đe dọa để bảo vệ và chống lại trên mặt đất hơn người anh em trên biển của nó như loại đạn cối, do đó nó sử dụng các cảm biến theo dõi bổ sung, bao gồm Lightweight Counter Motar Radar của quân đội (LCMR) và Q-36 Target Acquisition Radar (AN / TPQ-36 Firefinder radar). Chúng có thể nhắm mục tiêu, theo dõi, ưu tiên, và loại bỏ nhiều vòng đi vào trước khi bắn chúng rơi xuống đất. Chúng cũng bao gồm là một hệ thống cảnh báo cho quân đội gần đó.
Các C-RAM cũng khác với Phalanx đó là các viên đạn CIWS bắn ra thường chỉ rơi xuống biển nếu chúng bắn trượt mục tiêu. Trong khi Trên mặt đất, chúng có nhiều khả năng gây ra thiệt hại xung quanh . Vì vậy, thay vì băng đạn xuyên giáp ( Full Kim loại tungsten) của Hải quân sử dụng, Những viên đạn C-RAM sẽ tự hủy trước khi chúng rơi xuống đất. điều này khẳng định, các báo cáo về Centurion cho biết, nó có thể bảo vệ một khu vực 1.2km vuông từ các mối đe dọa trên không, với tỷ lệ bắn rơi mục tiêu đạt được 60-70 %.
Neo Anderson