 |
Các nhà nghiên cứu cho rằng , vết nứt ở Afar, Ethiopia cuối cùng
sẽ trở thanh một Đại dương mới
|
 |
Đường phay rạn nứt qua sa mạc của Ethiopia |
VietPress USA (22-8-2015): Ethiopia theo tên chính thức là Federal Democratic Republic of Ethiopia
(Liên bang Cộng hòa Dân chủ Ethiopia) là một quốc gia nằm trong vùng Sừng Châu
Phi. Phía bắc và đông bắc giáp Eritrea; phía chánh đông giáp với Djibouti và Somalia;
phía tây giáp Sudan và Nam Sudan; và về
phía nam giáp Kenya.
Ethiopia có lối hơn 90 triệu
dân, là một quốc gia được coi là lớn nhất Thế giới bị bốn bề bao bọc bởi đất
đai và sa mạc. Ethiopia cũng là quốc gia đông dân cư thứ nhì của Phi Châu chỉ
sau Nigeria. Tổng diện tích của Ehthiopia là 1.100.000 Km2 (tương đương 420,000
dặm vuông) với thủ đô và là thành phố lớn nhất mang tên Addis Ababa.
Một số bằng chứng khảo cổ
cho thấy những con người là tổ tiên của nhân loại hiện nay đã được tìm thấy tại
Ethiopia và đó là khởi thủy của thời đại giống người Sapiens đầu tiên tại Trung Đông và vùng phụ cận. Thứ ngôn ngữ họ dùng
là Afro-Asiatic (Phi Á) là căn bản
tiếng nói thổ dân vùng Sừng Châu Phi thời đồ đá và tiếp theo.
Truy tìm nguồn gốc lịch sử,
các nhà sử học cho biết đến Thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên (BC), Ethiopia theo chế
độ quân chủ kéo dài cho hầu hết thời gian lịch sử của quốc gia nầy. Cho đến Thế
kỷ đầu tiên sau Công nguyên thì Vương quốc Aksum
đã duy trì một nền văn minh thống nhất trong khu vực và tiếp theo là gia đoạn Abyssinia vào khoảng năm 1137.
Ethiopia là quốc gia duy nhất
của Phi Châu đã đánh bại thế lực thực dân chiếm thuộc địa của Châu Âu và trở
thành phong trào tiên phong cho nhiều quốc gia Phi Châu giành độc lập. Ethiopia
là thành viên của Hiệp Hội các Quốc gia Thế kỷ 20 và là thành viên của Liên Hiệp
Quốc.
 |
Dân và lạc đà sống trên sa mạc Ethiopia |
Năm 1974, cuối thời gian cai
trị của Haile Selassie, quyền lực bị
rơi vào nhóm quân đội theo Cộng sản gọi là Derg
được Liên-Xô hậu thuẩn. Sau khi Liên-Xô sụp đổ năm 1991 thì chính quyền cộng sản
Derg nầy bị lật đổ bởi Mặt Trận Cách mạng Dân chủ của Nhân dân Ethiopia (Ethiopian
People's Revolutionary Democratic Front – EPRDF).
 |
Phụ nữ bộ tộc ở Ethiopia càng căng được miệng rộng chừng nào thì chứng tỏ sang chừng đó |
Ethiopia là nguồn gốc của
Cà-phê, là nơi có các văn bản cổ tự cho thấy các mẫu tự Alphabet phát minh đầu
tiên cho chữ viết A, B, C… mà ngày nay thế giới đang dùng. Ethiopia cũng là nơi
có nhiều vùng được Liên Hiệp Quốc bảo vệ văn hóa của nhân loại.. Ethiopia là quốc
gia có nhiều con sông và rừng núi rập rạp; nhưng ngược lại cũng là nơi có sa mạc
mênh mông mà nhiều năm nay cả một đường phay rạn nứt băng qua sa mạc Ethiopia
mà các nhà khoa học và địa vật lý cho rằng vết nứt sẽ tạo ra một Đại dương mới.
Một quốc gia mà chung quanh
bị bủa vậy bằng đất liền, núi rừng và sa mạc; nay chợt nhiên một Đại dương nước
biển xanh mát sóng vỗ rì rào ở Ethiopia thì thật là thích thú và ngoại mục biết
bao.
VietPress USA mời bạn đọc
theo dõi bài dịch sau đây của bạn Neo Anderson.
VietPress USA
oOo
VẾT NỨT KHỔNG LỒ Ở CHÂU PHI SẼ HÌNH THÀNH
MỘT ĐẠI DƯƠNG MỚI TRÊN SA MẠC
 |
Vết nứt khổng lồ dài 35 dặm băng qua sa mạc Ethiopia |
Một vết nứt dài 35 dặm trong sa mạc của Ethiopia dần dần có thể sẽ trở thành một đại dương mới, theo khẳng định của các nhà nghiên cứu.
 |
Một phụ nữ Ethiopia trong sắc phục lễ hội |
Vết nứt, rộng 20 feet tại các điểm, đã mở ra hồi năm 2005, một số nhà địa chất học tin rằng, sau đó nó sẽ sinh ra một đại dương mới. Nhưng quan điểm đó đã gây tranh cãi, và vết rạn nứt đã không được nghiên cứu kỹ.
Một nghiên cứu mới, liên quan đến một nhóm các nhà khoa học quốc tế và báo cáo trên tạp chí Geophysical Research Letters nhận thấy, các quá trình tạo nên các vết nứt gần giống với những gì diễn ra ở dưới đáy đại dương; hơn nữa có dấu hiệu cho thấy, khu vực nầy trong tương lai sẽ là một vùng biển.
Sự hoạt động của một vết nứt tương tự cũng đang dần dần chia cắt Biển Đỏ .
Bằng cách sử dụng những dữ liệu địa chấn mới được thu thập từ năm 2005, các nhà nghiên cứu tái tạo lại sự kiện này trên mô hình giả lập để cho thấy sự mở ra của vết nứt dọc theo toàn bộ chiều dài 35 dặm của nó chỉ trong vài ngày.
Dabbahu, một ngọn núi lửa ở cuối phía bắc của vết nứt, là nơi nổ ra trước tiên; sau đó dung nham núi lửa bị đẩy lên, thông qua giữa các khu vực khe nứt và bắt đầu “giải nén áp suất” ở cả hai hướng của vết nứt, theo các nhà khoa học giải thích trong một thông cáo .
 |
Tục căng môi bằng một cái dĩa của phụ nữ bộ lạc Ethiopia. Dĩa càng lớn thì càng quý phái dễ lấy chống |
"Chúng ta biết rằng các rặng núi dưới đáy biển được tạo ra bởi một sự xâm nhập tương tự của dung nham vào một khe nứt, nhưng chúng ta không bao giờ biết rằng có một chiều dài rộng lớn của sườn núi ,có thể bị phá vỡ ra cùng một lúc như thế này," Cindy Ebinger, giáo sư nghành khoa học môi trường và Trái đất tại Đại học Rochester và là đồng tác giả của nghiên cứu trên ,cho biết.
Kết quả cho thấy rằng, ranh giới mà núi lửa hoạt động mạnh dọc theo các cạnh của mảng kiến tạo đại Dương có thể sẽ bất ngờ vỡ ra mảnh lớn, thay vì những mảnh nhỏ.
Là một lý thuyết hàng đầu được nêu ra, Và một biến cố quy mô lớn như vậy, bất ngờ xẩy ra trên mặt đất sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng hơn nhiều cho những người dân sống gần khe nứt hơn là những biến cố nhỏ khác, Ebinger nói.
 |
Gái tuổi Teen mới lớn Ethiopia |
"Điểm chung của nghiên cứu này là để tìm hiểu xem những gì đang xảy ra ở Ethiopia, cũng giống như những gì đang diễn ra ở dưới đáy đại dương, nơi mà chúng ta gần như không thể đến được," Ebinger nói.
"Chúng tôi biết rằng nếu chúng tôi có thể xác minh điều đó, thì Ethiopia cơ bản sẽ là một phòng thí nghiệm Sườn núi trong Đại Dương, độc đáo và tuyệt vời đối với chúng tôi. Bởi vì có sự cộng tác xuyên biên giới quý giá, chưa từng có đằng sau nghiên cứu này, bây giờ chúng tôi biết rằng câu trả lời là Yes, nó tương tự như vậy."
Mảng châu Phi và Ả Rập gặp nhau ở sa mạc Afar xa xôi, của Bắc Ethiopia và đang lan rộng ra ngoài trong một quá trình tạo vết nứt, với tốc độ chưa tới 1 inch mỗi năm. Trong 30 triệu năm qua. vết nứt này được hình thành vùng lõm 186 dặm trên sa mạc Afar và Biển Đỏ. Suy đoán cho rằng Biển Đỏ cuối cùng sẽ đổ về biển mới nầy, sẽ diễn ra trong một triệu năm hoặc lâu hơn. Các đại dương mới sẽ kết nối với Biển Đỏ và Vịnh Aden, một nhánh của biển Ả Rập giữa Yemen trên bán đảo Ả Rập và Somalia ở miền đông châu Phi.
Atalay Ayele, giáo sư tại Đại học Addis Ababa ở Ethiopia, dẫn đầu cuộc điều tra, thu thập dữ liệu địa chấn với sự giúp đỡ từ nước láng giềng Eritrea và Ghebrebrhan Ogubazghi, giáo sư tại Viện Công nghệ Eritrea (Eritrea Institute of Technology), và từ Yemen với sự giúp đỡ của Jamal Sholan thuộc Trung tâm quan sát địa chấn Yemen (Yemen Seismological Observatory Center).