| |

TV

Monday, April 06, 2015

THÁNH LỄ PHỤC SINH KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI MỪNG CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI TỪ CÕI CHẾT

Mục sư Bill Barksdale treo một chiếc áo lên cây Thánh Giá trước lúc mặt trời mọc vào Chủ Nhật Phục Sinh tại nhà thờ thánh Andrew của Giáo Hội Methodist hiệp nhất ở Oxford, Miss. vào ngày 05-4-2015 (ảnh AP). 




Đức Giáo Hoàng Francis ban phép lành cho thành phố Vatican và Thế giới sau khi chấm dứt thánh lễ Phục Sinh
tại công trường Thánh Phêrô ở Vatican ngày Chủ Nhật 05-4-2015. Ngài hoan nghênh Thỏa Thuận về vấn đề hạt
nhân giữa 6 cường quốc và Iran; đồng thời Ngài lo ngại về các vụ đổ máu tại Libya, Yemen, Syria, Iraq, Nigeria
và nhiều nơi ở Phi châu.
VietPress USA (05-4-2015): Hôm nay Chủ Nhật, toàn thể những người theo Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới đều hân hoan mừng Lễ Phục Sinh

Hiện nay nhân loại có trên 7 tỷ 300 triệu người; trong đó những người tin thờ Chúa Giêsu gồm Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo (Orthodox) và vài chi phái khác gom chung lối 2 tỷ 250 triệu người. Riêng Công giáo do Đức Giáo Hoàng tại Vatican lãnh đạo chiếm khoảng 1 Tỷ 200 triệu giáo dân.

Theo Wikipedia, trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phânGiáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở AleppoSyria năm 1997Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết. 

Ngược lại Giáo hội Tây phương 

Tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.

Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết được sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của Chúa; trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của Chúa.
Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và Giáo Hoàng Victor đã rút lại vạ tuyệt thông.
Tại Công đồng Nicêa năm 325 do Hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua của Do thái giáo và lễ Phục sinh của Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Kitô giáo Tây phương

Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.

Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo; nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số Tiểu bang, nay tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. 
Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết Giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở AleppoSyria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến giã ngoại cho cả gia đình.

Kitô giáo Đông phương

Biểu tượng Phục Sinh của ChúaGiêsu Kitô
của 
Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16

Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.
Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.

Phong tục và lễ nghi

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hộiKitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.
Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Nhiều Kitô hữu hành hương đến Via Dolorosa tại Thành cổ Jerusalem để thăm lại con đường khổ nạn mà Giêsu đã vác thánh giá đến đồi Sọ.

Trứng Phục Sinh và thỏ

Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc
Theo một phong tục cổ từ những người Ai CậpBa Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.

Tổng thống Obama cổ vũ những em
nhỏ chơi lăn trứng tại sân cỏ
T
òa Bạch Ốc năm 2009

Trứng Phục Sinh (như là Pysanky) chào mừng các ngày lễ Phục Sinh thường được trang trí đặc biệt. Phong tục cổ của quả trứng Phục Sinh có thể đã bắt đầu trong cộng đồng Kitô hữu tại vùng Lưỡng Hà (Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran), trứng được nhuộm đỏ để tưởng niệm máu của Chúa Kitô đã đổ ra lúc bị đóng đinh.[1] Trong các truyền thống sau đó, trứng cũng là một biểu tượng của ngôi mộ trống.[2][3] Tại Bulgaria, Hy Lạp, Nga, Serbia và Thụy Điển, trứng luộc được sơn màu đỏ như một biểu tượng của cuộc sống mới đã được ban tặng bởi sự hy sinh của Chúa Kitô. Truyền thống lâu đời nhất là sử dụng trứng gà nhuộm, nhưng hiện đại thường là được thay thế bằng trứng làm từ sô cô la hoặc trứng nhựa plastic chứa đầy kẹo.
Nhiều người Mỹ đã theo truyền thống và tô màu lên trứng luộc chín và tặng những giỏ kẹo. Các Thỏ Phục Sinh là một huyền thoại phổ biến của một nhân vật tặng quà Phục Sinh, tương tự như Santa Claus (ông già Nô-en) trong văn hóa Mỹ. Vào ngày Thứ Hai Phục Sinh, Tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức một cuộc chơi đua lăn trứng Phục sinh (Easter Egg Roll, thường là dùng gậy hay là muỗng dài chuyển trứng, phong tục này đã có trên 400 năm) hàng năm trên bãi cỏ Nhà Trắng cho trẻ nhỏ.



Giáo Hoàng Francis rời khỏi công trường Thánh Phêrô sau khi mừng Lễ Phục Sinh Chủ Nhật 05-4-2015
Giáo Hoàng Francis nói chuyện trước khi ban Phép Lành Urbi et Orbi cuối Thánh Lễ Phục Sinh
tại công trường Thánh Phêrô ngày Chủ Nhật 05-4-2015 (ảnh AP)
 
Giáo Hoàng Francisc ban phép lành Phục Sinh cuối Thánh Lễ Phục Sinh
Chủ Nhật 05-4-2015 tại Công trường Thánh Phêrô Chủ Nhật 05-4-2015
Cảnh Sát Ý vây quanh khu vực Giáo Hoàng Francis làm lễ phục sinh để bảo vệ an ninh
Dân chúng tụ họp tại bời Red Bank Landing ở Virginia để cầu nguyện chờ mặt trời lên
vào sáng Chủ Nhật Phục Sinh 05-4-2015
  
Những người ăn năn sám hối đang nói với nhau khi đi rước kiệu theo nghi thức "La Soledad" vào Tuần Thánh
tại Madrid, Tây Ban Nha, Thứ Bảy 04-4-2015 (ảnh AP)
Người Ấn Độ trang trí Trứng Phục Sinh tại Gauhati, Thứ Bảy 04-4-2015 (AP)
Các giáo dân đang cầu nguyện trong mùa vọng Phục Sinh tại thánh đường Mẹ Theresa ở Kosovo 04-4-2015 (AP)
Các giáo dân cầm nến trong buổi lễ vọng Phục Sinh tại Đại giáo đường Basilica ở Vilnius,
Lithuania vào Thứ Bảy 4-4-2015 (AP).
  
Một em bé đang kê mặt lên bàn quỳ trong thánh đường Đức Mẹ Nhân Lành tại Garissa nơi từng 3 lần bi tấn công
khủng bố. Lễ Phục Sinh 05-4-2015 tại Garissa đầy đau buồn sau khi quân khủng bô Hồi giáo vào giết 148
sinh viên đại học sau khi họ tha chết những sinh viên Hồi giáo (AP)
Giáo dân Kenya đang dự thánh lễ Phục Sinh tại thánh đường Đức Mẹ Nhân Lành ở Garissa nơi mà
quân Hồi giáo cực đoan vừa giết 147 sinh viên. (AP)
Mặc dầu bị quân Hồi giáo cực đoan al-Shabaab vừa tấn công giết các sinh viên công giáo tại cư xá
Đại Học Garissa; nhưng giáo dân Kenya tại Garissa vẫn đến thánh đường Đức Mẹ Nhân Lành
để mừng Lễ Phục Sinh đông đảo ngày Chủ Nhật 05-4-2015 (AP)
Công giáo Chính Thống Orthodox đang cầm lá để tưởng niệm Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh
tại Jerusalem hôm Chủ Nhật 05-4-2015 (AP)
Tại Tây Ban Nha luật buộc khi đang hình các em bé thì phải che mờ; nhưng người thân đang chuẩn bị cho em gái 12 tuổi Alba Oroz đội vương miện làm Thiên Thần trng lễ Phục Sinh tại thị trấn Tudela, Tây Ban Nha (AP)

Giám Mục Dode Gjergii (phải) đang cho một giáo dân rước bánh thánh trong lễ vọng
Phục Sinh tại Đại Giáo Đường Mẹ Theresa ở Kosovo của Pristina Thứ Bảy 04-4-2015 (AP)

Hình nộm của Judas bán Chúa đang bị đốt trên cột ở Tielmes, Tây Ban Nha vào Ngày Phục Sinh
Chủ Nhật 05-4-2015. Các thiếu niên đến 18 tuổi vào rừng khiêng một cây gỗ về trong làng để dựng
lên rồi đốt với hình nộm Judas bán Chúa và nghi thức nầy coi như xóa mọi xui xẻo trong năm (AP)

Một thiếu niên Ấn Độ đang rước lễ tại Thánh Lễ Phục Sinh 05-4-2015 tại Gauhati, Ấn Độ

Tín đồ Tin Lành đang cầu nguyện tại Thánh đường Mộ Thánh Chúa, được tin là nơi Chúa chịu nạn
và được an táng tại Jerusalem, Chủ Nhật 05-4-2015

Tín hữu Tin Lành và nữ tu sĩ đang cầu nguyện tại Giáo đường Mộ Thánh được tin là nơi Chúa Giêsu
chịu nạn và được an táng; Chủ Nhật 05-4-2015 tại Jerusalem. (AP)


Giáo dân Công giáo Chính Thống Orthodox Hy Lạp đang cầm lá để tưởng niệm
Chúa Giêsu bị đóng đi chết và sống lại sau 3 ngày chôn trong huyệt đá, nay là Mộ Thánh.

Giáo Hoàng Francis đọc Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi tại thánh lễ Phục Sinh 05-4-2015
tại công trường thánh Phêrô, Vatican.

Tín đồ Tin Lành người Ấn Độ đóng vai Chúa Giêsu đang đội gai nhọn trong cuộc rước kiệu
vào Thứ Sáu thương khó ngày Thứ Sáu Tốt Lành 03-4-2015 tại Mumbai, Ấn Độ (AP)

Một giáo dân Philippines đóng vai Chúa Giêsu đang bị đóng đinh thât sự vào chân và hai tay
bị đóng chặt vào thánh giá bằng gỗ rồi dựng đứng thánh giá lên trong ngày Thứ Sáu Tốt Lành
03-4-2015 tại Paombong ở Bulacan, Philippines.

Những giáo dân Công giáo Ý diễn lại cảnh Chúa Giêsu bị hành hình, bị đóng đinh lên Thánh Giá trong ngày
Thứ Sáu tốt lành 03-4-2015 tại Bensheim tại Frankfurt (Reuters)

Những tín đồ Tin Lành Ấn Độ diễn xuát lại chăng đường thánh giá Chúa Giêsu đã trải qua
vào Thứ Sáu 03-4-2013 tại Gauhati (AP)

Hai bàn chân của một người Philippines diễn lại cảnh bị đánh đập và bị đóng đinh trên cây Thánh giá vào Thứ Sáu 03-4-2015 tại Cutud, Pampanga, Philippines. (AP)

Người đàn ông Philippines đóng vai Chúa Giêsu cũng đang bị đóng đinh và đội nón gai Khen

Add caption
30.   Penitents of the Jesus Yacente brotherhood take part in a Holy Week procession in Zamora, Spain, Friday, April 3, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy Week. (AP Photo/Andres Kudacki)

31.   Brendan Paul plays the part of Jesus during a re-enactment of the crucifixion of Christ in Sydney, Friday, April 3, 2015. Members of the Wesley Mission use a modern interpretation of the recreation of Jesus' journey to the cross before a Good Friday service is held. (AP Photo/Rick Rycroft)
32.   Members of the clergy take part in the Washing of the Feet ceremony in the Church of the Holy Sepulchre in Jerusalem's Old City during Holy Week April 2, 2015. Holy Week is celebrated in many Christian traditions during the week before Easter. (REUTERS/Ammar Awad)

33.   Young boys dressed as penitents carry the religious float representing the 14th station of the cross, when the body of Jesus is placed in a tomb, in the Children's Holy Thursday Procession, in Tunja, Colombia, Thursday, April 2, 2015. In this annual Holy Week tradition, now in its 55th year, children carry religious floats and depict the key moments of the passion, death and resurrection of Jesus Christ. (AP Photo/Fernando Vergara)
34.   Actors take part in a re-enactment during a Holy Week procession to prepare for Good Friday celebrations, in Luque April 1, 2015. Holy Week is celebrated in many Christian traditions during the week before Easter. (REUTERS/Jorge Adorno)

35.   Members of the Catholic clergy hold candles during a procession at the traditional Washing of the Feet ceremony at the Church of the Holy Sepulchre in Jerusalem's Old City during Holy Week April 2, 2015. Holy Week is celebrated in many Christian traditions during the week before Easter. (REUTERS/Ammar Awad)
36.   Penitents carry an image of Jesus Christ as they take part in the "Procesion del Silencio" (Silence Procession) by the "Cristo de las Injurias" brotherhood, during the Holy Week in Zamora, Spain, Wednesday, April 1, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy Week. (AP Photo/Andres Kudacki)

37.   Spanish legionnaires carry a statue of the Christ of Mena outside a church during a ceremony before they take part in the "Mena" brotherhood procession in Malaga, southern Spain April 2, 2015. Holy Week is celebrated in many Christian traditions during the week before Easter. (REUTERS/Jon Nazca)
38.   Penitents take part in a Holy Week procession in Marsala, southern Italy, April 2, 2015. Tens of Easter processions take place around Sicily island during Holy Week, drawing thousands of visitors. (REUTERS/Tony Gentile)

39.   Red flares burn while penitents of the Cristo de Viga brotherhood carrying a float with a cross take part in a Holy Week procession in Jerez de la Frontera, Spain, Monday, March 30, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy Week. (AP Photo/Daniel Ochoa de Olza)
40.   Penitents from 'Cristo de la Buena Muerte' or 'Good Dead Christ' brotherhood take part in a procession in Zamora, Spain, early Tuesday, March 31, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy Week. (AP Photo/Andres Kudacki)

41.   A man carries away a sculpture of Jesus of Nazareth after it was paraded at a night time Holy Week procession in Puellaro, Ecuador, Tuesday, March 31, 2015. The procession, called in Spanish "Procesion de Andas," is an annual tradition held on each Tuesday of Easter week. Those who carry the heavy sculptures on large platforms inherit the responsibility from their parents or a friend and consider it an honor. Many no longer live in the Andean town but return once a year for Holy Week. (AP Photo/Dolores Ochoa)
42.   An old woman looks from her house window as penitents dressed as Roman empire soldiers take part in "Nuestro Senor Atado a la Columna, Maria Santisima de la Paz y San Juan Evangelista" Holy Week procession in Arcos de la Frontera, Spain, Tuesday, March 31, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy  week

43.   Penitents take part in the "Procesion del Silencio" (Silence Procession) by the "Cristo de las Injurias" brotherhood, during the Holy Week in Zamora, Spain, Wednesday, April 1, 2015. Hundreds of processions take place throughout Spain during the Easter Holy Week. (AP Photo/Andres Kudacki)
44.   Đức Giáo Hoàng Phanxicô mừng ngày lễ trọng này với một Thánh Lễ tại Quảng trường Thánh Phê Rô.

45.   Các tín đồ khiêng một bức tượng của Chúa Giêsu trong lễ Phục sinh trên đường phố ở Cospicua, bên ngoàiValletta, Malta, ngày 5/4/2015.
46.   Các tín đồ Ki tô giáo ở Pakistan cầu nguyện trong thánh lễ Phục Sinh  Karachi, ngày 5/4/2015.

47.   Người Hungary trong điệu nhảy truyền thống mừng Lễ Phục Sinh.

48.    



























































































RELATED POSTS