 |
Công nhân Nhà máy Giày Đài Loan đầu tư 100% Pou Yuen tiếp tục đình công qua ngày 01-4-2015. |
VietPress USA (01-4-2015): Cuộc tổng đình công của công nhân nhà máy sản xuất Giày Pou Yuen do Đài Loan đầu tư 100% vốn tai khu công nghiệp Tân Tạo thuộc quận Bình Tân, thành phố Sàigòn đã bước qua ngày thứ 6 kể từ chiều 26-3-2015.
Điều thứ 60 của Bộ Luật Bảo Hiểm Xã Hội quy định nam công nhân đến 60 tuổi và nữ công nhân đến 55 tuổi mới nhận được tiền nghỉ hưu. Các công nhân nói rằng, nếu như một công nhân nghỉ việc lúc 30 tuổi thì phải chở đến năm 60 tuổi hay 55 tuổi là tuổi nghỉ hưu thì mới nhận được trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Công nhân đòi trở lại thi hành luật Bảo Hiểm Xã Hội cữ từ năm 2008, hoặc để quyền cho công nhân lựa cọn chứ không thể ép buộc như điều 60 Bộ Luật Bảo Hiểm Xã Hội mới được Quốc hội chấp thuận thông qua để sẽ được ban hành thành luật thực hiện vào ngày 01-1-2016 sắp tới.
Trước tình hình đó, báo chí trong nước VNcs loan tin rằng, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã có buổi đối thoại trực tiếp với công nhân vào trưa thứ Ba ngày 31/3.
Ông Diệp được tờ Lao Động dẫn lời nói với các công nhân rằng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội sẽ trình chính phủ phương án cho phép công nhân lựa chọn cách làm nào phù hợp cho họ: hoặc là thanh toán một lần sau khi công nhân nghỉ việc rồi chốt sổ hoặc là bảo lưu sổ bảo hiểm xã hội để công nhân có thể tiếp tục tích lũy cho đủ điều kiện đến khi về hưu được nhận lương hưu.
Các công nhân có mặt tại buổi đối thoại được cho là đã ‘vỗ tay đồng tình’ với đề xuất của ông Diệp, báo mạng VnExpress cho biết. Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã ra lời kêu gọi các công nhân Pou Yuen quay trở lại làm việc và "không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục".
Tình hình các cuộc đình công và xuống đường mỗi lúc một căng thẳng hơn và càng thêm nhiều công nhân tham gia hơn. Tuy nhiên, trang mạng của tờ Pháp Luật dẫn lời ông Củ Phát Nghiệp, chủ tịch Công đoàn Pou Yuen, cho biết "tình hình đã ổn định" và "một bộ phận công nhân đã trở lại làm việc". Một nhà máy với hằng chục nghìn công nhân đình công thì không bao giờ có một bộ phận nhỏ trở lại làm viêc được!
Trên Facebook của Luật sư Lê Công Định cho biết lẽ ra Công An bắt ông đi trình diện hằng tuần nhưng hôm nay Công an Phường đã gọi cho hay là tuần nầy khỏi. Ông Ls Lê Công Định nói rằng ông trả lời "Tôi biết trước rồi!". Công an Phường hỏi sao biết thì ông Ls Lê Công Định nói "công nhân đang đình công rầm rầm nên các anh an ninh bận túi bụi, chuyển hết quân lên những công ty đang có phong trào đình công, hơi đâu làm việc với một người đơn độc đình công ở nhà như tôi. Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?"
Luật sư Hoàng Văn Hướng, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, cho BBC biết rằng cuộc đình công là "hồi chuông cảnh tỉnh", nhắc nhở các nhà làm luật cần đạt được "sự đồng thuận, sâu sắc, thấu đáo" khi điều chỉnh luật.
"Trước đây thì họ thanh toán luôn, ngay sau khi chấm dứt hợp đồng, nhưng giờ sửa lại là phải đợi sau một thời gian nữa. Mục đích nhà làm luật là muốn cộng dồn lại thời gian đóng bảo hiểm để mục đích cuối cùng là đảm bảo an sinh xã hội, tức là vấn đề hưu trí."
"Họ cho rằng nếu như đã thanh toán một lần ở doanh nghiệp này, thì sau này đến tuổi nghỉ hưu lại không có lương hưu thì đó là thiệt hại cho người lao động. Tôi nghĩ rằng nên chăng giữa các nhà quản lý về lao động, kể cả Liên đoàn Lao động ở Tp. Saìgòn cần có đối thoại để giải thích cặn kẽ".
"Nếu đối thoại tận cùng vấn đề mà thấy cần sửa luật thì cũng nên chỉnh sửa luật chứ cũng không cần phải cứng nhắc. Các cuộc đình công làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm luật là khi ban hành chính sách thì phải đảm bảo tính đồng thuận, sâu sắc, thấu đáo".
Trong khi đó Luật sư Hà Huy Sơn thì cho rằng cuộc đình công là một "biểu hiện tốt".
"Người lao động đã có ý thức về quyền lợi của mình nên chuyện đình công đó rất tốt cho xã hội. Phía nhà nước cần thay đổi tư duy, nhất là đối với luật bảo hiểm xã hội để người ta có quyền lựa chọn chứ không thể áp đặt như vậy.
Thy Mai. Tổng hợp và dịch.