.jpg) |
Hình ảnh minh họa công nghệ tàn hình Plasma của T-50
|
Nhận định trên được Tạp chí “The Daily Beast” đưa ra trong một bài viết phân tích về khiếm khuyết của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 “Lightning-2”. Lý do đầu tiên F-35 bị đánh tụt hạng là bởi nó dễ dàng bị radar của Nga và Trung Quốc phát hiện ra.
Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar của Nga và Trung Quốc (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường).
Theo đó hệ thống áp chế radar lắp đặt trên tàng hình cơ F-35 không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nó, hậu quả là rất có khả năng Mỹ phải nghiên cứu một loại máy bay chuyên dựng chế áp radar đối phương, để bảo đảm khả năng tàng hình cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.
 |
Ảnh Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 của Hoa Kỳ-F35 |
Thiết bị đối phó với sự thăm dò của radar đối phương trên F-35 chủ yếu dùng chế áp các loại radar có bước sóng trong phạm vi 3cm, tính năng tàng hình của nó chỉ phát huy tác dụng mạnh nhất ở dải X-band và dải tần mà radar mạng pha điện tử APG-81 có thể bao trùm.
Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, khiếm khuyết chết người này không phải là lỗi thiết kế máy bay, mà là hậu quả của việc xây dựng tiêu chí kỹ thuật chưa phù hợp của Lầu Năm Góc.
Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng, để đảm bảo tính năng tàng hình của F-35 ở dải sóng siêu cao tần, trước tiên phải loại bỏ phần cánh đuôi đứng, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, yêu cầu này và các tiêu chí kỹ thuật mà Nhà Trắng đặt ra cho F-35 rất khó có thể thực hiện toàn vẹn.
Tai tiếng với F-35 vẫn chưa dừng lại, bởi sau hàng loạt thử nghiệm và chuẩn bị được sản xuất loạt người ta tiếp tục phát hiện ra “tia chớp” vẫn F-35 sợ sét.
Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.
Với khả năng “ốm yếu” của F-35, tiêm kích này có đủ sức đương đầu với một Sukhoi T-50 hùng mạnh? Tiêm kích tàng hình T-50 ra đời được coi là đối thủ của F-22 và F-35 của Mỹ bởi nhiều tính năng tương đương và thậm chí vượt trội. Khả năng đặc biệt đầu tiên của T-50 được nhắc đến là radar N050 được trang bị trên máy bay.
N050 cho phép quét đồng thời 32 mục tiêu cùng lúc, và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu. Tầm hoạt động của radar khoảng 400km, trong khi đó loại radar trang bị trên F-22 là AN/APG – 77 chỉ là 250km. Tiêm kích Sukhoi T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.
T-50 có thể sử dụng các loại vũ khí mới nhất của quân đội Nga như: tên lửa không đối không tầm ngắn R-73; tên lửa không đối không tầm trung R-77 (tầm bắn lên tới 90km); tên lửa không đối đất điển hình là Kh-31 hoặc không đối hạm như Kh-35 Uran, Kh-41 Moskit. Và các loại bom dẫn đường chính xác cao KAB-500KR. Ngoài ra, T-50 còn được trang bị hai khẩu pháo 30mm.
 |
ảnh máy bay đang thử nghiệm T-50 do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất |
T-50 được trang bị động cơ AL-41F cho phép Sukhoi T-50 đạt tốc độ tối đa 2400km/h, tốc độ khi bay tuần tra khoảng 1300km/h, trần bay 20.000m, tầm hoạt động trên 5.000km.
Khả năng tàng hình được xem là ưu thế của T-50. Máy bay được trang bị công nghệ tàng hình Plasma hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.
Tàng hình Plasma là đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.
Với các thông số kỹ thuật nói trên, chỉ tính riêng về năng tàng hình F-35 của Mỹ đã không được coi là đối thủ của Sukhoi T-50 của Nga.