MỸ ĐÁNH LỪA ĐƯA 7 CHIẾC B-2 THẢ 14 BOM XUYÊN PHÁ 3 CƠ SỞ HẠT NHÂN IRAN

B-2 THẢ 14 BOM XUYÊN PHÁ 3 CƠ SỞ HẠT NHÂN IRAN


VietPress USA (22/6/2025): Trước bình minh thứ Bảy 21/6 theo giờ Mỹ, những người theo dõi máy bay qua các ứng dụng đã phát hiện 6 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 xuất phát từ căn cứ Whiteman ở Missouri bay đến đảo Guam giữa Thái Bình Dương, làm dấy lên suy đoán rằng chúng đang hướng đến đảo Guam để chuẩn bị tấn công Iran.

Trong lúc các chuyên gia tranh luận tại sao B-2 lại bay về phía Guam chứ không phải Diego Garcia — một căn cứ của Mỹ và Anh ở Ấn Độ Dương gần Iran hơn — thì Mỹ thực ra đã đang tiến hành một cuộc tấn công tuyệt mật vào Iran.

Rạng sáng thứ Bảy theo giờ miền Đông, bảy (07) chiếc máy bay B-2 khác cất cánh từ căn cứ Whiteman ở Missouri nhưng tàng hình bay về phía Đông mà không có Radar nào theo dõi được!

Khoảng 18 tiếng đồng hồ sau đó, bảy chiếc B-2 này đã thả 14 quả bom xuyên phá boong-ke GBU-57 nặng 30.000 pound (13.6 tấn) xuống ba cơ sở hạt nhân của Iran gồm Fordow, Natanz và Isfahan.

7 máy bay tàng hình B-2 đã trút Bom xuyên phá xuống 3 cơ sở hạt nhân của Iran vào lúc 12:30AM rạng sáng Chủ Nhật 22/6 theo giờ địa phương ở Iran.

Sau các cuộc tấn công vào Fordow, Natanz và Isfahan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết Chiến dịch Midnight Hammer (Búa tạ nửa đêm) được triển khai với bảo mật chặt chẽ và đánh lạc hướng tinh vi.

“Quy mô và mức độ của những gì đã diễn ra... sẽ khiến hầu hết người Mỹ phải sững sờ nếu họ được xem trực tiếp,” ông Hegseth nói. “Tehran hiện đang đối mặt với thực tế rằng các máy bay từ giữa nước Mỹ... đã bay hoàn toàn không bị phát hiện qua ba trong số các địa điểm nhạy cảm nhất và chúng tôi đã phá hủy năng lực hạt nhân của họ.”

Đứng cạnh Hegseth là Tướng Dan “Razin” Caine, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, người xác nhận rằng nhóm B-2 bay về phía đảo Guam ở Thái Bình Dương chỉ là “mồi nhử” nhằm bảo đảm yếu tố “bất ngờ chiến thuật.”

Tướng Caine nói rằng nỗ lực đánh lừa này chỉ được biết đến bởi một số rất ít người lập kế hoạch và lãnh đạo then chốt ở Washington và tại Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM).

Tướng Mark Kimmitt, cựu phó giám đốc chiến lược của CENTCOM, cho biết mức độ bảo mật lần này “ấn tượng chưa từng thấy” trong suốt sự nghiệp quân sự và chính phủ của ông.

Doug Birkey, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, cho biết chiến thuật “giấu và hiện” đã được áp dụng: một số máy bay cố tình để bị phát hiện còn các máy bay khác giữ chế độ tàng hình hoàn toàn.

Tướng Caine cho biết cuộc tấn công bắt đầu lúc 12:30 sáng Chủ Nhật theo giờ Iran, khi một tàu ngầm Mỹ phóng hơn 24 tên lửa hành trình Tomahawk vào Isfahan, trùng với thời điểm B-2 bắt đầu vào không phận Iran. B-2 đánh trúng mục tiêu từ 2:10 AM đến 2:35AM  sáng Chủ Nhật 22/6 giờ Iran. Các tên lửa Tomahawk tới Isfahan ngay sau đó — tất cả được tính toán chính xác để giữ yếu tố bất ngờ.

Toàn bộ “gói tấn công” — gồm máy bay B-2 ném bom xuyên phá, máy bay tiếp nhiên liệu và tiêm kích hộ tống — đã vào và rời không phận Iran mà không gặp hỏa lực nào cả.

Đô đốc James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao đồng minh NATO tại châu Âu, nhận định:

“Đây là một chiến dịch được dàn dựng kỹ lưỡng với lừa dối chiến thuật đáng kể, đặc biệt là việc điều nhóm 6 chiếc máy bay tàng hình B-2 nghi binh tới đảo Guam. Truyền thông chú ý đến động thái ở Guam, tôi đoán điều đó khiến Iran nghĩ rằng họ còn vài ngày nữa.”

Tướng Joseph Votel, người từng chỉ huy CENTCOM hai năm đầu nhiệm kỳ Trump đầu tiên, cho rằng việc xuất phát từ Missouri tăng thêm tính bí mật:

“Triển khai trực tiếp từ Mỹ là cách rất thông minh để giảm thiểu khả năng bị phát hiện.”

Kimmitt nhận xét rằng việc điều máy bay đến Guam là “cú nghi binh ngoạn mục”, nhưng yếu tố lừa dối chiến lược chính là hành động của Trump trước đó:

“Đòn lừa cuối cùng chính là Trump tuyên bố cho Iran hai tuần đàm phán, nhưng lại tấn công chỉ sau ba ngày – một kiểu 'con ngựa thành Troy' kinh điển.”

Dù Trump tuyên bố hôm thứ Năm rằng Iran có “tối đa hai tuần” để đàm phán, ba cơ sở hạt nhân Iran đã bị tấn công chỉ hai ngày sau đó.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy Trump đã ra quyết định từ trước. Ba nguồn tin cho biết tại hội nghị G7 ở Canada cuối tuần trước, Trump đã cho các lãnh đạo khác thấy rõ ý định tấn công Iran. Một người cho biết Trump nói rằng biện pháp giảm leo thang không hiệu quả và sẽ không hiệu quả, và nếu có tấn công thì cũng chỉ là “một đợt duy nhất”.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Keir Starmer sau hội nghị G7 lại nói rằng Trump “không hề thể hiện gì cho thấy ông sắp can dự vào cuộc xung đột.”

Khi Anh, Pháp, Đức và EU gặp Iran vào thứ Sáu 20/6 tại Geneve, Ngoại trưởng Anh David Lammy không hề biết về cuộc tấn công sắp diễn ra. Tuy vậy, ông cố thuyết phục phái đoàn Iran không thể tiếp tục trì hoãn đàm phán với Mỹ. Một người cho biết Lammy đã nhấn mạnh cụm từ “trong vòng” hai tuần mà Trump đã dùng.

Một số người cho rằng Trump bị thuyết phục rằng rủi ro đã giảm đáng kể sau khi Israel làm suy yếu hệ thống phòng không của Iran trong các cuộc tấn công những ngày trước đó.

Kori Schake, Giám đốc chính sách quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), nói:

“Màn đánh lừa tinh vi của chính quyền Mỹ đã tạo bất ngờ và giảm rủi ro cho chiến dịch, nhưng do Israel đã kiểm soát không phận và làm tê liệt bộ chỉ huy quân sự của Iran thì mức giảm rủi ro này không lớn.”

Tại buổi họp báo, Caine nói Mỹ đã “tận dụng công tác chuẩn bị của Israel trong 10 ngày qua về tiếp cận và phương thức hành động.”

Birkey cho rằng các tiêm kích F-35 mà Israel sử dụng đóng vai trò cực lớn:

“F-35 là những chiếc máy hút thông tin khổng lồ về hệ thống phòng không của Iran.”

Để nhấn mạnh mức độ bí mật, Hegseth nói Quốc hội Mỹ chỉ được thông báo sau cuộc tấn công. Tuy nhiên, người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết ông đã được báo trước.

Phần lớn đồng minh không hề được cảnh báo. Ngay cả Anh — đồng minh thân cận nhất — cũng chỉ được thông báo vài giờ trước, theo các nguồn tin.

Mỹ có phối hợp với Israel. Nội các an ninh của Israel cũng đã theo dõi cuộc tấn công trực tiếp theo thời gian thực.

Mỹ và Israel trước đó đã thực hiện chiến dịch nghi binh chung trước khi Israel tấn công Iran ngày 13 tháng 6. Các thông tin rò rỉ cho truyền thông Israel cho thấy Netanyahu và Trump có cuộc điện đàm căng thẳng, với Trump dường như thúc đẩy một giải pháp ngoại giao – một chiêu đánh lừa Tehran.

 

Trump nói các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị "xóa sổ".


Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng của ông tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu của Mỹ đã "xóa sổ hoàn toàn" ba tổ hợp hạt nhân chính của Iran tại Fordow, Natanz và Isfahan bằng bom xuyên boong-ke, có khả năng phá hủy mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất.

Mặc dù điều đó có thể đúng, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ đánh giá độc lập nào xác nhận tuyên bố đó từ các cơ quan giám sát hạt nhân, các quan chức quốc tế hay những người có thông tin trực tiếp từ hiện trường. Một số quan chức Mỹ khác cũng không sử dụng những lời lẽ quyết đoán như vậy.

“Việc đánh giá thiệt hại cuối cùng sẽ mất một khoảng thời gian, nhưng đánh giá ban đầu cho thấy cả ba cơ sở đều chịu thiệt hại và tàn phá cực kỳ nghiêm trọng,” Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Dan Caine cho biết vào ngày hôm nay Chủ Nhật 22/6 sau cuộc không kích.

 

IAEA cần chiến sự chấm dứt mới có thể tiếp tục các cuộc thanh tra.

Tổ chức IAEA thuộc Liên Hợp Quốc cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 23 tháng 6 về vấn đề hạt nhân Iran.

 

Trump tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran đã bị tiêu diệt.


Hiện chưa rõ Trump dựa vào bằng chứng hay thông tin tình báo nào để tuyên bố rằng năng lực làm giàu uranium của Iran đã bị phá hủy. Trước đó, ông cũng hai lần bác bỏ đánh giá của cộng đồng tình báo rằng Iran chưa gần việc chế tạo vũ khí hạt nhân.

“Tối nay, tôi có thể báo cáo với thế giới rằng các cuộc tấn công là một thành công quân sự rực rỡ,” Trump nói trong bài phát biểu sau cuộc oanh kích của máy bay tàng hình B-2. “Các cơ sở làm giàu hạt nhân chủ chốt của Iran đã bị xóa sổ hoàn toàn.”

Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth trong cuộc họp báo sáng hôm nay Chủ Nhật 22/6 cũng lặp lại quan điểm tương tự, nói rằng nhờ sự lãnh đạo của Trump, “tham vọng hạt nhân của Iran đã bị tiêu diệt.”

Tuy nhiên, ông Hegseth cũng thừa nhận việc đánh giá thiệt hại vẫn đang tiếp diễn, và cho biết đó chỉ là “đánh giá ban đầu” từ Ngũ Giác Đài rằng các vũ khí chính xác đã đạt được mục tiêu đề ra.

“Đặc biệt là ở Fordow – mục tiêu chính trong chiến dịch. Chúng tôi tin rằng đã phá hủy được năng lực tại đó,” Hegseth nói với phóng viên.

Ông Caine thì thận trọng hơn. “Còn quá sớm để tôi đưa ra nhận định về việc Iran còn lại những khả năng gì,” ông nói khi được hỏi về khả năng hạt nhân còn lại của Iran.

 

Iran bị ảnh hưởng nặng nề đến mức nào?


Cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Trung Đông dưới thời Trump, Simone Ledeen, gọi phát biểu của Caine là “hợp lý”.

Cô cho rằng việc chương trình hạt nhân của Iran bị trì hoãn 10 năm, hàng chục năm hay bị phá hủy hoàn toàn vẫn cần phải được xác định thông qua đánh giá thiệt hại hệ thống.

“Tuy nhiên, dựa trên loại bom đã được sử dụng và mục tiêu nhắm đến, tôi không nghĩ là quá đáng khi Trump và Bộ trưởng Quốc phòng nói các cơ sở đã bị phá hủy,” Ledeen nói thêm.

Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ trong các ủy ban giám sát quân đội, tình báo và chính sách đối ngoại đang yêu cầu được báo cáo mật để tự đưa ra kết luận.

“Còn rất nhiều điều chúng tôi chưa biết và cần có một đánh giá thiệt hại chính xác và thực tế,” Thượng nghị sĩ Jack Reed, thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết.

Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen cũng nói: “Chúng tôi vẫn đang chờ hiểu rõ mức độ hành động này đã ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân của Iran đến đâu.”
“Trump phải nhanh chóng giảm căng thẳng với Iran và báo cáo ngay với Quốc hội,” bà nói thêm.

Phó Tổng thống JD Vance, khi trả lời phỏng vấn sáng hôm nay, không nói rõ mức độ thiệt hại, nhưng nói:
“Chúng ta biết đêm qua chương trình hạt nhân của Iran đã bị trì hoãn nghiêm trọng. Dù là nhiều năm hay hơn thế, sẽ còn rất lâu nữa Iran mới có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân, nếu họ muốn.”

 

Iran tuyên bố đã sơ tán kho uranium trước khi bị tấn công.


Đài truyền hình quốc gia Iran IRIB tuyên bố họ đã "di tản" kho uranium làm giàu khỏi cả ba cơ sở trước khi bị Mỹ tấn công – một tuyên bố chưa được xác minh độc lập.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, cũng nói rằng cơ sở hạt nhân trọng yếu của Iran dường như không bị ảnh hưởng hoặc chỉ bị thiệt hại nhẹ.

“Việc làm giàu vật liệu hạt nhân – và bây giờ ta có thể nói rõ, cả việc sản xuất vũ khí hạt nhân trong tương lai – sẽ vẫn tiếp tục,” Medvedev tuyên bố trên mạng xã hội. “Một số quốc gia đã sẵn sàng cung cấp trực tiếp đầu đạn hạt nhân cho Iran.”

Nga là đồng minh của Iran, và Medvedev từng là tổng thống Nga.

Ledeen cho rằng các lực lượng Israel có thể sẽ cố gắng đột nhập vào các cơ sở hạt nhân Iran để đánh giá trực tiếp, nhưng một đánh giá chính thức vẫn phải đến từ IAEA – tổ chức cho biết họ sẽ không vào Iran cho đến khi chiến sự kết thúc.

“Tôi hy vọng đây là hồi kết, để IAEA có thể cử thanh tra vào càng sớm càng tốt,” Ledeen nói. “Chúng ta cũng không muốn những vật liệu phóng xạ rơi vào tay kẻ xấu.”

 

Thế giới phản ứng trước các cuộc tấn công của Mỹ vào Iran.


Đăng ngày 22/6/2025 — Cập nhật: 8 giờ trước

Hoa Kỳ đã ném bom ba cơ sở hạt nhân ở Iran, làm leo thang thêm cuộc chiến giữa Israel và Iran.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố các cuộc tấn công của Mỹ đã “phá hủy hoàn toàn” các cơ sở hạt nhân tại Fordow, Isfahan và Natanz, đồng thời đe dọa sẽ tiếp tục không kích nếu Tehran “không chịu làm hòa”.

 

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi cáo buộc Mỹ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế:

“Là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ đã vi phạm Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) khi tấn công các cơ sở hạt nhân hòa bình của Iran.”

Iran cho biết các nhân viên tại các cơ sở bị tấn công đã được sơ tán trước đó. Ông Araghchi tuyên bố Iran “giữ quyền sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, lợi ích và người dân của mình”.

 

Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu: “Chúc mừng Tổng thống Trump. Quyết định táo bạo của ông đã thay đổi lịch sử. Ông đã ngăn chặn chế độ nguy hiểm nhất thế giới sở hữu vũ khí nguy hiểm nhất.”

Tổng Thư ký Antonio Guterres bày tỏ lo ngại sâu sắc:

“Đây là một bước leo thang nguy hiểm trong khu vực vốn đã mong manh, đe dọa trực tiếp đến hòa bình và an ninh quốc tế… Chỉ có con đường ngoại giao mới có thể đem lại giải pháp lâu dài.”

 

Hamas lên án mạnh mẽ rằng:  “Hành động xâm lược trắng trợn của Mỹ là sự tuân theo mù quáng đối với chương trình nghị sự của kẻ chiếm đóng, và vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Iran.”

 

Tổ chức Hezbollah gọi cuộc tấn công là: “Hành vi man rợ, phản bội và liều lĩnh, đe dọa mở rộng vòng xoáy chiến tranh.”
Hezbollah cho biết Iran “sẽ không bị khuất phục” và lên án Mỹ - Israel đồng lõa trong mọi cuộc chiến ở Gaza, Lebanon, Syria và Yemen.

 

Houthi (Yemen) lên án Mỹ vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, đồng thời tuyên bố: “Hành vi gây hấn này không thể làm chùn bước Iran trên con đường kháng chiến chống lại Mỹ và Israel.”

Ả Rập Xê Út Tuyên bố “quan ngại sâu sắc” và kêu gọi kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng, tìm giải pháp chính trị.

Qatar Cảnh báo hậu quả thảm khốc và kêu gọi các bên “kiềm chế, tránh leo thang”.

Oman Lên án mạnh mẽ các cuộc không kích của Mỹ, thể hiện “mối lo ngại sâu sắc”.

Iraq Cảnh báo: “Leo thang quân sự này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh khu vực.”

Nga - Dmitry Medvedev cảnh báo các quốc gia có thể hỗ trợ Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Bộ Ngoại giao Nga gọi hành động của Mỹ là “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ”.

 

Trung Quốc - Lên án hành động của Mỹ: “Vi phạm nghiêm trọng các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Trung Đông.” Kêu gọi ngừng bắn, đối thoại và “khôi phục hòa bình”.

 

Vương quốc Anh - Thủ tướng Keir Starmer tuyên bố: “Iran không bao giờ được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng cần trở lại bàn đàm phán để đảm bảo ổn định khu vực.”

 

Liên minh châu Âu (EU) - Kêu gọi kiềm chế và đàm phán. Ngoại trưởng Kaja Kallas nhấn mạnh Iran phải không được phát triển vũ khí hạt nhân.

 

Pháp - Kêu gọi các bên “kiềm chế để tránh leo thang”. Tin tưởng vào giải pháp thông qua Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

 

Đức - Thủ tướng Frederick Merz kêu gọi Iran trở lại đàm phán hạt nhân ngay lập tức.

Ý - Ngoại trưởng Antonio Tajani: “Chúng tôi hy vọng Iran sẽ ngồi vào bàn đàm phán sau khi chịu thiệt hại lớn từ cuộc tấn công.”

Thụy Sĩ - Kêu gọi “kiềm chế tối đa” và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đảng Dân chủ Mỹ - Dân biểu Hakeem Jeffries chỉ trích:

“Tổng thống Trump hành động đơn phương, không thông qua Quốc hội, đẩy nước Mỹ vào nguy cơ chiến tranh thảm khốc.”

Tổ chức CAIR và AIPAC

CAIR: Tấn công Iran là “hành vi phi pháp và không chính đáng”, xuất phát từ áp lực của chính phủ Israel.

AIPAC: Hoan nghênh hành động của Trump, kêu gọi hợp tác với đồng minh để bảo vệ lợi ích khu vực.

Nhật Bản - Thủ tướng Shigeru Ishiba kêu gọi nhanh chóng giảm leo thang và theo dõi sát tình hình.

ICAN - Tổ chức từng đoạt Nobel Hòa bình 2017 lên án:

“Mỹ đang phá hoại nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Hành động này vô nghĩa và liều lĩnh.”

Úc = Chính phủ lên án chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời kêu gọi “đối thoại và ngoại giao”.

New Zealand - Ngoại trưởng Winston Peters kêu gọi các bên quay lại đàm phán, tránh leo thang quân sự.

Mexico - Kêu gọi đối thoại hòa bình, nhấn mạnh nguyên tắc chính sách đối ngoại hòa bình của nước này.

Venezuela - Ngoại trưởng Yvan Gil:

“Lên án gay gắt hành vi xâm lược quân sự của Mỹ. Đây là yêu cầu của Israel và là hành động vi phạm nghiêm trọng Hiến chương LHQ.”

Cuba - Chủ tịch Miguel Diaz-Canel gọi hành động của Mỹ là leo thang nguy hiểm, đẩy nhân loại vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Chile - Tổng thống Gabriel Boric tuyên bố: “Mỹ có quyền lực không đồng nghĩa với việc được phép vi phạm luật lệ mà cộng đồng quốc tế đã thiết lập. Chile lên án cuộc tấn công này.”

 

Phe Putin kêu gọi Nga 'cầm vũ khí' vì Iran sau các cuộc tấn công của Mỹ
Vladimir Putin được thúc giục phải gửi hỗ trợ quân sự cho Tehran sau các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong đêm, đồng thời kêu gọi người Nga sẵn sàng cho chiến tranh thế giới.

 Ngày 22 tháng 6 năm 2025, Những người thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin theo đường lối cứng rắn đã kêu gọi người dân Nga "cầm lấy vũ khí" để đáp trả giận dữ trước các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh ném bom ba địa điểm hạt nhân của Iran trong đêm, làm căng thẳng ở Trung Đông leo thang hơn nữa. Tên lửa đã được thả từ máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ, trong đó có mục tiêu là cơ sở hạt nhân Fordow của Iran, khiến một số nhà tài phiệt Nga yêu cầu hỗ trợ quân sự cho Tehran.

Nhà tài phiệt Konstantin Malofeev, người điều hành đế chế truyền thông tuyên truyền Tsargrad, đã tuyên bố: “Đã đến lúc chúng ta giúp Tehran bằng thông tin tình báo vệ tinh, phòng không và tên lửa.” Ông cáo buộc Trump chế giễu Putin khi “giả vờ làm người giữ hòa bình” trong cuộc xung đột Ukraine. Yêu cầu hỗ trợ quân sự cho Iran, ông tuyên bố: “Trò chơi này có thể chơi từ hai phía. Số phận đang trao cho chúng ta một cơ hội lịch sử.”

 

Iran đang xem xét 'mọi phương án' sau các cuộc tấn công của Mỹ:

Thượng nghị sĩ Nga Dmitry Rogozin cũng đã đưa ra phản ứng cứng rắn.

Điện Kremlin dường như đã chế giễu các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Iran – quốc gia có “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Nga, được ký bởi chính Putin vào tháng Giêng. Mặc dù không có điều khoản phòng thủ chung chính thức, hiệp ước giữa hai nước có bao gồm các cam kết về hợp tác an ninh và không hỗ trợ cho kẻ gây hấn.

Một đồng minh thân cận của nhà lãnh đạo Nga – Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh và là cựu Tổng thống Nga – đã đưa ra phản ứng chính thức đầu tiên từ phía chính quyền Putin đối với các cuộc tấn công của Mỹ. “Cơ sở hạ tầng then chốt trong chu trình hạt nhân dường như ít hoặc không bị tổn hại,” Medvedev, người đứng đầu chính đảng ủng hộ Putin, nhận định.

“Việc làm giàu vật liệu hạt nhân – và giờ chúng ta có thể nói thẳng – cũng như sản xuất vũ khí hạt nhân trong tương lai sẽ vẫn tiếp tục. Một số quốc gia đã sẵn sàng cung cấp trực tiếp vũ khí hạt nhân cho Iran.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Bảy, tập trung vào căng thẳng giữa Israel và Iran, đồng thời kêu gọi các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột.

Trợ lý Điện Kremlin, ông Yuri Ushakov, cho biết ông Putin đã lên án chiến dịch quân sự của Israel chống lại Iran và bày tỏ lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột.

Trump, trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, nói rằng phần lớn cuộc thảo luận xoay quanh tình hình Trung Đông, nhưng ông cũng nói với Putin rằng cuộc chiến của Nga tại Ukraine cần phải chấm dứt.

“Tổng thống Vladimir Putin lên án chiến dịch quân sự của Israel nhằm vào Iran và bày tỏ quan ngại sâu sắc về khả năng leo thang của cuộc xung đột, điều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với toàn bộ tình hình ở Trung Đông,” ông Ushakov nói với các phóng viên.

Ông Ushakov cho biết Trump mô tả các diễn biến ở Trung Đông là “rất đáng lo ngại”. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo không loại trừ khả năng quay lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.

Cũng theo ông Ushakov, các nhà đàm phán Mỹ sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại tiếp theo với đại diện Iran, với Oman đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, vòng đàm phán dự kiến diễn ra vào Chủ nhật tại Oman đã bị hủy bỏ.

Trợ lý Điện Kremlin nói rằng ông Putin nói với Trump rằng Nga vẫn giữ vững các đề xuất nhằm giảm căng thẳng và giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.

 

HẠNH DƯƠNG

Tổng hợp.

www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

MỸ ĐIỀU 6 MÁY BAY B-2 TỚI GUAM VÀ DỘI BOM 3 CƠ SỞ HẠT NHÂN IRAN



VietPress USA (21/6/2025): Hoa Kỳ đang điều động các máy bay ném bom B-2 đến đảo Guam ở Thái Bình Dương, hai quan chức Mỹ nói với Reuters hôm thứ Bảy, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc Mỹ có nên tham gia vào các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Iran hay không.

Hiện chưa rõ liệu việc triển khai máy bay ném bom này có liên quan trực tiếp đến căng thẳng ở Trung Đông hay không.

Máy bay B-2 có thể được trang bị bom xuyên phá GBU-57 nặng 30.000 pound của Mỹ, loại bom được thiết kế để phá hủy các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất. Các chuyên gia cho rằng loại vũ khí này có thể được sử dụng để tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở Fordow.

Các quan chức yêu cầu giấu tên và từ chối cung cấp thêm chi tiết. Một quan chức cho biết chưa có lệnh di chuyển nào thêm cho các máy bay B-2 ngoài Guam. Họ cũng không tiết lộ có bao nhiêu chiếc B-2 đang được điều động.

Ngũ Giác Đài chưa phản hồi yêu cầu bình luận.

Các chuyên gia và quan chức đang theo dõi sát sao xem liệu các máy bay B-2 có được triển khai tiếp đến căn cứ quân sự Mỹ-Anh trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương hay không. Theo các chuyên gia, Diego Garcia là vị trí lý tưởng để tiến hành các hoạt động ở Trung Đông.

Hoa Kỳ đã triển khai B-2 ở Diego Garcia cho đến tháng trước, trước khi được thay thế bằng máy bay B-52.

Israel hôm thứ Bảy tuyên bố đã tiêu diệt một chỉ huy kỳ cựu của Iran trong các cuộc không kích kéo dài hơn một tuần, trong khi Tehran khẳng định sẽ không đàm phán về chương trình hạt nhân khi đang bị đe dọa.

Israel cho rằng Iran đang trên bờ vực phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi Iran nói rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình.

Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ mất khoảng hai tuần để quyết định liệu Mỹ có nên tham chiến đứng về phía Israel hay không, đủ thời gian "để xem liệu mọi người có chịu tỉnh táo lại hay không," ông nói.

Thông tin liên quan khác:

Tập Cận Bình và Putin thể hiện mặt trận đoàn kết trước khủng hoảng Israel-Iran, gửi thông điệp ngầm đến Trump – CNN

Iran ra cảnh báo nghiêm trọng mới với Trump và Mỹ – Time

Nhật Bản hủy cuộc họp với Mỹ sau khi Washington yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng – Reuters

Reuters tuần này cũng đưa tin đầu tiên về việc Mỹ điều động số lượng lớn máy bay tiếp nhiên liệu đến châu Âu và các tài sản quân sự khác đến Trung Đông, bao gồm cả việc triển khai thêm chiến đấu cơ.

Một Hàng không Mẫu hạm của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đang được điều động tới Trung Đông.

 

Tại sao máy bay ném bom tàng hình B-2 được triển khai đến Guam?

 

Theo Fox News hôm nay Thứ Bảy, Donald Trump họp với đội ngũ an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc để cân nhắc việc tấn công Iran.

 

Khi chiến sự giữa Iran và Israel tiếp diễn, Fox News xác nhận các báo cáo trước đó rằng máy bay ném bom tàng hình B-2 đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri và bay đến Guam.

Theo Reuters, trích lời một quan chức Mỹ, chưa có lệnh nào được đưa ra để điều các máy bay này đi xa hơn Guam. Reuters cũng cho biết chưa rõ việc triển khai này có liên quan đến căng thẳng gia tăng ở Trung Đông hay không.

Tạp chí Quốc phòng Anh (UK Defense Journal) đưa tin các máy bay ném bom được hộ tống bởi 8 máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 Stratotanker, cho phép tiếp nhiên liệu trên không. Tạp chí này cho rằng đích đến cuối cùng có thể là căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương.

 

Máy bay B-2 có thể đến đâu?

Chỉ huy Hải quân đã nghỉ hưu Jim "Puck" Howe nói với Fox News Digital rằng máy bay B-2 “dễ dàng bay đến Guam” trong một chuyến bay có tiếp nhiên liệu giữa chừng. Tuy nhiên, theo ông, khả năng tiếp nhiên liệu của các máy bay Stratotanker là không đủ nếu đích đến cuối cùng là căn cứ Diego Garcia, vì khoảng cách xa hơn đáng kể.

 

Diego Garcia là Căn cứ gì?

Diego Garcia là một căn cứ cách Iran khoảng 2.400 dặm về phía nam. Theo Aero-News Journal, căn cứ này có giá trị chiến lược lớn nhờ cảng nước sâu, đường băng dài có thể tiếp nhận máy bay ném bom hạng nặng và hệ thống liên lạc vệ tinh hiện đại.

Mỹ từng sử dụng căn cứ này trong các chiến dịch đối phó với Iran. Hai máy bay B-2 từng được triển khai đến Diego Garcia vào tháng 3. Iran đã đe dọa tấn công căn cứ này vào tháng 4 vừa qua.

Hiện chưa rõ tên lửa đạn đạo của Iran có thể vươn tới Diego Garcia hay không. Trong khi đó, binh sĩ Mỹ tại Trung Đông được cho là đang đối mặt với nguy cơ bị tấn công cao hơn nếu Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc xung đột.

 

Tại sao B-2 lại quan trọng trong xung đột hiện tại?

Mỗi chiếc B-2 có thể mang theo hai quả bom xuyên phá kiên cố GBU-57 nặng 30.000 pound (gần 13,6 tấn), được cho là phương tiện hiệu quả nhất để phá hủy cơ sở hạt nhân Fordow của Iran — có thể được xây dựng sâu từ 300 đến 2.600 feet (tương đương 91–792 mét) dưới lòng núi đá.

Mark Dubowitz, giám đốc điều hành tổ chức Foundation for Defense of Democracies, nói với Fox News Digital rằng:
“Việc phá hủy Fordow chỉ Mỹ mới có thể thực hiện được.”

 

Máy bay ném bom B-2 được triển khai khi Israel tấn công radar của Iran gần eo biển Hormuz.


Theo Newsweek, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, Mỹ đã điểu sáu (06) máy bay ném bom tàng hình B-2 rời Căn cứ Không quân Whiteman tại Missouri và đã tới đảo Guam, theo xác nhận của các quan chức Hoa Kỳ với Fox News và dữ liệu theo dõi chuyến bay được nhiều hãng tin phân tích.

Trong khi đó, theo The New York Times, vào thứ Bảy, lực lượng Israel đã tấn công các kho đạn dược và máy bay không người lái tại thành phố Bandar Abbas ở tây nam Iran – một thành phố cảng chiến lược nằm dọc eo biển Hormuz, phân cách Iran với Oman và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

 

Đến hôm nay là ngày thứ 9 của cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran, phía Israel công bố cuộc tấn công của Israel vào sáng sớm thứ Sáu hôm qua tại hàng chục địa điểm bị ném bom, đã giết nhiều sĩ quan quân đội cấp cao và các nhà khoa học hạt nhân của Iran; trong đó có:

Đại tướng Hossein Salami

Salami là Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), một lực lượng quân sự tinh nhuệ, trực thuộc Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Ông là quan chức cấp cao nhất bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel.

Sau khi ông bị sát hại, Khamenei lập tức bổ nhiệm Tướng Mohammad Pakpour thay thế.

 

Đại tướng Mohammad Bagheri.

Bagheri là Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Iran từ tháng 6/2016. Trước đó, ông tham chiến trong Chiến tranh Iran-Iraq và có nhiều kinh nghiệm trong tình báo và tác chiến.

Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt ông vào năm 2019, mô tả ông là người đứng đầu cơ quan quân sự cao nhất Iran, điều phối chính sách và hoạt động giữa các lực lượng vũ trang, kể cả IRGC. Ông đã bị Israel ám sát.

 

Đại tướng Gholam Ali Rashid

Ông là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Khatam al-Anbia – cơ quan chỉ huy quân sự chiến lược hàng đầu của Iran. Trước đây, ông từng là Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Iran và là một chỉ huy cấp cao của IRGC trong Chiến tranh Iran-Iraq. Ông bị Israel pháo kích chết!

 

Đại tướng Amir Ali Hajizadeh

Ông đứng đầu bộ phận phòng không của IRGC và là người đứng sau sự phát triển mạnh mẽ về khả năng sử dụng máy bay không người lái (drone) của Iran.

Sinh năm 1962, Hajizadeh từng là lính bắn tỉa trong Chiến tranh Iran-Iraq. Sau này, ông chuyển sang đơn vị pháo binh và trở nên thân thiết với Tướng Hassan Tehrani Moghaddam – cha đẻ của chương trình tên lửa Iran.

Năm 2003, ông được bổ nhiệm lãnh đạo bộ phận phòng không của IRGC nhưng vừa bị Israel giết chết.

 

Ali Shamkhani

Ban đầu có thông tin rằng Shamkhani bị thương nặng, nhưng sau đó vào thứ Sáu hôm qua đã xác nhận ông đã thiệt mạng.

Shamkhani là cố vấn thân cận của Khamenei và là một nhân vật an ninh kỳ cựu. Ông từng là người dẫn đầu phái đoàn Iran đàm phán thỏa thuận hạt nhân mới với chính quyền Trump.

Ông từng là thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran từ 2013–2023 và từng có ý định tranh cử tổng thống.

 

Chuẩn tướng Esmail Qaani.

Nguồn tin Iran nói với New York Times rằng Qaani – người kế nhiệm Tướng Qassem Soleimani lãnh đạo Lực lượng Quds – cũng đã thiệt mạng.

Tháng 10/2024, ông bị nghi ngờ về việc để lộ thông tin và sơ suất an ninh, liên quan đến vụ Israel ám sát thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah và một tướng IRGC tại Beirut.

Một ngày trước khi bị sát hại, Qaani nói với báo chí rằng: “Không ai dám gây chiến với chúng tôi.”

 

Fereydoun Abbasi.

Từng giữ chức Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran từ năm 2011–2013 và là đại biểu quốc hội Iran từ năm 2020–2024. Ông đã bị Israel sát hại.

 

Mohammad-Mehdi Tehranci

Là nhà vật lý lý thuyết, hiệu trưởng Đại học Hồi giáo Azad, và được truyền thông Iran mô tả là người ủng hộ “chủ quyền khoa học” của Iran. Ông và khoảng trên 50 nhà khoa học về nguyên từ của Iran đã bị Israel sát hại vào đêm thứ Sáu vừa qua mà mà không biết bằng cách nào.

Tại sao điều này quan trọng

Tháng này, xung đột giữa Israel và Iran leo thang nghiêm trọng, khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi sơ tán thủ đô Tehran – nơi sinh sống của hơn 9,5 triệu người.

Israel đã khởi động chiến dịch “Sư Tử Trỗi Dậy” tấn công Tehran và các thành phố khác nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công được cho là đang được Iran chuẩn bị, cũng như phá hoại chương trình hạt nhân của Iran.

Iran – quốc gia khẳng định chương trình hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích hòa bình – đã trả đũa tấn công Israel ngày và đêm. Tuy nhiên, theo các quan chức Israel, hệ thống phòng thủ của Israel, với sự hỗ trợ công nghệ quân sự từ Mỹ, đã chặn được khoảng 99% tên lửa bắn tới (theo bài đăng trên mạng xã hội X sáng thứ Bảy 21/6).

Iran đã đánh trúng một bệnh viện ở miền nam Israel vào thứ Năm 19/6, trong khi các báo cáo địa phương cho biết một số tòa nhà tại Tel Aviv đã bốc cháy vì tên lửa Iran vào thứ Sáu.

Các cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 585 người ở Iran thiệt mạng, trong đó có 239 thường dân, và làm bị thương khoảng 1.300 người, theo tổ chức nhân quyền Human Rights Activists có trụ sở tại Washington.

Chính phủ Iran chưa công bố tổng số thương vong, trong khi Israel cho biết 24 người đã thiệt mạng kể từ thứ Sáu và khoảng 500 người bị thương.

 

Vai trò của Mỹ trong chiến tranh Israel-Iran.

Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Israel, cung cấp hàng tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Iran bị cắt đứt, và căng thẳng vẫn tiếp diễn trong hơn 40 năm qua.

Chương trình hạt nhân của Iran từ lâu đã là mối quan ngại của cả Mỹ và Israel. Chính quyền Trump nhiệm kỳ thứ hai từng tham gia đàm phán với Iran trước khi xảy ra xung đột, nhưng chưa đạt được thỏa thuận chính thức. Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đã rút Mỹ khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thường gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran.

 

Tại sao eo biển Hormuz quan trọng?

Eo biển Hormuz là tuyến đường thủy hẹp nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Oman và Biển Ả Rập. Tại điểm hẹp nhất, eo biển chỉ rộng khoảng 21 dặm (34 km), với hai làn đường hàng hải rộng 2 dặm mỗi chiều.

Khoảng 26% lượng dầu giao dịch toàn cầu đi qua eo biển này, biến nó thành một trong những tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nào tại eo biển sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường xăng dầu toàn cầu.

Iran từ lâu tuyên bố có khả năng phong tỏa eo biển Hormuz. Dù eo biển không thể “đóng” như một con đường, Iran vẫn có thể khiến khu vực này trở nên quá nguy hiểm cho tàu thuyền thương mại, gây gián đoạn cho giao thương toàn cầu.

 

Máy bay B-2 và bom xuyên boongke.

Máy bay B-2 có thể mang hai quả bom xuyên boongke nặng 15 tấn – loại bom mà chỉ Mỹ sở hữu, khiến B-2 trở thành phương tiện then chốt trong bất kỳ chiến dịch nào nhằm phá hủy các cơ sở hạt nhân kiên cố của Iran.

Các chuyên gia cho rằng chỉ có bom xuyên boongke GBU-57 (30.000 pound, tương đương 13.600 kg) mới có thể phá hủy nhà máy làm giàu nhiên liệu Fordow – được cho là nằm sâu trong núi ở phía tây bắc Iran và là trung tâm chương trình hạt nhân nước này.

Việc điều động B-2 cho thấy Mỹ đang bố trí các lực lượng để cung cấp thêm phương án quân sự cho Tổng thống Trump khi xung đột giữa Israel và Iran leo thang.

Máy bay B-2 có thể phải tiếp nhiên liệu sau khi rời Missouri, điều này cho thấy chúng có thể mang theo tải trọng lớn – khả năng là bom xuyên boongke – khiến không thể nạp đầy nhiên liệu từ đầu.

 

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo

Việc triển khai diễn ra khi Tổng thống Trump chuẩn bị họp với nhóm an ninh quốc gia để bàn bạc về khả năng Mỹ tham gia các cuộc tấn công của Israel nhằm vào cơ sở hạt nhân Iran.

Theo The Times, liên lạc giữa các đơn vị kiểm soát không lưu xác nhận các máy bay B-2 đã cất cánh từ căn cứ Whiteman ở Missouri.

Cơ sở hạt nhân Fordow được xem là bất khả xâm phạm, nằm sâu hơn 90 mét dưới lòng núi và được bảo vệ bằng các lớp bê tông dày. Chỉ có GBU-57 mới có khả năng xuyên phá, và hiện chỉ có B-2 là máy bay duy nhất được thiết kế để mang loại bom này.

Sáng thứ Bảy, Israel đã mở một đợt không kích mới nhắm vào các bệ phóng tên lửa và cơ sở hạt nhân của Iran, trong khi Iran phóng loạt tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái về phía Israel.

 

Phản ứng từ các bên

Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard viết trên X:

“Mỹ có thông tin tình báo cho thấy Iran có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu họ quyết định. Tổng thống Trump nói rõ rằng điều đó không thể xảy ra, và tôi hoàn toàn đồng ý.”

Tổng thống Trump viết trên Truth Social:

“Chúng tôi biết chính xác nơi ‘Lãnh tụ Tối cao’ đang ẩn náu. Hắn là mục tiêu dễ dàng, nhưng hiện tại an toàn – chúng tôi sẽ không tiêu diệt hắn (ít nhất là chưa). Nhưng chúng tôi không chấp nhận tên lửa nhắm vào dân thường hay lính Mỹ. Sự kiên nhẫn của chúng tôi đang cạn dần. Cảm ơn!”

Lãnh tụ tối cao Iran – Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố:

“Chúng tôi cảnh báo Mỹ rằng nếu tham chiến, họ sẽ phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng. Chiến tranh sẽ bị đáp trả bằng chiến tranh, ném bom sẽ bị đáp trả bằng ném bom.”

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi viết trên X:

“Iran chỉ hành động để tự vệ. Ngay cả khi phải đối mặt với sự xâm lược trắng trợn, chúng tôi chỉ trả đũa chế độ Israel, không nhắm đến các nước hỗ trợ họ. Netanyahu đã tạo ra cuộc chiến này để phá hủy ngoại giao, và thế giới cần cảnh giác với âm mưu mở rộng xung đột của Israel ra toàn khu vực.”

 

Trump: Mỹ tiến hành tấn công ba cơ sở hạt nhân ở Iran


Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân ở Iran vào ngày 21 tháng 6, theo thông báo của Tổng thống Donald Trump trên mạng xã hội Truth Social, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel và Iran bước sang tuần thứ hai.

"Chúng tôi đã hoàn tất cuộc tấn công rất thành công vào ba cơ sở hạt nhân ở Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Esfahan," Trump viết trên Truth Social ngày 21 tháng 6. "Tất cả máy bay hiện đã rời khỏi không phận Iran. Một lượng bom đầy đủ đã được thả xuống mục tiêu chính là Fordow."

Cuộc xung đột bắt đầu cách đây một tuần khi Israel phát động các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran, chủ yếu là các cơ sở làm giàu uranium, với mục tiêu ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Hai quốc gia đã liên tục thực hiện các cuộc không kích qua lại, và Trump đã cân nhắc khả năng Mỹ can thiệp trong suốt tuần qua.

"Một lượng bom đầy đủ đã được thả xuống mục tiêu chính là Fordow. Tất cả máy bay đang trên đường trở về an toàn," Trump viết. "Xin chúc mừng những Chiến binh Mỹ vĩ đại của chúng ta. Không có quân đội nào khác trên thế giới có thể làm được điều này. BÂY GIỜ LÀ THỜI ĐIỂM CHO HÒA BÌNH!"

 

HẠNH DƯƠNG

Tổng hợp.

 

 

 

Xxx

Nhân viên y tế cảnh giác trước các cuộc đột kích của ICE tại bệnh viện


Việc chính quyền Tổng thống Trump dần loại bỏ các khu vực được bảo vệ dành cho người nhập cư đã khiến nhiều nhân viên y tế lo ngại rằng các đặc vụ của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) sẽ bắt giữ bệnh nhân trong hoặc xung quanh bệnh viện.

Vào tháng Giêng, chính quyền Trump đã bãi bỏ một chính sách thời Biden từng bảo vệ những nơi như nhà thờ, trường học và bệnh viện khỏi các hành động cưỡng chế nhập cư. Đồng thời, các nhà lập pháp tại ít nhất một bang đã đưa ra dự luật nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho ICE thực hiện các vụ bắt giữ tại bệnh viện.

Khi Bộ An ninh Nội địa (DHS) nỗ lực gia tăng các cuộc đột kích của ICE tại khách sạn, nhà hàng, nông trại và nhiều nơi khác, các y tá lo sợ nơi làm việc của họ có thể sẽ là mục tiêu kế tiếp.

“Chúng tôi đều lo lắng điều đó có ý nghĩa gì,” Michael Kennedy, một y tá tại cơ sở y tế thuộc Đại học California ở San Diego, gần biên giới Mỹ - Mexico, chia sẻ về những thay đổi chính sách dưới thời Trump. “Khi chứng kiến các cuộc đột kích gia tăng, điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là bệnh nhân của mình – điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến họ.”

Trong tháng này, ICE đã lập kỷ lục về số vụ bắt giữ người nhập cư chỉ trong một ngày và xuất hiện bên ngoài các tòa án ở Seattle, cũng như các cửa hàng tại khu vực New York. Các cuộc đột kích tại nơi làm việc ở Los Angeles đã dẫn đến nhiều ngày biểu tình, và từ đó chính quyền Trump phản ứng mạnh tay hơn.

Sandy Reding, một y tá tại bệnh viện ở Bakersfield, California – nơi phục vụ cộng đồng lao động nông nghiệp và có đội ngũ nhân viên đa dạng – cho biết:

“Mọi người rất lo lắng khi thấy các đặc vụ ICE xuất hiện cùng FBI hoặc quân đội, vì chúng tôi thấy nhiều bản tin như vậy trên TV, và có cả báo cáo tại khu vực chúng tôi nữa,” cô nói.

Reding và các đồng nghiệp cũng lo ngại rằng tin tức về các cuộc đột kích gia tăng sẽ khiến một số bệnh nhân ngần ngại đến bệnh viện điều trị.

“Chúng ta sẽ chứng kiến gánh nặng lớn đè lên các cộng đồng và bệnh viện nếu mọi người trì hoãn việc chăm sóc y tế,” cô nói. “Và kết cục sẽ tồi tệ hơn.”

Nancy Hagan, một y tá tại phòng chăm sóc tích cực thuộc Trung tâm Y tế Maimonides ở New York, cho biết những lo ngại đó đã trở thành hiện thực tại bệnh viện của cô.

Vào tháng Năm, cô kể, một người nhập cư tại New York bị viêm ruột thừa nhưng chờ quá lâu mới đến phòng cấp cứu. Ruột thừa của họ bị vỡ, gây nhiễm trùng lan sang các cơ quan khác và cuối cùng dẫn đến tử vong.

“Khi bệnh nhân nghe tin rằng bệnh viện không còn là nơi an toàn, họ sợ không dám đến nữa,” cô nói.

Hagan – bản thân là một người nhập cư từ Haiti – cho biết cô và các đồng nghiệp ở các bệnh viện khắp thành phố đã nhận thấy số lượng bệnh nhân tại phòng cấp cứu dường như giảm rõ rệt trong những tháng gần đây.

Kennedy, y tá ở San Diego, cho biết trung tâm chấn thương cấp độ 1 – vốn thường rất đông đúc – nay cũng vắng hơn bình thường. Anh thừa nhận sự sụt giảm có thể do yếu tố thời vụ, nhưng tin rằng nguy cơ bị ICE bắt giữ đã tạo ra hiệu ứng “làm lạnh” (chilling effect).

“Tôi không thể không tin rằng điều này ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tìm kiếm chăm sóc của bệnh nhân,” anh nói. “Tôi dám cá là rất nhiều người đang trì hoãn điều trị vì họ sợ.”

ICE đã không phản hồi câu hỏi của tờ The Hill về việc liệu có ai đã bị bắt trong hoặc xung quanh bệnh viện hay có kế hoạch thực hiện điều đó không.

DHS thông báo hồi tháng Giêng rằng họ đã bãi bỏ các hướng dẫn của cựu Tổng thống Biden về việc hạn chế cưỡng chế nhập cư tại các “khu vực nhạy cảm” – hướng dẫn này có từ thời Tổng thống Obama.

“Chính quyền Trump sẽ không trói tay các cơ quan thực thi pháp luật dũng cảm của chúng ta, mà thay vào đó tin tưởng họ sẽ sử dụng lương tri,” một người phát ngôn của DHS tuyên bố thời điểm đó.

Trung tâm Pháp lý Nhập cư Quốc gia (NILC) cho biết mặc dù người nhập cư không còn được bảo vệ đặc biệt tại bệnh viện và các “khu vực nhạy cảm” khác, họ vẫn có quyền cơ bản.

“Thay vào đó, mọi người cần dựa vào các quyền hiến định cơ bản tại những nơi này,” trung tâm cho biết trong một bản thông tin. “Cụ thể, Tu chính án thứ Tư bảo vệ mọi người khỏi việc khám xét và bắt giữ trái phép, và Tu chính án thứ Năm đảm bảo quyền giữ im lặng khi đối mặt với cơ quan thực thi pháp luật.”

Hiệp hội Bác sĩ Cấp cứu Nội trú đã phát hành một tờ hướng dẫn từng bước cho nhân viên y tế về cách xử lý nếu đặc vụ ICE vào bệnh viện.

Xxx


Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

IRAN BỊ THIỆT HẠI RA SAO SAU 8 NGÀY GIAO CHIẾN VỚI ISRAEL?



VietPress USA (20/6/2025): Israel và Iran tiếp tục giao tranh vào thứ Sáu 20/6 là  ngày thứ tám của cuộc xung đột giữa hai nước.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã tấn công các mục tiêu quân sự trên khắp Tehran, Tabriz và Kermanshah, trong khi các cuộc tấn công từ Iran được báo cáo xảy ra tại Haifa và miền nam Israel. Có 31 người bị thương trong vụ tấn công của Iran vào Vịnh Haifa, theo người phát ngôn của Trung tâm Y tế Rambam đăng trên mạng xã hội, với một bệnh nhân trong tình trạng "nguy kịch". Dịch vụ cấp cứu Israel cho biết ít nhất năm người bị thương nhẹ trong một vụ tấn công tên lửa tại Beersheba. Hiện chưa rõ con số thương vong tại Iran.

2:51 PM – Diễn biến khác trong ngày thứ tám hôm nay 20/6, Israel và Iran giao tranh pháo kích qua lại và những hoạt động đáng chú ý:

 

Ngoại giao thương thuyết tại Geneve:

Một số bộ trưởng ngoại giao châu Âu đã có cuộc gặp kéo dài gần bốn giờ với người đồng cấp Iran tại Geneva vào thứ Sáu. Dù không đạt được đột phá, các bên đồng thuận cần tiếp tục đàm phán. Cuộc họp được phối hợp cùng Washington, sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng có "cơ hội đáng kể" cho đàm phán với Iran và ông sẽ đợi tối đa hai tuần để quyết định có tấn công chương trình hạt nhân của nước này hay không.

 

Chiến đấu cơ Israel tấn công Iran:

IDF viết trên Telegram rằng máy bay chiến đấu Israel đã thực hiện hàng chục cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Iran trong đêm. Các cuộc tấn công đánh trúng trụ sở của Tổ chức Đổi mới và Nghiên cứu Quốc phòng Iran (SPND) tại Tehran — tổ chức bị Israel và Mỹ cáo buộc thực hiện nghiên cứu liên quan đến vũ khí hạt nhân và hệ thống phóng tên lửa hạt nhân.

 

Israel tấn công tên lửa vào Iran:

Ngoài ra, các mục tiêu quân sự của Iran tại Kermanshah và Tabriz cũng bị tấn công, cùng với hệ thống tên lửa và radar tại Isfahan và Tehran.

Một tòa nhà văn phòng của các công ty công nghệ tại miền nam Israel bị hư hại trong một cuộc tấn công, nơi mà Iran tuyên bố là mục tiêu. Tòa nhà có logo của một trường quân sự Israel chuyên về phần mềm và an ninh mạng. Hãng thông tấn bán chính thức Fars của Iran nói rằng vụ tấn công nhắm vào công nghệ “giết người” của Israel.

 

Công nhân Nhân viên Mỹ rới Iran:

5:45 PM – Hàng trăm công dân Mỹ đã rời Iran giữa lúc Israel không kích

Theo một điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ được tờ The Washington Post tiết lộ, hàng trăm công dân Mỹ đã rời Iran qua đường bộ kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch không kích. Đây là thừa nhận hiếm hoi của chính phủ Mỹ rằng nhiều công dân của họ đang gặp nguy hiểm trong lúc Tổng thống Trump cân nhắc khả năng tham chiến để tiêu diệt chương trình hạt nhân của Iran.

Người Mỹ ở Iran không chỉ gặp nguy hiểm từ không kích của Israel — vốn đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng theo tuyên bố của chính quyền địa phương — mà còn từ chính chính quyền Iran.

5:10 PM – Phân tích từ Vịnh Ba Tư

Ông Anwar Gargash, cố vấn ngoại giao cho tổng thống UAE, cảnh báo rằng xung đột giữa Israel và Iran sẽ ngày càng nguy hiểm nếu kéo dài.

“Cả khu vực không thể sống trong một cuộc chiến kéo dài với các đòn đáp trả hàng ngày như vậy,” ông nói với The Washington Post.

Gargash nhấn mạnh chiến tranh sẽ cản trở nỗ lực xây dựng thịnh vượng khu vực. “Ngôn ngữ xung đột đang lấn át ngôn ngữ hạ nhiệt và phát triển kinh tế,” ông nói. Tuy nhiên, UAE và tổng thống nước này đang thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

 

Donald Trump bác bỏ đánh giá về Hạt nhân Iran của Giám Đốc Tình Báo Mỹ!

5:09 PM – Trump bác bỏ đánh giá của Tulsi Gabbard về Iran,

Tổng thống Donald Trump nói rằng Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard "đã sai" khi đánh giá rằng Iran không đang phát triển vũ khí hạt nhân. Dù trước đó Gabbard nói bà và Trump “đồng quan điểm” về mối đe dọa hạt nhân từ Iran, bà cũng từng tuyên bố rằng Iran đã đình chỉ chương trình vũ khí hạt nhân từ năm 2003.

 

Người Israel lánh nạn qua Cyprus!

4:53 PM – Người Israel đổ về Cyprus, 'cửa sau của Israel'

Rabbi Arie Zeev Raskin, giáo sĩ trưởng của nhà Chabad ở Cyprus, cho biết ông đã nhận được cuộc gọi về một tàu du lịch chở 1.500 người lánh nạn từ Israel sắp cập cảng. Tàu được tổ chức Birthright thuê, và văn phòng Thống đốc bang Florida đã yêu cầu Chabad hỗ trợ ăn ở cho người di tản trước khi họ bay về Mỹ.

Cyprus, cách cảng Ashdod của Israel khoảng 200 dặm, từ lâu đã trở thành “cửa sau của Israel” – điểm trung chuyển mỗi khi không phận Israel bị đóng, như hiện nay.

Dù phần lớn hành khách trên con tàu đầu tiên đã bay về, Chabad ở Cyprus chuẩn bị tiếp đón hàng ngàn người nữa vào thứ Bảy, và nhiều người đi tàu tư nhân cũng đang đổ về. Hiện có khoảng 6.000 người Israel tại đảo đang tìm cách quay về Hoa Kỳ.

 

Mỹ không thể yêu cầu Israel ngừng không kích Iran:

4:35 PM – Trump: Mỹ khó yêu cầu Israel dừng không kích.

Phát biểu trước báo chí ở New Jersey, Trump nói ông sẽ cho Iran “một khoảng thời gian — tối đa hai tuần” trước khi quyết định có tham chiến cùng Israel không.

Khi được hỏi liệu Mỹ có yêu cầu Israel dừng không kích để tái khởi động đàm phán hay không, ông trả lời: “Khó mà yêu cầu điều đó vào lúc này. Nếu ai đó đang thắng thế, thì càng khó hơn.”

4:06 PM – Israel sẵn sàng cho ‘chiến dịch kéo dài’

Tham mưu trưởng IDF, Eyal Zamir, nói trong một cuộc họp báo rằng Israel đã sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự lâu dài.

“IDF đã chuẩn bị. Ngày qua ngày, không gian hành động của chúng tôi mở rộng, còn của kẻ thù thì bị thu hẹp.”

2:45 PM – Đàm phán châu Âu - Iran kết thúc mà không có đột phá.

Sau cuộc họp kéo dài gần 4 giờ tại Geneva, các bộ trưởng châu Âu và Iran đồng thuận tiếp tục đàm phán trong tương lai. Đại diện EU Kaja Kallas cho biết: “Leo thang khu vực không có lợi cho ai cả.”

 

Âu Châu kêu gọi Iran trở lại đàm phán về hạt nhân:

Các quan chức châu Âu thúc giục Iran hạn chế tham vọng hạt nhân và quay lại bàn đàm phán với Mỹ. Phía Iran nói cần Israel dừng tấn công trước, nhưng sẵn sàng tiếp tục đối thoại. Dù chưa có lịch họp tiếp theo, các bên dự kiến tái họp trong vòng hai tuần.

2:40 PM – Iran sử dụng bom chùm lần đầu trong xung đột.

IDF cho biết Iran đã sử dụng bom chùm để tấn công trung tâm Israel hôm thứ Năm, và tiếp tục dùng loại vũ khí này ở Beersheba vào thứ Sáu — lần đầu tiên loại bom gây tranh cãi này xuất hiện trong cuộc chiến hiện tại.

 

Israel tấn công hạt nhân của Iran thiệt hại thế nào?

Israel và Iran tấn công lẫn đã bước qua ngày thứ 8. Mục tiêu cốt lõi trong các cuộc tấn công chưa từng có của Israel vào Iran là tiêu diệt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Israel đã nhắm vào ba cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran – Natanz, Isfahan và Fordow – cùng một số nhà khoa học hàng đầu liên quan đến nghiên cứu và phát triển hạt nhân Iran.

Thiệt hại đang dần lộ rõ, với hình ảnh vệ tinh và phân tích của các chuyên gia cho thấy các cuộc không kích đã gây tác động đáng kể tại ít nhất hai địa điểm. Tuy nhiên, nhiều điều vẫn chưa rõ ràng – đặc biệt là vì phần lớn cơ sở hạ tầng hạt nhân nhạy cảm của Iran được chôn sâu dưới lòng đất khoảng độ sâu từ 50 mét là tối thiểu.

Một quan chức quân sự Israel cho biết trong buổi họp báo ngày thứ Bảy tại Tel Aviv hôm nay rằng các cuộc tấn công vào Natanz và Isfahan đã “gây thiệt hại nghiêm trọng,” trong khi phía Iran khẳng định thiệt hại là hạn chế.

“Toàn bộ chuỗi cung ứng (hạt nhân) đã bị gián đoạn,” ông Ali Vaez, Giám đốc Dự án Iran tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nói với CNN. Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Chuỗi này có thể được phục hồi trong vài tháng, vì Iran có cả kiến thức và vật liệu cần thiết. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết chỉ bằng các cuộc không kích.”

 

Cơ sỏ hạt nhân tại Natanz:

Đánh giá ban đầu cho thấy cuộc tấn công vào cơ sở hạt nhân Natanz của Iran cực kỳ hiệu quả. Hai quan chức Mỹ cho CNN biết, cuộc tấn công không chỉ phá hủy cấu trúc bên ngoài mà còn làm mất điện ở tầng dưới – nơi lưu giữ các máy ly tâm dùng để làm giàu uranium.

“Đây là một cuộc tấn công toàn diện,” một nguồn tin khác cho biết.

Phần nhà máy làm giàu nhiên liệu thử nghiệm ở Natanz – nơi Iran làm giàu uranium lên tới 60% – đã bị phá hủy. Mức uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%.

Hình ảnh vệ tinh trước và sau cho thấy ít nhất hai tòa nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hạ tầng điện tại Natanz, bao gồm tòa nhà cấp điện chính, máy phát điện dự phòng cũng bị phá hủy – khiến các máy ly tâm ở tầng dưới không thể hoạt động.

“Máy ly tâm quay với tốc độ cực cao, và nếu bị tắt đột ngột, chúng có thể phát nổ hoặc hư hại không thể phục hồi,” ông Vaez nói.

Theo tổ chức NTI, Natanz có sáu tòa nhà trên mặt đất và ba tòa ngầm, hai trong số đó có thể chứa tới 50.000 máy ly tâm.

Không có tác động phóng xạ lan ra bên ngoài, nhưng bên trong cơ sở có nhiễm xạ và hóa chất, tuy ở mức có thể kiểm soát.

“Có một kho uranium làm giàu cao tại Natanz mà Israel chưa đánh trúng. Nếu bị đánh trúng, một vụ nổ có thể biến nó thành ‘bom bẩn’ gây ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng,” ông Vaez cảnh báo.

 

Cơ sỏ hạt nhân tại Isfahan:

Thiệt hại tại cơ sở hạt nhân Isfahan ban đầu khó xác định, khi Iran nói chỉ có một kho chứa bị cháy, còn Israel nói có thiệt hại đáng kể.

Tuy nhiên, IAEA sau đó xác nhận có bốn tòa nhà quan trọng bị hư hại. Ảnh vệ tinh cho thấy ba tòa trong số này bị hỏng rõ rệt.

Phía Iran tuyên bố đã di chuyển một số thiết bị khỏi Natanz và Isfahan trước các đợt không kích, nhưng CNN chưa thể xác minh.

Cơ sở này được xây dựng với hỗ trợ từ Trung Quốc, hoạt động từ năm 1984, và được cho là trung tâm của chương trình hạt nhân Iran. NTI cho biết nơi đây có ba lò phản ứng nghiên cứu nhỏ, nhà máy sản xuất nhiên liệu, nhà máy zirconium và nhiều phòng thí nghiệm.

Tại buổi họp báo ngày thứ Bảy, một quan chức IDF nói Israel có "tình báo chắc chắn" rằng Iran đang tiến gần tới chế tạo bom hạt nhân tại Isfahan. Iran tiếp tục phủ nhận điều đó.

 

Cơ sỏ hạt nhân tại Fordow:

Cơ sở làm giàu nhiên liệu Fordow, nằm sâu trong núi gần Qom, là mục tiêu khó nhắm trúng nhất.

Israel đã cố gắng tấn công Fordow hôm nay thứ Sáu 20/6, nhưng theo IAEA, cơ sở này không bị ảnh hưởng. Phía Iran nói đã bắn hạ một UAV của Israel gần đó.

“Israel không thể đánh trúng Fordow nếu không có bom xuyên boongke mà chỉ Mỹ mới sở hữu,” ông Vaez nhận định.

Ảnh vệ tinh xác nhận có rất ít hoặc không có thiệt hại tại Fordow. Trong quá khứ, nơi đây từng ghi nhận uranium làm giàu tới 83,7% – rất gần ngưỡng chế tạo bom.

“Nếu Fordow vẫn hoạt động, các đợt tấn công của Israel chỉ làm chậm tiến trình chế tạo bom của Iran đôi chút,” chuyên gia James Acton viết.

 

Các mục tiêu khác của Iran:

Cơ sở hạt nhân Arak – nơi chứa lò phản ứng nước nặng – không bị hư hại trong đợt tấn công đầu tiên. Nước nặng có thể dùng để sản xuất plutonium – một con đường khác dẫn đến bom hạt nhân.

Ngoài các cơ sở hạt nhân, Israel còn nhắm vào nhiều mục tiêu quân sự khác của Iran và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Cơ sở tên lửa ở Kermanshah bị hư hại nặng, các lối vào đường hầm cũng bị đánh trúng.

Tại Piranshahr, gần biên giới Iraq, một tòa nhà quân sự nhỏ bị phá hủy hoàn toàn. Ở phía tây Tehran, một tòa nhà lớn của IRGC bị phá nặng phần mái.

Tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami, là một trong những nhân vật quân sự cấp cao bị thiệt mạng trong đợt không kích hôm thứ Sáu tuần trước.

 

Trong khi đó tình hình Dự luật “To, Đẹp” của Donald Trump đang gặp nhiều bế tắc tại Thượng viện Hoa Kỳ!

Nhân viên lập pháp Thượng viện, bà Elizabeth MacDonough, đã ra phán quyết rằng một số điều khoản then chốt trong dự luật lớn nhằm thực hiện chương trình nghị sự của Tổng thống Trump vi phạm Quy tắc Byrd và phải bị loại bỏ khỏi gói luật để có thể được thông qua theo con đường đặc biệt với đa số tối thiểu.

Bà MacDonough đã bác bỏ nhiều điều khoản thuộc phạm vi của các Ủy ban Thượng viện về Ngân hàng, Môi trường và Công trình Công cộng, cũng như Dịch vụ Vũ trang.

Các điều khoản bị loại bao gồm đề xuất áp trần tài trợ cho Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB), điều này sẽ cắt giảm 6,4 tỷ USD bằng cách đưa mức tài trợ tối đa xuống 0% chi phí hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang. Việc cắt giảm này đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn CFPB.

CFPB là một trong những cải cách trung tâm của Đạo luật Dodd-Frank mà Đảng Dân chủ thông qua sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bà cũng bác bỏ các điều khoản như:

Cắt giảm 1,4 tỷ USD bằng cách giảm lương nhân viên Cục Dự trữ Liên bang
Cắt 293 triệu USD từ tài trợ cho Văn phòng Nghiên cứu Tài chính
Cắt 771 triệu USD bằng cách loại bỏ Ủy ban Giám sát Kiểm toán Công ty đại chúng (PCAOB)
Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (bang Oregon), thành viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Ngân sách Thượng viện, đã ca ngợi các phán quyết này:

“Nhân viên lập pháp Thượng viện đã khẳng định rằng một số điều khoản trong dự luật 'Một sự phản bội to lớn và đẹp đẽ của Đảng Cộng hòa' vi phạm Quy tắc Byrd – đồng nghĩa chúng phải bị loại bỏ để đảm bảo tuân thủ quy tắc hòa giải,” ông Merkley nói.

“Dù các Thượng nghị sĩ Cộng hòa có thể muốn bỏ qua luật lệ để thúc đẩy chương trình ‘gia đình thất bại, tỷ phú thắng’, vẫn có những quy tắc cần tuân thủ, và Đảng Dân chủ đang đảm bảo chúng được thực thi,” ông nói thêm.

Đảng Cộng hòa tại Thượng viện sẽ phải loại bỏ những điều khoản này khỏi dự luật, nếu không sẽ cần ít nhất 60 phiếu để vượt qua phản đối theo thủ tục.

Hiện Đảng Cộng hòa chiếm đa số 53-47 tại Thượng viện.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện John Thune (bang Nam Dakota) có thể bỏ qua phán quyết của nhân viên lập pháp bằng một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản để thiết lập tiền lệ mới tại Thượng viện, nhưng ông đã cho biết mình không có kế hoạch làm vậy.

Nhân viên lập pháp cũng phán quyết rằng một số điều khoản thuộc Ủy ban Môi trường và Công trình Công cộng vi phạm Quy tắc Byrd, như:

Hủy bỏ tài trợ được phê duyệt trong Đạo luật Giảm Lạm phát
Hủy bỏ tiêu chuẩn khí thải đa chất gây ô nhiễm của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho các phương tiện nhẹ và vừa bắt đầu từ năm mẫu xe 2027
Một điều khoản khác thuộc Ủy ban Dịch vụ Vũ trang – giảm ngân sách cho Bộ Quốc phòng nếu các kế hoạch chi tiêu không được nộp đúng hạn – cũng bị loại bỏ.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (bang Massachusetts), thành viên hàng đầu của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, hoan nghênh phán quyết:

“Những đề xuất này là đòn tấn công liều lĩnh và nguy hiểm vào người tiêu dùng, sẽ khiến nhiều người Mỹ bị các tổ chức tài chính lớn lừa đảo và mắc bẫy, đồng thời đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính,” bà nói.

“Đảng Dân chủ đã phản công và chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại dự luật xấu xí này,” bà nói thêm.

Nhóm của bà Warren đã nộp các bản lập luận chi tiết bằng văn bản cho nhân viên lập pháp trước khi có phán quyết.

Nhóm của bà và nhóm của Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Tim Scott (bang Nam Carolina, Đảng Cộng hòa) cũng đã trình bày các lập luận miệng trong một cuộc họp kéo dài 90 phút vào ngày 16 tháng 6

Hiện Donald Trump đang bị bối rối vì tình hình chính trị trong nước bất ổn, trong khi chiến tranh Israel – Iran và Ukraine – Nga đã khiến Trump loạn ngôn tuyên bố xuôi ngược không có lập trường ổn định.

 

HẠNH DƯƠNG

Tổng hợp.
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

BẦU CỬ ĐẶC BIỆT TẠI KHU VỰC 3 THÀNH PHỐ SAN JOSE - June 24, 2025

VIETPRESS USA (19/6/2025): Thứ Ba ngày 24 tháng 6 năm 2025 sắp tới, Khu Vực 3 của thành phố San Jose bắc bang California sẽ có cuộc bầu cử đặc biệt để chọn một Nghị viên. Có hai ứng cử viên là Anthony Tordillos và Gabby Chavez-Lopez được vào vòng chung kết.
  

Trong hoàn cảnh chính trị đầy tai tiếng tại Khu Vực 3 của Thành Phố San Jose và tình hình kinh tế đang thay đổi trong cả nước, Thành Phố San Jose cũng có những vấn đề cấp bách cần được giải quyết như: vấn đề nhà ở, an toàn an ninh công cộng, và phát triển kinh tế v.v… Cư dân khu vực 3 đang đứng trước một sự chọn lựa quan trọng, chọn ai là người xứng đáng để đại diện cho mình .

 

ƯVC Anthony Tordillos sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó tại tiểu bang Washington. Anthony Tordillos đã trải qua cuộc sống khó khăn như bao nhiêu người Mỹ vẫn đang đối mặt mỗi ngày. Cha của Anthony Tordillos bị bệnh nan y khó chữa, cả gia đình sống dựa vào  đồng tiền bảo hiểm dành cho người khuyết tật. Mẹ của Anthony Tordillos làm cho hội từ thiện bất vụ lợi, Anthony Tordillos chăm chỉ cố gắng học hành, đạt điểm cao thi đậu vào trường Đại Học Yale và tốt nghiệp năm 2014.
 

Sau khi ra trường, Anthony Tordillos đã tìm công việc làm ở San Jose. ƯVC Anthony Tordillos đã từng trải qua cuộc sống khó khăn nghèo khó nên Anthony Tordillos đã hiểu và biết tầm quan trọng của chính quyền địa phương.. Nếu chính quyền có những chương trình tốt để trợ cấp, giúp đở cho những gia đình khó khăn, giúp đỡ những đứa trẻ nghèo thì đây là cơ hội cho những trẻ em học hành chăm chỉ sẽ được vào những trường Đại Học và trở thành những người giúp ích cho xã hội.
 


ƯCV  Anthony Tordillos là chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Quy Hoạch của Thành Phố San Jose. ƯCV Anthony Tordillos được Thị trưởng Matt Mahan của Thành phố San Jose ủng hộ và Sở Cảnh Sát San Jose yểm trợ tối đa. ƯCV Anthony Tordillos đã gây quỹ được với số tiền tổng cộng 336.709 đôla, vượt xa hơn đối thủ là $90.000 đôla.  

 

Anthony Tordillos đã từng  phục vụ cho cư dân trong thành phố :



- Ủng hộ xây dựng hơn 3.500 căn nhà mới, trong đó có 500 căn giá cả phải chăng.

- Bảo vệ 56 khu nhà Mobile home giữ lại để cho các gia đình có thu nhập thấp có chỗ ở.

- Hỗ trợ thúc đẩy kinh tế địa phương.

 

Anthony Tordillos được Thị trưởng Matt Mahan tín nhiệm và ủng hộ sau vòng sơ bộ. Anthony Tordillos là ứng viên duy nhất có kinh nghiệm phục vụ cư dân khu vực 3 và thành phố San Jose nói chung.
 

Cử tri người Mỹ gốc Việt khu vực 3 San Jose đang tổ chức các toán vận động kêu gọi hãy bầu phiếu cho Anthony Tordillos vào Chức vụ Nghị Viên Khu Vực 3 vào ngày 24 tháng 6 năm 2025 sắp tới.


Nữ Phóng Viên Ngọc Dung

www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

TRUMP ĐÃ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TẤN CÔNG IRAN NHƯNG CHƯA RA LỆNH CUỐI CÙNG



VietPress USA (19/6/2025): Ông Donald Trump đã phê duyệt một kế hoạch tấn công Iran nhưng vẫn chưa đưa ra mệnh lệnh cuối cùng, các quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết.

Tổng thống Mỹ đã đưa ra chỉ đạo riêng với các lãnh đạo quân sự tại Phòng Tình huống trong Tòa Bạch Ốc vào thứ Tư, theo các nguồn tin của truyền thông Mỹ.

Sau đó, ông nói với các phóng viên: “Tôi có ý tưởng sẽ làm gì, nhưng tôi chưa quyết định cuối cùng. Tôi thích đưa ra quyết định chỉ một giây trước hạn chót, bạn biết đấy? Vì mọi thứ có thể thay đổi, đặc biệt là trong chiến tranh. Nó có thể xoay chuyển hoàn toàn.”

Theo ABC News, ông Trump ngày càng “cảm thấy thoải mái” với khả năng Mỹ sẽ tấn công cơ sở làm giàu uranium Fordow của Iran ở tỉnh Qom, phía tây nam Tehran – nơi mà các chuyên gia nói rằng chỉ có vũ khí của Mỹ mới đủ sức phá hủy.

Vì lý do này, các quan chức cấp cao của Mỹ hiện đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công có mục tiêu, và một số nguồn tin cho rằng các động thái có thể diễn ra ngay trong cuối tuần này.

Lãnh đạo của một số cơ quan liên bang đã bắt đầu chuẩn bị, theo một quan chức Mỹ, và các kế hoạch đã sẵn sàng.

Các nguồn tin cho biết ông Trump đang chờ xem Iran có chấp nhận một thỏa thuận vào phút chót để chấm dứt chương trình hạt nhân hay không, trước khi tiến hành tấn công.

Kế hoạch có thể bao gồm việc ném bom cơ sở hạt nhân Fordow – nằm sâu dưới một ngọn núi – và Mỹ được cho là quốc gia duy nhất sở hữu loại bom xuyên boongke nặng 30.000 pound có thể phá hủy nó.

Trong nhiều ngày qua, ông Trump đã gợi ý khả năng ra lệnh tấn công Iran, quốc gia đã tham gia vào cuộc chiến với Israel kể từ thứ Sáu tuần trước.

“Iran đang gặp rắc rối lớn”
Ông nói hôm thứ Tư: “Các bạn không biết liệu tôi có làm điều đó hay không. Có thể tôi sẽ làm, cũng có thể không. Không ai biết tôi sẽ làm gì. Nhưng tôi có thể nói điều này: Iran đang gặp rất nhiều rắc rối và họ muốn đàm phán.”

Lập trường hiện tại của ông Trump cho thấy sự sẵn sàng sử dụng vũ lực lớn hơn nhiều so với một tuần trước, khi ông vẫn còn thúc đẩy giải pháp ngoại giao để đạt được thỏa thuận giải trừ hạt nhân với Iran.

Một quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết mọi lựa chọn vẫn đang được cân nhắc.

Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Trump trong một bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình – đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông kể từ thứ Sáu.

Ông nói: “Bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Mỹ chắc chắn sẽ đi kèm với những tổn thất không thể khắc phục. Người dân Iran sẽ không đầu hàng.”

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đăng trên mạng xã hội hôm thứ Tư rằng Iran “cho đến nay chỉ trả đũa chế độ Israel, chứ chưa động đến những kẻ đang hỗ trợ họ.”

Mặc dù ông vẫn khẳng định cam kết ngoại giao, ông cũng nói Iran “sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự vệ của mình”.

Iran phủ nhận việc đang theo đuổi vũ khí hạt nhân và cho biết chương trình của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tuần trước cho biết Tehran đã vi phạm nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân lần đầu tiên trong 20 năm qua.

Ngoại trưởng các nước Anh, Pháp và Đức đang hy vọng sẽ gặp ông Araghchi tại Geneva vào thứ Sáu 20/6, mặc dù vẫn chưa có xác nhận từ Tehran.

Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc gặp ngoại giao trực tiếp đầu tiên kể từ khi Israel tấn công các cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran.

Sky News cho biết Ngoại trưởng Anh David Lammy sẽ tham dự cuộc họp này. Bộ Ngoại giao Anh chưa đưa ra bình luận.

Một nguồn tin từ Đức cho biết cuộc đàm phán đang được phối hợp với Mỹ nhằm thuyết phục Iran cam kết không vũ khí hóa chương trình hạt nhân của mình.

Trước cuộc họp, ông Lammy dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tại Washington để thảo luận về “tình hình hiện tại ở Trung Đông”, cũng như gặp Kaja Kallas – nhà ngoại giao hàng đầu của EU.

Đối với Anh, ngoại giao có thể là lựa chọn duy nhất vì Tổng chưởng lý Lord Hermer đã cảnh báo Thủ tướng Keir Starmer rằng sự tham gia của Anh vào một cuộc tấn công của Mỹ vào Iran có thể là bất hợp pháp.

 

Tình hình trên thực địa ngày càng tồi tệ
Sáng nay 19/6, Iran đã phóng khoảng 30 tên lửa đạn đạo vào Israel, theo đánh giá của Lực lượng Phòng vệ Israel.

Một cuộc tấn công của Iran đã đánh trúng một bệnh viện ở thành phố Beersheva, miền nam Israel, khiến ít nhất 32 người bị thương và khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phản ứng mạnh mẽ.

Ông viết trên mạng xã hội: “Sáng nay, những kẻ độc tài khủng bố Iran đã phóng tên lửa vào Bệnh viện Soroka ở Beersheva và dân thường ở trung tâm đất nước. Chúng tôi sẽ buộc chế độ chuyên quyền ở Tehran phải trả giá đắt.”

Còi báo động vang lên khắp Tel Aviv và Jerusalem vào khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương), với tiếng nổ lớn được nghe thấy ở cả hai thành phố.

Ít nhất 20 người bị thương trong một cuộc tấn công ở khu vực Ramat Gan, Tel Aviv, với những đoạn phim cho thấy thiệt hại lớn tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tel Aviv. Hơn một chục người khác cũng bị thương ở khu vực Holon, Tel Aviv sau các cuộc tấn công.

Trong khi đó, Israel đã tấn công lò phản ứng nước nặng Arak của Iran, theo truyền hình nhà nước Iran. Israel trước đó đã đe dọa sẽ nhắm vào cơ sở này và kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực.

 

“Không có nguy cơ phóng xạ”
Bản tin cho biết “không có nguy cơ phóng xạ nào” và cơ sở đã được sơ tán từ trước.

Hai cơ sở sản xuất máy ly tâm – được sử dụng để làm giàu uranium – ở Tehran và Karaj cũng đã bị đánh trúng trong các cuộc không kích đêm qua.

IAEA cho biết: “Tại cơ sở ở Tehran, một tòa nhà đã bị đánh trúng – nơi sản xuất và thử nghiệm các rotor máy ly tâm tiên tiến. Tại Karaj, hai tòa nhà bị phá hủy – nơi sản xuất các bộ phận máy ly tâm khác nhau.”

Tại Tehran, nơi cũng bị tấn công sáng nay, các tuyến đường cao tốc bị kẹt xe nghiêm trọng vào sáng thứ Tư, và các cuộc tấn công từ cả hai phía tiếp tục kéo dài đến sáng thứ Năm 19/6.

 

Trump và cộng đồng tình báo Mỹ mâu thuẫn về tiến độ hạt nhân của Iran.


Tình báo Mỹ vẫn giữ quan điểm rằng Iran có một lượng lớn uranium đã được làm giàu nhưng chưa tiến gần đến việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Tổng thống Trump hôm nay nói rằng Iran chỉ còn “vài tuần” nữa là có thể sở hữu vũ khí hạt nhân.


Đánh giá của Mỹ về chương trình hạt nhân của Iran vẫn không thay đổi kể từ tháng 3, khi Giám đốc Tình báo Quốc gia báo cáo trước Quốc hội rằng Tehran có một lượng lớn uranium đã được làm giàu nhưng chưa đưa ra quyết định vội vàng chế tạo bom nguyên tử, theo NBC News.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump hôm nay lại tuyên bố rằng Iran chỉ còn “vài tuần” nữa là có vũ khí hạt nhân. Trump đã tổ chức cuộc họp trong Phòng Tình huống (Situation Room) hai ngày liên tiếp trong bối cảnh xung đột giữa Iran và Israel đang tiếp diễn.

 

Pete Hegseth đã có những cuộc tranh luận gay gắt với các thượng nghị sĩ Dân chủ về việc triển khai quân đội tại Los Angeles và vấn đề bài Israel trong Lầu Năm Góc, khi ông ra điều trần về ngân sách Bộ Quốc phòng.

 

Trong khi đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, người từng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các cuộc can thiệp quân sự trước đây của Mỹ ở nước ngoài, dường như đang mất dần sự ủng hộ từ Tổng thống Donald Trump khi ông cân nhắc hành động quân sự đối với Iran, theo lời nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền có hiểu biết về vấn đề này.

Các đồng minh của Gabbard khẳng định rằng, mặc dù có căng thẳng nhất định trong Tòa Bạch Ốc, nhưng một số phản ứng công khai đã bị phóng đại. Không ai trong số những người được NBC News phỏng vấn cho rằng bà sẽ rời khỏi chính quyền do chính sách của Tổng thống Trump đối với Iran, ngay cả khi Mỹ can dự trực tiếp.

Vị trí chính trị nhạy cảm của Gabbard đã lộ rõ trong tuần này khi Trump phản bác lại lời điều trần của bà trước Quốc hội hồi tháng Ba. Khi đó, Gabbard tuyên bố rằng cộng đồng tình báo Mỹ không tin rằng Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân — một phát biểu mâu thuẫn với tuyên bố gần đây của Trump về mối đe dọa từ chương trình hạt nhân tiềm năng của Iran.

"Tôi không quan tâm bà ấy nói gì. Tôi nghĩ họ đã rất gần với việc sở hữu vũ khí hạt nhân," Trump nói với các phóng viên hôm thứ Ba trên chuyên cơ Air Force One.

Một nguồn tin cho biết, quan điểm của cộng đồng tình báo Mỹ vẫn không thay đổi kể từ khi Gabbard điều trần hồi tháng Ba.

Tuy nhiên, việc Tổng thống công khai bác bỏ Giám đốc Tình báo Quốc gia của mình ngay lập tức đặt ra câu hỏi liệu bà có còn được tham gia vào quá trình ra quyết định về vấn đề này hay không.

Điều đó cũng phản ánh sự chia rẽ công khai trong nội bộ liên minh MAGA của Trump, khi một số người ủng hộ kêu gọi đứng về phía Israel trong mọi hành động quân sự chống lại Iran, trong khi những người khác cho rằng việc can thiệp như vậy trái với triết lý “Nước Mỹ trên hết” (America First). Việc Trump chỉ trích các cuộc chiến tranh trong quá khứ và cam kết sẽ là “người kiến tạo hòa bình” trong nhiệm kỳ thứ hai đã thu hút những đồng minh không ngờ, như Gabbard – cựu nghị sĩ Dân chủ.

Nhiều quan chức cấp cao cho biết Gabbard đã bị gạt ra ngoài các cuộc thảo luận nội bộ về xung đột giữa Israel và Iran. Ngay cả hai đồng minh của bà cũng thừa nhận rằng vị thế của Gabbard đã suy yếu sau khi bà đăng tải một video ngày 10 tháng Sáu sau chuyến thăm Hiroshima, Nhật Bản. Trong video có cảnh mô phỏng cảnh các thành phố Mỹ bị hủy diệt và Gabbard cảnh báo về hiểm họa của chiến tranh hạt nhân – điều khiến đội ngũ Tòa Bạch Ốc không hài lòng, theo lời các quan chức.

Gabbard đã không tham dự cuộc họp ngày 8 tháng Sáu tại trại David cùng các quan chức cấp cao để bàn về căng thẳng giữa Israel và Iran – điều làm dấy lên nghi vấn về vị trí của bà trong chính quyền Trump. Một quan chức Tòa Bạch Ốc nói với NBC News rằng bà vắng mặt chỉ vì phải tham gia huấn luyện theo lịch trình trong lực lượng Vệ binh Quốc gia.

Lập trường của bà Gabbard về Iran trước đây, cộng với những phát ngôn gần đây và phản ứng của Trump, đã khiến các quan chức cấp cao rơi vào thế khó xử. Gabbard dường như đang mâu thuẫn với đường lối của chính quyền Trump, nhưng không đến mức bị loại bỏ.

“Tulsi Gabbard là một cựu chiến binh, một người yêu nước, một người ủng hộ trung thành của Tổng thống Trump và là một phần quan trọng trong liên minh ông xây dựng năm 2024,” Phó Tổng thống JD Vance phát biểu hôm thứ Ba. “Bà ấy là một thành viên thiết yếu của đội an ninh quốc gia, và chúng tôi biết ơn những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà ấy để bảo vệ nước Mỹ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.”

Tuy nhiên, một số thành viên Đảng Cộng hòa khác lại chỉ trích các phát ngôn gần đây của Gabbard về Iran.

“Có vẻ bà ấy cần thay thuốc,” Thượng nghị sĩ John Kennedy (Cộng hòa – Louisiana) nói với Jewish Insider tuần trước.

Gabbard từ lâu đã sử dụng diễn đàn công khai của mình để phản đối hành động quân sự của Mỹ đối với Iran, và đang cố gắng thúc đẩy một giải pháp ngoại giao, theo hai quan chức trong chính quyền.

Một trong những nỗ lực của Gabbard là kêu gọi sự giúp đỡ từ các đồng minh châu Âu có kênh liên lạc với Tehran, một quan chức cho biết.

Tuy nhiên, điều này đôi khi mâu thuẫn với những tuyên bố công khai của Trump về cuộc chiến ngày càng lộ diện giữa Israel và Iran – cuộc chiến mà chính Trump thừa nhận có thể cần đến sự can thiệp của Mỹ.

 

Các đồng minh của Gabbard thừa nhận với NBC News rằng video đã không được Tòa Bạch Ốc đón nhận tích cực, nhưng nói rằng những bất đồng giữa bà và Trump đã bị thổi phồng quá mức.

“Tôi cũng nghe nói về chuyện đó,” một đồng minh của Gabbard nói về căng thẳng liên quan đến video ở Hiroshima. “Nhưng tôi không nghĩ nó lên tới mức ảnh hưởng tới chính Tổng thống. Tôi được biết vấn đề đã ‘được giải quyết’.”

Người này cũng bác bỏ thông tin lan truyền trên mạng rằng bà sẽ từ chức nếu Trump quyết định hành động quân sự trực tiếp với Iran.

“Thông tin trực tuyến nói rằng bà ấy sẽ từ chức nếu tổng thống quyết định tấn công Iran là sai sự thật,” người này nói.

Tuy nhiên, video vẫn lan truyền rộng rãi trong nội bộ Tòa Bạch Ốc và khiến nhiều người thắc mắc vì sao bà lại đưa ra quan điểm công khai vào thời điểm căng thẳng leo thang và Trump dường như sẵn sàng can dự nhiều hơn.

“Tôi nghĩ nhìn chung bà ấy vẫn đang giữ vị thế ổn,” một chiến lược gia Đảng Cộng hòa có hiểu biết về chính quyền Trump cho biết. “Trong những tình huống thế này, những người theo chủ nghĩa bảo thủ truyền thống và tân bảo thủ sẽ tận dụng cơ hội để giảm ảnh hưởng của bà ấy.”

Khi được hỏi về video gần đây liên quan đến Hiroshima, phó chánh văn phòng của Gabbard, Alexa Henning, nói: “Việc nhìn nhận quá khứ là rất quan trọng để định hình tương lai. Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng ông nhận thức được nỗi đau không thể đo đếm và sự hủy diệt mà chiến tranh hạt nhân có thể gây ra, đó là lý do ông luôn khẳng định chúng ta cần làm mọi thứ để hướng tới hòa bình.”

Khi còn là nghị sĩ Dân chủ, ứng cử viên tổng thống và người ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump năm 2024, bà Gabbard thể hiện mình là người phản đối mạnh mẽ các cuộc can thiệp quân sự sai lầm của Mỹ ở nước ngoài, bao gồm các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, cũng như việc Mỹ hỗ trợ quân nổi dậy ở Libya và Syria.

Trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, Gabbard cáo buộc chính quyền Biden đã đưa nước Mỹ “đến gần bờ vực chiến tranh hạt nhân hơn bao giờ hết.”

Trong nhiệm kỳ đầu của Trump, Gabbard đã chỉ trích mạnh mẽ cách Donald Trump xử lý vấn đề Iran và quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 – một thỏa thuận hạn chế hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng cấm vận.

Nếu Trump quyết định ra lệnh tấn công Iran trong bối cảnh Israel tuyên bố rằng áp lực quân sự có thể khiến chính quyền Tehran sụp đổ, thì Gabbard sẽ rơi vào tình thế chính trị khó xử. Bà đã từng cam kết sẽ không để Mỹ tham gia vào các cuộc chiến "thay đổi chế độ".

Việc Gabbard được chào đón nồng nhiệt trong hàng ngũ MAGA trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua từng được xem là một làn gió mới về mặt tư tưởng.

Một quan chức trong chính quyền Trump thừa nhận rằng những quan điểm "khác biệt" từng khiến Gabbard trở thành một phần thú vị của phong trào MAGA thì giờ lại biến bà thành kẻ ngoại đạo trong chính quyền Trump đang dần thống nhất theo một chính sách đi ngược lại quan điểm của bà.

“Nếu bạn nhận nuôi một con Chihuahua, thì đừng ngạc nhiên khi bạn có một con Chihuahua,” người này nói.

 

HẠNH DƯƠNG

Tổng hợp.


Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

TRUMP TIẾN THOÁI LƯỠNG NAM TRƯỚC CHIẾN TRANH ISRAEL-IRAN



VietPress USA (18/6/2025): Khi xung đột giữa Israel và Iran bước sang ngày thứ bảy, Tổng thống Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp tại Phòng Tình huống vào chiều thứ Tư hôm nay 18/6 để thảo luận về các lựa chọn của Mỹ. Trước đó, ông tuyên bố rằng "sự kiên nhẫn của ông với Tehran đã cạn kiệt", nhưng cho biết vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc Mỹ có can thiệp hay không.

Donald Trump rời Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Canada và Tòa Bạch Ốc cho rằng ông phải về lại Hoa Kỳ gấp để giải quyết tình hình chiến tranh leo thang giữa Iran và Israel (Do Thái).

Nhưng Trung đã nằm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nam. Tránh làm cuộc xung đột kéo dài đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Trump, theo nguồn tin của CNN. Dù lắng nghe các lập luận — kể cả từ phía Israel — rằng chỉ có Mỹ mới có thể chấm dứt tham vọng hạt nhân của Iran, nhưng ông vẫn lo ngại bị sa lầy vào một cuộc xung đột ở nước ngoài, điều mà ông từng cam kết sẽ tránh. Tuy nhiên Trung đã có những lời đe dọa kể cả dọa rằng Mỹ biết lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei ở đâu và ám chỉ có thể ám sát bất cừ lúc nào!

Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng Iran sẽ không đầu hàng và cảnh báo rằng bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào của Mỹ sẽ gây ra “thiệt hại không thể khắc phục.”

Tình hình thực địa giữa Israel và Iran tiếp tục đáp trả nhau bằng các cuộc tấn công. Quân đội Israel cho biết đã đánh trúng các mục tiêu quân sự ở Tehran, trong khi Iran tuyên bố đã phóng tên lửa đạn đạo về phía Israel.

 

 

Tình hình nội địa Hoa Kỳ lúc nầy rất rối ren vì chính sách tận diệt người da màu nhập cư quá tàn bạo của Trump khiến các cuộc biểu tình “No Kings – Không Vua” đã bùng nổ khắp 50 Tiểu bang trên khắp nước Mỹ. Cuối cùng Trump lên tiếng ca ngợi những người nhập cư không giấy tờ đang lo sản xuất trên các cánh đồng, trong nhà xưởng, phục vụ trong các nhà hàng, siêu thị là những người tốt đóng góp cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và không nên để cho ICE bắt họ! Một chính sách không đầu không đuôi đã làm cho xã hội Hoa Kỳ tàn lụi.

Nay Trump lại tỏ ra đàn anh can thiệp vào chiến tranh giữa Israel và Iran. Nhưng Trump đang khiến thế giới phỏng đoán về hành động quân sự của Mỹ đối với Iran.


Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư 18/6 đã khiến cả thế giới phỏng đoán liệu Mỹ có tham gia vào chiến dịch ném bom các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran do Israel dẫn đầu hay không, trong khi cư dân thủ đô Tehran của Iran đổ xô bỏ chạy khỏi thành phố vào ngày thứ sáu của chiến dịch không kích khủng khiếp của Israel.

Phát biểu trước báo giới tại Tòa Bạch Ốc, Trump từ chối tiết lộ ông đã quyết định tham gia chiến dịch của Israel hay chưa. “Tôi có thể làm. Tôi cũng có thể không làm. Ý tôi là, không ai biết tôi sẽ làm gì,” ông nói.

Tuy để ngỏ một tia hy vọng cho đàm phán, Trump sau đó nói rằng các quan chức Iran muốn đến Washington để gặp mặt, và rằng “chúng tôi có thể làm điều đó.” Nhưng ông cũng nói thêm: “Đã hơi muộn” cho các cuộc đàm phán như vậy.

Một nguồn tin ngoại giao từ nước Đức cho Reuters biết, các ngoại trưởng của Đức, Pháp và Anh dự kiến sẽ tổ chức cuộc đàm phán hạt nhân với ngoại trưởng Iran vào thứ Sáu tới đây tại Geneva. Mục tiêu của cuộc đàm phán – theo nguồn tin – là phối hợp với Mỹ để thuyết phục Iran cam kết chắc chắn rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ phục vụ mục đích dân sự.

Tờ Wall Street Journal đưa tin Trump đã nói với các cố vấn cấp cao rằng ông đã phê duyệt kế hoạch tấn công Iran, nhưng đang trì hoãn việc đưa ra lệnh cuối cùng để xem liệu Tehran có từ bỏ chương trình hạt nhân hay không.

Khi được hỏi liệu ông có cho rằng chính phủ Iran có thể sụp đổ do chiến dịch của Israel hay không, Trump đáp: “Chắc chắn, mọi thứ đều có thể xảy ra.”

Khi đề cập đến việc phá hủy hoặc vô hiệu hóa trung tâm làm giàu uranium Fordow của Iran, Trump nói: “Chúng tôi là bên duy nhất có khả năng làm điều đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ làm – hoàn toàn không.” Các nhà phân tích quân sự cho rằng Israel có thể cần sự hỗ trợ quân sự của Mỹ để phá hủy Fordow, vốn nằm sâu dưới núi gần thành phố Qom.

Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, hôm thứ Ba hôm qua đã bác bỏ yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Donald Trump đưa ra, trong khi người dân Tehran – thành phố 10 triệu dân – ùn ùn chạy khỏi thành phố để tránh các đợt không kích dữ dội của Israel.

Khamenei, 86 tuổi, xuất hiện trong một bài phát biểu được ghi hình sẵn và phát sóng trên truyền hình – lần đầu tiên kể từ thứ Sáu.

“Người Mỹ nên biết rằng bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào của Mỹ chắc chắn sẽ gây ra những tổn thất không thể khắc phục được,” ông nói.

“Những người hiểu Iran, người dân Iran và lịch sử của quốc gia Iran này sẽ không bao giờ dùng ngôn ngữ đe dọa, vì người Iran sẽ không đầu hàng.”

Trong một đoạn video do Văn phòng Thủ tướng Israel công bố hôm thứ Tư 18/6, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel đang “tiến từng bước” để loại bỏ các mối đe dọa từ các cơ sở hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của Iran.

“Chúng tôi kiểm soát bầu trời Tehran. Chúng tôi đang giáng đòn mạnh mẽ vào chế độ giáo sĩ. Chúng tôi đang tấn công các cơ sở hạt nhân, tên lửa, trụ sở, biểu tượng của chế độ,” Netanyahu nói. Văn phòng Thủ tướng cũng công bố bức ảnh ông họp nội các vào tối thứ Tư hôm nay.

Ông cũng cảm ơn Trump – “một người bạn lớn của Nhà nước Israel” – vì đã ủng hộ trong cuộc xung đột và nói rằng hai bên đang liên lạc thường xuyên. Thế nhưng thực tế khi Israel tấn công Iran, Trump đã ngăn cản nhưng Israel không nghe theo.

Trump đã dao động từ kêu gọi giải pháp ngoại giao nhanh chóng cho đến gợi ý rằng Mỹ có thể tham chiến. Trên mạng xã hội hôm thứ Ba hôm qua, Trump từng ám chỉ việc ám sát Khamenei, rồi yêu cầu Iran “ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN!”

Một nguồn tin thân cận cho biết Trump và nhóm của ông đang xem xét các lựa chọn, bao gồm cả việc tham gia cùng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

Phái đoàn Iran tại Liên Hợp Quốc đã chế giễu Trump trên mạng X (Twitter), gọi ông là “kẻ hiếu chiến hết thời đang cố bấu víu sự chú ý.”

Quân đội Israel cho biết hàng chục máy bay chiến đấu của nước này đã tấn công các mục tiêu ở trong và quanh Tehran cũng như phía tây Iran trong 24 giờ qua, đánh trúng các cơ sở sản xuất vật liệu, linh kiện và hệ thống chế tạo tên lửa.

“Chúng tôi đang tập trung vào Tehran. Trong các mục tiêu bị tấn công có một cơ sở chế tạo máy ly tâm quan trọng đối với nỗ lực làm giàu uranium của chính quyền Iran,” phát ngôn viên quân đội Israel, Chuẩn tướng Effie Defrin cho biết.

Iran báo cáo ít nhất 224 người chết trong các cuộc không kích của Israel, hầu hết là dân thường, nhưng chưa cập nhật số liệu trong vài ngày qua.

 

 

DÂN IRAN CHẠY KHỎI TEHRAN.

Arezou, một phụ nữ 31 tuổi sống tại Tehran, nói với Reuters qua điện thoại rằng cô đã rời khỏi thành phố đến khu nghỉ dưỡng Lavasan gần đó.

“Chúng tôi sẽ ở lại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nhà bạn tôi ở Tehran bị trúng đạn, anh trai cô ấy bị thương. Họ là dân thường,” cô nói. “Tại sao chúng tôi phải trả giá cho quyết định theo đuổi chương trình hạt nhân của chính quyền?”

Tại Israel, còi báo động lại vang lên lúc chạng vạng hôm thứ Tư 18/6 cảnh báo về tên lửa Iran. Không có báo cáo thiệt hại nghiêm trọng, nhưng một tài xế bị thương do mảnh vỡ, theo các nhân viên y tế Israel.

Sau đó, quân đội thông báo người dân có thể rời khỏi nơi trú ẩn, cho thấy mối đe dọa đã qua.

Tại nhà ga Ramat Gan phía đông Tel Aviv, người dân nằm trên đệm do thành phố cung cấp hoặc ngồi trên ghế cắm trại, xung quanh là chai nước nhựa vương vãi.

“Tôi rất sợ, choáng ngợp. Đặc biệt là vì tôi sống ở khu dân cư đông đúc – nơi Iran dường như đang nhắm vào – và thành phố chúng tôi có nhiều tòa nhà cũ, không có hầm trú ẩn,” Tamar Weiss nói khi bế đứa con gái bốn tháng tuổi.

 

Tại Israel, đợt tấn công tên lửa từ Iran là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ xung đột ngầm và chiến tranh ủy nhiệm mà một số lượng đáng kể tên lửa từ Iran xuyên thủng được hệ thống phòng thủ, giết chết dân thường Israel tại nhà riêng.

Từ thứ Sáu đến nay, Iran đã bắn khoảng 400 tên lửa vào Israel, trong đó khoảng 40 quả đã xuyên qua hệ thống phòng thủ, khiến 24 người thiệt mạng – tất cả đều là dân thường – theo giới chức Israel.

 

RÚT NHÂN SỰ MỸ KHỎI ISRAEL.

Hai quan chức Mỹ (ẩn danh) cho biết, một chuyến bay quân sự của Mỹ đã rời Israel vào thứ Tư hôm nay để di tản  một số nhân viên đại sứ quán Mỹ một cách khẩn cấp.

 

IRAN TÌM KIẾM ĐÒN BẨY.

Iran đang tìm cách tạo đòn bẩy, bao gồm đe dọa ngầm việc làm gián đoạn thị trường dầu lửa toàn cầu bằng cách hạn chế quyền tiếp cận Vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz – tuyến hàng hải dầu mỏ quan trọng nhất thế giới.

Bên trong Iran, chính quyền đang cố ngăn chặn sự hoảng loạn và thiếu hụt. Ít hình ảnh thiệt hại được công bố hơn so với những ngày đầu của chiến dịch không kích, khi truyền thông nhà nước Iran đăng hình ảnh nổ lớn, cháy và nhà cửa đổ sập. Việc quay phim bởi người dân đã bị cấm.

Bộ Thông tin Iran cho biết hôm thứ Tư 18/6  sẽ áp đặt hạn chế tạm thời đối với truy cập internet để “ngăn kẻ thù đe dọa tính mạng và tài sản của người dân Iran.”

Khả năng Iran đáp trả mạnh mẽ Israel thông qua các lực lượng ủy nhiệm gần biên giới Israel đã bị hạn chế, sau khi Israel giáng những đòn nặng nề vào các đồng minh khu vực của Tehran – Hamas và Hezbollah – trong các cuộc xung đột tại Gaza và Lebanon từ năm 2023.

 

Trump tập trung tránh xung đột lan rộng.

Theo CNN, Tổng thống Donald Trump gặp gỡ các thành viên của câu lạc bộ bóng đá Juventus tại Phòng Bầu dục vào thứ Tư 18/6 và cho hay Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc việc có nên tham gia vào các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran – bao gồm cả việc sử dụng bom xuyên hầm để phá hủy các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất – một cuộc thảo luận đang diễn ra trong giới chức cấp cao của Trump về cách Mỹ có thể tấn công mà không bị lôi kéo vào một cuộc chiến toàn diện.

Đối với Trump, việc tránh kéo dài cuộc xung đột bắt đầu từ thứ Năm tuần trước đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Dù ông tiếp nhận lập luận, kể cả từ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, rằng chỉ có Mỹ mới có thể chấm dứt hoàn toàn tham vọng hạt nhân của Iran, ông vẫn rất dè chừng trước việc bị sa lầy vào loại xung đột nước ngoài mà ông từng cam kết tránh, các nguồn tin cho biết.

Cuối tuần qua, một số đồng minh của Mỹ đã được thông báo rằng chính quyền Trump dự định chờ xem Israel đạt được gì trong tuần đầu tiên của chiến dịch trước khi quyết định có nên sử dụng lực lượng quân sự Mỹ hay không, theo lời hai nhà ngoại giao châu Âu.

Một ngày trước hạn chót đó, Trump nói rằng ông chưa đưa ra quyết định cuối cùng, và trong các cuộc trao đổi với đồng minh hôm nay thứ Tư, các quan chức chính quyền Trump không thiên hẳn về hướng nào, các nhà ngoại giao cho biết.

“Tôi thích đưa ra quyết định cuối cùng đúng một giây trước khi đến hạn,” Trump nói tại Phòng Bầu dục. “Đặc biệt là với chiến tranh – mọi thứ thay đổi rất nhanh. Có thể từ cực đoan này sang cực đoan khác.”

Trong lúc Tổng thống cân nhắc lựa chọn, ông cho rằng một cuộc không kích của Mỹ không nhất thiết đồng nghĩa với việc Mỹ can dự hoàn toàn vào một cuộc chiến tranh nước ngoài, theo một nguồn tin thân cận. Những người thân cận với Trump cũng lập luận rằng các đòn tấn công dứt điểm khác hoàn toàn với hành động mở rộng có thể kéo dài xung đột.

“Mỹ có thể chỉ thả vài quả MOAB xuống Fordow, phá hủy cơ sở hạt nhân cuối cùng rồi rút đi,” David Friedman, cựu đại sứ Mỹ tại Israel dưới thời Trump viết trên mạng xã hội. MOAB là viết tắt của “Bom phá hủy quy mô lớn”, biệt danh là “mẹ của mọi loại bom.”

“Không phận đã được dọn sẵn,” Friedman nói thêm. “Sao có thể nói là bị kéo vào được?”

Khi Trump vẫn để ngỏ các lựa chọn, chính quyền ông tiếp tục lắng nghe các đồng minh đang thúc giục không nên để Mỹ tham gia tấn công. Những lý do được đưa ra bao gồm khả năng Iran chặn eo biển Hormuz – tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng toàn cầu – và việc Iran có thể đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí hạt nhân sau khi bị Mỹ tấn công, theo hai nguồn tin am hiểu. Iran đã tuyên bố sẽ trả đũa nếu Mỹ tham chiến cùng Israel.

“Nếu người Mỹ quyết định can thiệp quân sự, chúng tôi buộc phải trả đũa ở bất cứ đâu chúng tôi thấy cần thiết,” Thứ trưởng Ngoại giao Iran, Majid Takht-Ravanchi, nói trong cuộc phỏng vấn với CNN. “Rõ ràng và đơn giản – đó là quyền tự vệ.”

Một mô hình hành động được các đồng minh của Trump nhắc đến trong các cuộc thảo luận gần đây là quyết định ám sát chỉ huy cấp cao của Iran – Qasem Soleimani – gần sân bay quốc tế Baghdad năm 2020 bằng máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Dù là một bước leo thang nghiêm trọng, vụ việc không dẫn đến chiến tranh toàn diện.

Các quan chức chính quyền Trump đã nhắc lại vụ không kích Soleimani để bác bỏ giả thuyết rằng hành động quân sự của Mỹ sẽ dẫn đến leo thang ngoài tầm kiểm soát, theo các nguồn tin.

 

Các diễn biến khác:

Trump hiện chưa công khai ủng hộ việc sát hại Lãnh tụ tối cao Iran.

Các quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Trump đang nỗ lực thống nhất khi trình bày các lựa chọn với Tổng thống.

“Nhiệm vụ của tôi, và của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng, là đảm bảo Tổng thống có các lựa chọn và biết rõ hệ quả của từng phương án,” Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth phát biểu trước Thượng viện hôm nay thứ Tư.

Giám đốc CIA của Trump, John Ratcliffe, là một trong những người mà Trump tham khảo ý kiến nhiều nhất trong thời gian qua, cả trước và sau các cuộc không kích của Israel.

Ratcliffe đã tham dự cuộc họp kín tại Trại David vào ngày 8 tháng 6, nơi ông cập nhật cho Trump thông tin tình báo mới nhất về chương trình hạt nhân của Iran và các bước đi tiếp theo của Israel.

Một người có ảnh hưởng khác là Tướng Michael Kurilla – Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM). Kurilla và một số chỉ huy khác đã yêu cầu tăng cường nguồn lực để bảo vệ và hỗ trợ Israel, theo hai nguồn tin.

Kurilla đã thúc đẩy Trump và Hegseth triển khai thêm tài sản quân sự vào Trung Đông, chuẩn bị cho xung đột có thể lan rộng – giữa Mỹ và các lực lượng ủy nhiệm của Iran (như phiến quân Houthi tại Yemen) hoặc giữa Israel và Iran.

 

Nguy cơ chiến tranh toàn diện

Liệu Trump có thể tấn công Iran mà không bị sa lầy hay không là điều gây tranh cãi. Một số chuyên gia cảnh báo rằng một cuộc đối đầu kéo dài có thể kéo dài suốt nhiệm kỳ tổng thống và tiêu tốn sinh mạng cũng như tài nguyên của Mỹ.

“Bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ cũng sẽ dẫn đến cuộc tấn công toàn diện của Iran nhằm vào các căn cứ Mỹ trong khu vực, và một cuộc chiến tranh toàn diện giữa hai nước,” ông Trita Parsi – Phó Chủ tịch Viện Quincy ở Washington – nói với CNN.

Dù Iran có thể không kéo dài chiến tranh, nhưng Mỹ cũng sẽ không dễ dàng giành thắng lợi.

Ngay cả một số đồng minh trung thành của Trump cũng nghi ngờ khả năng Mỹ có thể không kích mà không bị cuốn vào một cuộc chiến kéo dài.

“Trước hết, đây không phải là cuộc chiến của chúng ta. Đây là cuộc chiến của Iran,” Thượng nghị sĩ Jim Risch – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – nói sau cuộc gặp với Trump hôm nay thứ Tư.
“Tổng thống đã làm rất tốt trong việc điều hành tình thế khó khăn này.”

Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Missouri) cũng nói rằng ông “không thoải mái” nếu Mỹ hành động tấn công Iran:

“Tôi không muốn chúng ta bước vào một cuộc chiến mới ở Trung Đông… Tôi hơi lo về việc tăng cường quân sự đột ngột của chúng ta trong khu vực.”

Do nguy cơ Iran trả đũa quá cao, quân đội Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị các phương án dự phòng ngay cả trước khi Trump đưa ra quyết định, theo một nguồn tin.

Sau nhiều cuộc trao đổi với Netanyahu – người khẳng định Israel cần Mỹ hỗ trợ để tiêu diệt hoàn toàn năng lực hạt nhân của Iran – Trump thừa nhận rằng sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp Israel đạt mục tiêu nhanh hơn.

“Chúng ta là quốc gia duy nhất có khả năng làm được việc đó, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ làm,” Trump nói.
Nhưng ông cũng khẳng định lại cam kết không tham gia “một cuộc chiến lâu dài.”
“Tôi chỉ muốn một điều: Iran không được sở hữu vũ khí hạt nhân. Chỉ vậy thôi. Tôi không quan tâm dài hạn hay ngắn hạn. Và tôi đã nói điều này suốt 20 năm qua.”

Điều lấn cấn của Donald Trump là hiện nay Tổng thống Nga Vladimir Putin là kẻ tài trợ mạnh nhất cho Iran và là người mà Trump đang dành sự quan hệ đặc biệt. Nếu Mỹ tấn công Iran thì Trump sẽ ăn nói thế nào với Putin. Trong khi rõ ràng là Trump vừa đòi hỏi Tổng thống Ukraine Zelensky phải đầu hàng Nga tức khắc và điều đó đã bị Liên hiệp Châu Ân và khối NATO phản đối nên Trump bực mình rời khỏi Hội nghị Thượng đỉnh G7 để nay chỉ còn G6 mà thôi!

 

HẠNH DƯƠNG

Tổng hợp.
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…