| |

TV

Tuesday, November 28, 2017

Đức Giáo Hoàng Francis chính thức đến thăm quốc gia Phật giáo Myanmar từ 27 đến 30/11/2017 nhưng không đả động đến vụ thanh lọc sắc tộc Rohingya

Đức Giáo Hoàng Francis được bà Aung San Suu Kyi là Cố Vấn Quốc gia đón tiếp theo nghi thức quốc khách
Đức Giáo hoàng Francis được Tổng thống Myanmar Htin Kyaw tiếp đón ngày 28/11/2017 tại Dinh Tổng thống Myanmar (ảnh AFP)
VietPress USA (28/11/2017):  Hôm nay tại Á Châu đã là ngày Thứ Tư 29/11/2017, Đức Giáo Hoàng Francisco đã dâng thánh lễ Công giáo lần đầu tiên với sự tham dự của ít nhất 150.000 người dân Myanmar (Miến Điện) ngay tại trung tâm thành phố lớn nhất Yangon.

Giáo Hoàng Francis đã viếng thăm chính thức Myanmar từ ngày 27/11 đến ngày Thứ Năm 30/11/2017 sẽ rời đất nước Phật giáo nầy. Trong buổi thánh lễ, Ngài kêu gọi những người Công giáo của Myanmar phải chống lại những sự thù ghét bằng cách "tha thứ và lòng trắc ẩn". 
Chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến đất nước Phật giáo vùng Đông Nam Á, vào lúc mà Liên Hiệp Quốc đã từng lên tiếng chỉ trích chính quyền Myanmar đang chủ trương "thanh lọc tôn giáo" để loại trừ thiểu số Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine theo cáo giác của ông Zeid Raad Al Hussein đứng đầu về Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Tình trạng bạo lực bắt đầu xảy ra hôm 25/8/2017 khi dân quân Hồi giáo Rohingya tấn công các đồn cảnh sát ở phía Bắc bang Rakhine và giết hại 12 cảnh sát. Kể từ đó các cuộc bố ráp rất mạnh tay của Quân đội Myanmar khiến 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực bùng phát ở bang này hồi cuối tháng 8/2017.

Cô gái tặng hoa ở phi trường đã ôm lấy Giáo Hoàng
Ông Hussein của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Myanmar chấm dứt "hoạt động quân sự tàn bạo" ở bang Rakhine, phía Tây Myanmar. Người Hồi giáo Rohingya bắt đầu chạy khỏi Myanmar. Họ nói quân đội Myanmar đánh trả bằng một chiến dịch tàn khốc, đốt làng và tấn công dân thường để đuổi họ đi. Người Rohingya là nhóm thiểu số Hồi giáo không có tổ quốc sống ở bang Rakhine, nơi đa số dân là người Phật giáo. Từ lâu họ đã chịu sự đàn áp ở Myanmar, nơi mà họ bị cho là những người tỵ nạn trái phép. Nhưng Quân đội Myanmar nói họ đang đáp trả những cuộc tấn công của nhóm vũ trang Hồi giáo Rohingya và phủ nhận tin rằng họ đang nhắm vào thường dân. 
Trong bài giảng của mình, Đức giáo hoàng đã không đề cập thẳng đến tình hình xáo trộn đối với Hồi giáo Rohingya tại Rakhine; Ngài nói: "Tôi biết rằng nhiều người ở Myanmar đang phải chịu đựng những vết thương bạo lực, những vết thương có thể nhìn thấy và vô hình ... Chúng tôi nghĩ rằng chữa lành có thể đến từ sự tức giận và trả thù. Tuy nhiên, cách trả thù không phải là cách của Chúa Jêsus truyền dạy". 
Dưới ánh nắng ánh mặt trời chói chang, đám đông người Miến Điện tay cầm Cờ Tòa thánh Vatican và quốc kỳ Myanmar đứng đầy nghẹt công trường và hai bên đường vẫy chào khi Đức Giáo Hoàng đi qua để tiến vào bàn thờ dâng thánh lễ được thiết lập trên sân vận động Thể thao Kyaikkasan ở Yangon

"Nhiều người trong số các bạn đã đến từ những vùng núi xa xôi hiểm trở; thậm chí một số còn đi bộ nhiều ngày đêm", Đức Giáo hoàng nói bằng tiếng Ý với đám đông. "Tôi đã đến như một người hành hương đồng hành để lắng nghe và học hỏi từ các bạn, cũng như cung cấp cho các bạn một số lời hy vọng và sự an ủi". 
Xe của Đức Giáo Hoàng đang đưa Ngài vẫy tay chào các con chiên Công Giáo tại sân vận động
Yangon trước khi Ngài cử hành thánh lễ trước lối trên 150.000 người tham dự
Myanmar tên gọi cũ là Miến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Theo điều tra dân số năm 2014 thì Myanmar có 51 triệu dân sống trên tổng diện tích 676.578 km². Thành phố thủ đô là Naypyidaw còn thành phố thương mại lớn nhất là Yangon.

Dân chúng phải đi xe lửa 2 ngày đêm để kịp đến
Yangon đón Đức Giáo Hoàng
Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu vực Thượng Miến và các vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến.  Đến thế kỷ 9, người Miến tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và sau đó ngôn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tông dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar. Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số quốc gia thường xuyên giao chiến. 

Đến thế kỷ 16, Myanmar tái thống nhất dưới Triều Taungoo, sau đó từng trở thành quốc gia lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á. Đến đầu thế kỷ 19, lãnh thổ của triều Konbaung bao gồm Myanmar ngày nay và cũng từng kiểm soát Manipur và Assam trong thời gian ngắn. Người Anh chiếm được Myanmar sau ba cuộc chiến tranh trong thế kỷ 19 và quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Myanmar trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc tài quân sự sau cuộc đảo chính năm 1962.

Rừng người chen lấn cầm cờ Vatican đón Giáo Hoàng
Trong hầu hết thời gian độc lập, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, trở thành một trong các cuộc nội chiến kéo dài nhất vẫn đang diễn ra. Trong thời gian này, Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức khác ghi nhận các vi phạm nhân quyền tại đây.  Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010, và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Mặc dù các lãnh đạo quân sự cũ vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn trong nước, song quân đội tiến hành các bước nhằm từ bỏ kiểm soát chính phủ. Điều này cùng với hành động phóng thích bà Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế khác. Trong kỳ tổng tuyển cử năm 2015, đảng của bà Aung San Suu Kyi giành đa số tại lưỡng viện quốc hội.

Myanmar giàu tài nguyên ngọc thạch và đá quý, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các loại khoáng sản khác. Năm 2016, GDP danh nghĩa ở mức 68.277 tỷ USD và GDP theo sức mua tương đương đạt 6,501 tỷ USD. Khoảng cách thu nhập tại Myanmar nằm vào hàng rộng nhất trên thế giới, do phần lớn kinh tế nằm dưới quyền kiểm soát của những người ủng hộ chính phủ quân sự cũ. Tính đến năm 2014, Myanmar có chỉ số phát triển con người HDI ở mức thấp, xếp thứ 148 trong số 188 quốc gia được đánh giá.
Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do Thái giáoĐa Thần giáoVật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và ton trọng tại những thành phố lớn.
Dân thành phố Yangon đứng dọc d0u7o72ng đón Đức Giáo Hoàng đi qua
Người dân Myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phốthị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanmar là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.
Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanmar có 99% là người Miếnngười Shan và người Karen. Cả nước Myanmar có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanmar theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái LanLàoSri LankaCampuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.

Hằng trăm nghìn người Hồi giáo Rohingya lội sông trốn khỏi Rakhine để qua lánh nạn tại Bangladesh
Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanmar tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo.
Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.
Hôm nay 29/11/2017, Đức Giáo Hoàng Francis là vị lãnh đạo của Công giáo Vatican đầu tiên đến thăm chính thức quốc gia Phật Giáo Myanmar. Và cuộc đón rước rất trọng thể.


Hạnh Dương dịch và tổng hợp.
RELATED POSTS