Home » Hoa Kỳ
KẺ CHỐNG MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC DONALD TRUMP BỔ NHIỆM LÀM BỘ TRƯỞNG MÔI TRƯỜNG MỸ!
Thursday, December 08, 2016
![]() |
Scott Pruitt được Tổng thống đắ cử Donald Trump bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường của Mỹ |
VietPress USA (08/11/2016): Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm nay công bố chọn ông Tổng Chưởng lý bang Oklahoma là Scott Pruitt, 48 tuổi, làm Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và Môi sinh Hoa Kỳ.
Scott Pruitt tên thật là E. Scott Pruitt sinh ngày 09 tháng 5, 1968, là một Luật sư thuộc đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Oklahoma. Ông từng là Thượng Nghị sĩ Tiểu bang đại diện hai quận hạt Tulsa và Wagoner từ năm 1998 đến 2006.
Vào năm 2001, khi Dân biểu Liên bang Steve Largent quyết định không ra tranh cử đơn vị 1 bang Oklahoma, ông Scott Pruitt đã ra tranh cử nhưng thất bại không được đảng Cọng Hòa chỉ định để đối đầu với Đệ I Phu nhân Tiểu bang Oklahoma là bà Cathy Keating đã được đề cử.
Vào cuộc bầu cử 2002, Scott Pruitt đã tái đắc cử Thượng Nghị sĩ bang vì không có đối thủ tại quận hạt quê nhà của ông. Năm 2006 ông Scott Pruitt ra tranh chức Phó Thống đốc Oklahoma và thất bại. Ông được chọn làm Chánh Biện lý Oklaoma vào năm 2010.
Ngày 07/12/2016, Scott Pruitt được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và Môi sinh Hoa Kỳ và điều nầy làm cho nhiều giới ngạc nhiên. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, ứng cử viên tranh sự đề cử của đảng Dân chủ để ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016 nhưng thua bà Hillary Clinton, đã tuyên bố rằng "Sự chọn lựa nầy của Donald Trump là một diễn biến rất buồn và nguy hiểm".
![]() |
TNS Brnie Sanders, Dân chủ, cho rằng Trump bổ nhiệm Scott Pruitt là "rất buồn và nguy hiểm". |
Ông Scott Pruitt là người hô hào, vận động cho ngành công nghiệp nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ) của Hoa Kỳ. Ông từng đóng vai trò thách thức về pháp ly trước quy định của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (EPA) về khí thải nhà kính. Ông Scott Pruitt từng kiện EPA nhiều lần. Lần mới nhất gần đây ông đã kiện một kế hoạch của TT Barack Obama muốn giảm khí thải carbon từ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông Scott Pruitt cho rằng hoàn toàn không có chuyện tác hại của khí thải Carbon làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Quan điểm nầy của ông Tổng Chưởng lý bang Oklahoma Scott Pruitt phù hợp với quan điểm và chủ trương của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Theo báo Time, ông Donald Trump tuyên bố rằng "biến đổi khí hậu toàn cầu là “trò lừa bịp” do Trung Quốc tạo ra ể khiến ngành sản xuất của Mỹ mất cạnh tranh".
Tờ USA Today tường thuật rằng vào năm 2012, ông Donald Trump đã đăng một bình luận trên Twitter rằng "khái niệm ấm lên toàn cầu là do người Trung Quốc vẽ ra". Donald Trump viết: “Khái niệm về sự ấm lên toàn cầu đã được tạo ra bởi và vì người Trung Quốc để khiến ngành sản xuất của Mỹ mất cạnh tranh.”
Ông Trump gọi tuyên bố hí hậu toàn cầu ấm lên này là một “trò đùa” trong một lần xuất hiện trên chương trình Fox & Friends nhưng ông nhanh chóng nói thêm rằng, “điều này được thực hiện vì lợi ích của Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc không làm bất cứ điều gì để giúp đỡ vấn đề biến đổi khí hậu".
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) tuyên bố cáo buộc này không thể là sự thật vì các tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa cũng đã tham gia đàm phán về biến đổi khí hậu. Theo Bloomberg đưa tin hôm 16/11, ông Lưu phát biểu với các phóng viên tại một hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu ở Marrakesh, Morocco rằng: “Nếu các bạn nhìn vào lịch sử của các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu, thực sự nó đã được khởi xướng bởi IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) với sự hỗ trợ của đảng Cộng hòa trong thời Tổng thống Reagan và chính quyền Tổng thống Bush cha vào cuối những năm 1980”.
Trong 8 năm cầm quyền của TT Barack Obama và nỗ lực của đảng Dân Chủ nhằm vận động các quốc gia trên Thế giới ký kết Hiệp Định Paris về Biến đổi khí hậu oàn cầu do Liên Hiệp Quốc chủ xướng.
Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015, COP 21
hoặc CMP 11 được tổ chức ở Paris, Pháp, từ ngày 30/11 đến 12/12/2015. Đây là phiên họp hàng năm lần thứ 21 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (UNFCCC) và kỳ họp thứ 11
của Hội nghị các Bên tham gia Nghị định thư Kyoto năm 1997. Hội nghị lần đầu tiên đạt được một
thỏa thuận toàn cầu về giảm biến đổi khí hậu trong các Thỏa thuận chung Paris,
đã được thông qua với sự tán thành bởi gần như tất cả trên 190 quốc gia. Thỏa thuận
chung thỏa thuận sẽ ràng buộc pháp lý khi có ít nhất 55 quốc gia đại diện
cho ít nhất 55 phần trăm của lượng khí thải nhà kính toàn cầu trở
thành một bên của thỏa thuận thông qua việc ký kết sau khi phê chuẩn, chấp thuận,
phê duyệt hoặc gia nhập thông qua tại New York giữa 22/4/2016 đến 21/4/2017. Dự kiến, thỏa thuận chung có hiệu lực vào năm 2020.
![]() |
Donald Trump cho rằng Diễn biến khí âu toàn cầu là "trò lừa bịp do Trung Quốc tạo ra" |
Theo
ban tổ chức, kết quả mong đợi chính là để hạn chế sự nóng lên toàn cầu, đến
năm 2100, so với thời tiền công nghiệp xuống dưới 2 độ C. Mục đích để hạn chế sự
gia tăng nhiệt độ với 2 độ tuy nhiên được bổ sung trong phiên bản đã thông qua
Thỏa thuận chung, với tuyên bố rằng các bên "theo đuổi để" hạn chế
sự gia tăng nhiệt độ đến 1,5 độ C. Một mục tiêu 1,5 °C sẽ đòi hỏi một mức
zero trong khí thải khoảng giữa năm 2030 và 2050 theo một số nhà khoa học.
Thế nhưng, trước và trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống Mỹ thì ông nhất định không phê duyện Hiêp định Paris về Biến đổi Khí hậu tàn cầu. Ông vẫn cho rằng đó là "trò lừa bịp" và làm cho nước Mỹ tốn tiền. Ông chỉ trích TT Barack Obama và đảng Dân Chủ trong nỗ lực vận động Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp tham gia và ký kết Hiệp định Paris.
Ông Donald Trump còn gọi biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu là một “trò lừa bịp” trong một loạt các bài bình luận trên Twitter vào tháng Giêng 2014 của ông, theo USA Today. Chẳng hạn, một lần ông viết: “NBC News gọi nó là sự đóng băng khủng khiếp – thời tiết lạnh nhất trong nhiều năm. Đất nước ta vẫn đang tiêu tiền vào trò lừa bịp ấm lên toàn cầu?”.
Theo tờ Bloomberg, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua khi có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ, cũng đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Chủ tịch Trung Quốc khẳng định rằng "Bắc Kinh sẽ nỗ lực chống lại việc biến đổi khí hậu trong bất kì hoàn cảnh nào". Ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc coi việc trái đất nóng lên là một việc hết sức nghiêm túc và nguy hiểm cho thế giới và đề nghị ông Trump rằng: "Chúng tôi cũng rất mong chờ Hoa Kỳ sẽ có những động thái hợp tác để chống lại việc biến đổi khí hậu".
Vào ngày 22/11/2016, trả lời phỏng vấn của báo New York Times, Donald Trump cho rằng có “một
sự liên hệ nào đó” giữa hoạt động của con người với sự ấm lên toàn cầu. Trước
đây, Trump vẫn nói biến đổi khí hậu chỉ là một trò lừa bịp. Sau khi Đức Giáo Hoàng Francis, các nhà khoa học lừng danh thế giới và gần 200 quốc gia trên thế giới kêu gọi Donald Trump nên xem xét lại ý niệm của ông về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu để cứu Trái đất và nhân loại khỏi bị diệt vong. Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút tên khỏi Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu toàn cầu; nhưng Donald Trump nói với New York Times rằng: “Tôi đang xem xét vấn đề rất kỹ lưỡng. Tôi có một
suy nghĩ mở về việc này”.
Báo chí cho rằng Trump nay thay đổi quan điểm; thế nhưng nay Donald Trump bổ nhiệm Scott Pruitt là nhân vật chống lại ý thức Biến đổi Khí hậu Toàn Cầu; hô hào hỗ trợ ngành công nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch thì tới đây không biết chính sách của chính quyền Mỹ do Donald Trump lãnh đạo sẽ quyết định thế nào về việc phê duyệt Hiệp định Paris hạn chế khí thải, chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu,
thỏa thuận có sự tham gia của khoảng 200 quốc gia, thì những nỗ lực quốc tế nhằm
hạn chế sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất sẽ gặp trở ngại.
Hạnh Dương dịch và tổng hợp.