VietPress USA (17/11/2016): Trong lúc Hoa Kỳ đã chinh phục Hỏa Tinh từ lâu thì nay Nga đang ngắm nghé trở lại Mặt Trăng vào năm 2031. Hôm nay Nga công bố sẽ đưa người lên Mặt trăng trở lại vào năm 2031.
Thông tấn xã TASS cho hay ông Vladimir Solntsev là Giám đốc Điều hành của Công ty Phi đạn Energia của Nga đã công bố như vậy.
Những kế hoạch lõng lẽo cho thấy hình như lúc nầy Nga đang nhắm vào việc xây dựng một căn cứ trên quỹ đạo Mặt Trăng vào thập kỷ tới đây - mặc dù các chi tiết chưa rõ ràng và còn xa vời vào lúc nầy nhưng đang nhắm vào xây dựng một căn cứ trên Mặt Trăng. Nga đang thiết kế một tên lửa hạng nâng và một Phi thuyền có người lái mang tên Federation (Liên Bang) dể đạt được kế hoạch nầy.
Theo ông Solntsev dự kién một phi thuyền chưa đặt tên sẽ bay quanh Mặt Trăng vào năm 2026. Đến năm 2027 thì một phi thuyền khác sẽ thử nghiệm đổ bộ Mặt Trăng và tiếp theo là một phi thuyền nữa sẽ được phóng lên Mặt Trăng vào năm 2029.
"Đến thập niên 2030 chúng tôi sẽ cho phi thuyền có người lái dổ bộ Mặt Trăng và năm 2031 chúng tôi sẽ đáp xuống Mặ Trăng", ông Vladimi Solntsev nói như vậy. Hoa Kỳ là nước duy nhất lâu nay sợ điều đó. Nhưng nay thực tế cho thấy Nga từng tuyên bố như thế vào năm 2015 cho biết Nga sẽ đổ bộ phi thuyền có người lái xuống Mặt Trăng vào năm 2029; nay tuyên bố mới nhất đã nói lên sự chậm trễ trong kế hoạch của Nga.
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) lâu nay đang có chươg trình đưa người lên Mặt Trăng và NASA của Hoa Kỳ đang là một đối tác.
Cả 3 cơ quan đã hợp tác với nhau rất thành công trên Trạm Không gian Quốc tế International Space Station (ISS) dự kiến sẽ chấm dứt vào năm 2024 và rời quỹ đạo sau đó. Nga đang dự tính tách rời để thành lập dự án riêng và ông Solntsev cho hay có thể gia hạn đến năm 2028 và sau đó sẽ xem xét việc thực hiện một chương trình mới với phí tổn trên 100 Tỷ Dollars Mỹ.
Tin liên quan đến Trạm ISS, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA cho hay vào năm tới sẽ giảm số người ở trên Trạm ISS từ 6 người xuống còn 5 người và thời gian ngắn hơn.
Lý do là vì Nga nay đã giảm số lượng Phi hành gia cho các phi thuyền Soyuz xuống chỉ còn 1 người trong mỗi chuyến. Nhưng khi các Phi thuyền SpaceX và Phi thuyền Boeing khởi sự vào năm 2018 thì số người sẽ tăng lên 6 người tại trạm ISS như thường vì mỗi phi thuyền mới của Mỹ sẽ chở 4 phi hành gia.
Vào 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công Sputnik
1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào quỹ đạo Trái Đất, khởi đầu cuộc chạy đua vào
vũ trụ. Vì các tiềm năng quân sự và kinh tế, Sputnik đã gây nên hoảng sợ và
các tranh luận về chính trị ở Hoa Kỳ, làm cho chính quyền Tổng thống Mỹ Eisenhower đưa ra một
số chương trình, trong đó có cả việc thành lập NASA. Cùng lúc đó, sự kiện
Sputnik được nhìn nhận tại Liên Xô như một dấu hiệu quan trọng về khả năng khoa
học kỹ thuật của Liên Xô vào lúc đó và được sự ủng hộ của công chúng.
Trước sự kiện Sputnik, người Mỹ tin rằng Hoa Kỳ là vượt trội
trong mọi lĩnh vực kĩ thuật. Để đáp lại Sputnik, Hoa Kỳ đã bắt đầu một cố gắng
vượt bậc để lấy lại thế thượng phong về khoa học kĩ thuật, kể cả việc cải cách
chương trình giáo dục. Các thành công của Liên Xô trong việc đưa lên không gian
một vệ tinh viễn thông nặng 184 pound và ngay một tháng sau, một tên lửa nặng nửa
tấn mang theo chó Laika lên vũ trụ đã buộc Hoa Kỳ phải hành động ở tầm cỡ quốc
gia. Chỉ trong một năm, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng
(National Defense Education Act), một chương trình giáo dục liên bang có tầm ảnh
hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử của quốc gia này. Đạo luật này đã cho phép
chi ra hơn một tỷ đô la cho các cải cách giáo dục khác nhau, bao gồm việc xây dựng
thêm nhiều trường mới, các học bổng và các khoản tiền cho mượn để các học sinh
giỏi có thể học lên cao hơn, những cố gắng mới trong giáo dục ngành nghề để đáp
ứng những nhu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp quốc phòng, và nhiều chương
trình khác. Phản ứng này ngày nay được biết đến với tên gọi khủng hoảng
Sputnik.
Gần bốn tháng sau vụ phóng Sputnik 1, Hoa Kỳ đã tiến hành
phóng vệ tinh đầu tiên Explorer I. Một số vụ phóng tại Cape Canaveral đã thất bại.
Những vệ tinh đầu tiên đã được sử dụng cho các mục đích khoa
học. Sputnik đã giúp cho việc xác định mật độ của thượng tầng khí quyển, và dữ
liệu của Explorer I dẫn đến việc khám phá ra vành đai Van Allen bởi James Van
Allen.
Vệ tinh viễn thông đầu tiên của Mỹ, Project SCORE, được
phóng vào 18 tháng 12 năm 1958, đã giúp chuyển đi lời chúc mừng Giáng sinh từ Tổng
thống Dwight D. Eisenhower ra toàn cả thế giới. Các ví dụ khác của liên lạc vệ
tinh sản sinh từ Cuộc đua vũ trụ bao gồm:
1962: Telstar: vệ tinh liên lạc "chủ động" đầu
tiên (vượt đại dương)
1972: Anik 1: vệ tinh liên lạc nội địa đầu tiên (Canada)
1974: Westar: vệ tinh liên lạc nội địa đầu tiên của Mỹ
1976: Marisat: vệ tinh liên lạc di động đầu tiên
Hoa Kỳ đã phóng vệ tinh địa tĩnh (geosynchronous) đầu tiên,
Syncom-2, vào 26 tháng 7 năm 1963. Thành công của loại vệ tinh này nghĩa là một
ăngten đĩa vệ tinh đơn giản không cần phải theo dõi quỹ đạo của vệ tinh vì vệ
tinh là đứng yên so với Trái Đất.
Sinh vật đầu tiên là con Ruồi giấm đã được phóng thử bởi Hoa Kỳ trên tên lửa V-2 của
Đức vào năm 1946 và được xem là động vật đầu tiên vào vũ trụ cho việc nghiên cứu
khoa học. Nhưng động vật đầu tiên vào quỹ đạo Trái Đất là con Chó tên là Laika (tiếng
Anh, "Barker"), du hành trong vệ tinh Sputnik 2 của Liên Xô vào năm
1957. Con chó đã chết vì quá tải và nhiệt độ quá cao ngay khi đạt đến vũ trụ.
Vào năm 1960 hai chú chó Liên Xô khác Belka và Strelka bay vòng quanh Trái Đất
và trở về an toàn. Chương trình không gian của Hoa Kỳ đã nhập khẩu vượn từ châu
Phi và gửi lên ít nhất là hai con vào không gian trước khi phóng lên nhà du hành
đầu tiên vào quỹ đạo. Liên Xô phóng lên rùa vào năm 1968 trên Zond 5, trở thành
những động vật đầu tiên bay quanh Mặt Trăng.
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseievich Gagarin trở
thành con người đầu tiên vào vũ trụ khi ông vào quỹ đạo Trái Đất trên con tàu
Vostok 1 của Liên Xô vào 12 tháng 4 1961, ngày này bây giờ trở thành một ngày lễ
ở Nga và một số nước. Ông bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút.
23 ngày sau
đó, trên phi vụ Freedom 7, Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian
(nhưng chưa vào quỹ đạo Trái Đất), và John Glenn, trong Friendship 7, trở thành
người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất, bay được 3 vòng vào ngày 20
tháng 2 năm 1962.
Chuyến bay đầu tiên có 2 người lái cũng bắt nguồn từ Liên
Xô, vào 11 tháng 8 - 15 tháng 8 năm 1962. Valentina Vladimirovna Tereshkova của
Liên Xô trở thành người phụ nữ đầu tiên trong vũ trụ vào ngày 16 tháng 6 năm
1963 trên tàu Vostok 6. Sergey Pavlovich Korolyov ban đầu đã lên kế hoạch cho
các phi vụ Vostok dài ngày hơn, nhưng theo sau công bố về Chương trình Apollo,
Tổng bí thư Khrushchyov yêu cầu trước tiên là thêm người ở mỗi chuyến bay. Chuyến
bay đầu tiên với hơn một phi hành gia là Voskhod 1, một cải tiến của tàu
Vostok, bay lên vào 12 tháng 10 năm 1964 mang theo Vladimir Mikhailovich
Komarov, Konstantin Petrovich Feoktistov và Boris Borisovich Yegorov. Chuyến
bay này cũng là chuyến bay đầu tiên một phi hành gia không cần mặc áo phi hành
gia.
Aleksei Arkhipovich Leonov, từ Voskhod 2, phóng lên bởi Liên
Xô vào 18 tháng 3 năm 1965, đã tiến hành cuộc đi bộ trong vũ trụ đầu tiên. Phi
vụ này gần như đã kết thúc với thảm họa; Leonov suýt nữa thì không về lại được
tàu vũ trụ và, vì tên lửa đẩy lùi khai hỏa yếu, con tàu đã hạ cánh chệch đi
1.600 km (1.000 dặm) khỏi mục tiêu định trước. Vào thời điểm đó Khrushchyov rời
nhiệm sở, và lãnh đạo Liên Xô mới không muốn cố gắng hạ cánh lên Mặt Trăng.
Mặc dù các thành công bởi cả Hoa Kỳ và Liên Xô đã đem nhiều
niềm hãnh diện lớn đến cho hai quốc gia, không khí cạnh tranh của Cuộc đua vũ
trụ vẫn tiếp tục cho đến khi con người đầu tiên bước đi trên Mặt Trăng. Trước khi đạt
được điều đó, các tàu không người lái phải thám hiểm Mặt Trăng bằng không ảnh
trước và chứng tỏ là có thể hạ cánh an toàn lên đó.
Theo sau thành công của Liên Xô đặt vệ tinh đầu tiên vào quỹ
đạo, người Mỹ tập trung sức lực vào việc gửi một tàu thám hiểm lên Mặt Trăng. Họ
gọi cố gắng đầu tiên là Chương trình Pioneer. Chương trình thám hiểm Mặt Trăng
của Liên Xô đi vào hoạt động với vụ phóng Luna 1 vào 4 tháng 1 năm 1959, và
Luna 1 trở thành tàu thám hiểm đầu tiên đạt đến vùng lân cận của Mặt Trăng. Tàu
đầu tiên hạ cánh lên bề mặt Mặt Trăng là Luna 2, phóng lên vào 12 tháng 9 năm
1959. Thêm vào chương trình Pioneer, có thêm 3 chương trình của Mỹ: chương
trình Ranger, chương trình Lunar Orbiter và chương trình Surveyor với các robot
tự động, với mục tiêu những địa điểm hạ cánh cho Apollo trên Mặt Trăng.
Phi hành đoàn trên Apollo 11 đổ bộ xuống Mặt Trăng năm 1969
Sau các thành công của Liên Xô, đặc biệt là chuyến bay của
Gagarin, Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và Phó tổng thống Lyndon B. Johnson
đi tìm một chương trình của Mỹ có thể thu hút được trí tưởng tượng của dân
chúng. Chương trình Apollo đạt được tất cả những mục đích này và sẽ thỏa mãn được
các nhà chính trị cánh tả (thường ủng hộ các chương trình xã hội) và cánh hữu (ủng
hộ các chương trình quân sự). Lợi thế của chương trình Apollo:
lợi ích kinh tế cho một số tiểu bang quan trọng trong bầu cử
kế tiếp;
đóng lại "khoảng cách tên lửa" tuyên bố bởi
Kennedy trong bầu cử 1960 thông qua tính hai mặt của ứng dụng kỹ thuật;
các lợi ích khoa học kỹ thuật phát sinh từ chương trình.
Trong một cuộc nói chuyện với giám đốc của NASA lúc đó là
James E. Webb, Kennedy nói:
Tất cả những gì chúng ta làm phải liên quan chặt chẽ tới việc
đi tới Mặt Trăng trước người Nga... nếu không chúng ta không nên tiêu mất số tiền
đó, bởi vì tôi không hứng thú với vũ trụ... Lý lẽ duy nhất (cho khoản chi phí)
là bởi chúng ta hy vọng đánh bại Liên Xô để chứng minh rằng thay vì ở sau họ
vài năm, nhờ Chúa, chúng ta đã vượt qua họ.
Kennedy và Johnson đã thành công trong việc tranh thủ công
chúng: tới 1965, 58% người Mỹ ủng hộ Apollo, tăng từ 33% trong năm 1963. Sau
khi Johnson trở thành Tổng thống vào năm 1963, các ủng hộ của ông ta giúp cho
chương trình thành công.
Liên Xô tỏ vẻ mập mờ về các chuyến bay có người lái lên Mặt
Trăng. Khrushchyov chẳng muốn "thất bại" bởi siêu cường khác, nhưng
cũng không muốn tiêu tốn quá nhiều tiền cho một dự án như vậy. Vào tháng 10 năm
1963 ông nói Liên Xô "vào thời điểm hiện tại không dự định đưa phi hành
gia lên Mặt Trăng", trong khi thêm rằng họ vẫn chưa muốn chịu thua trong
cuộc đua vũ trụ. Một năm trôi qua trước khi Liên Xô thử một vụ hạ cánh xuống Mặt
Trăng.
Vào tháng 12 năm 1968, Hoa Kỳ lại dẫn đầu trong Cuộc đua vũ
trụ khi James Lovell, Frank Borman và Bill Anders bay vòng quanh Mặt Trăng. Họ
trở thành những người đầu tiên ăn mừng Giáng sinh trong không gian và vài ngày
sau đó hạ cánh an toàn.
Tên lửa Soyuz của Liên Xô trở thành phương tiện đầu tiên vận
chuyển lên quỹ đạo Trái Đất
Kennedy đề nghị các chương trình hợp tác, chẳng hạn như hạ
cánh xuống Mặt Trăng bởi phi hành gia Mỹ và Liên Xô và cải tiến các vệ tinh
theo dõi thời tiết. Khrushchyov, nhận thấy đó là cố gắng đoạt lấy kỹ thuật vũ
trụ của Nga, đã từ chối những ý tưởng đó. Sergey Pavlovich Korolyov, công trình
sư trưởng của Cơ quan vũ trụ Nga, người thiết kế tên lửa R-7 đã đưa Sputnik vào
quỹ đạo, bắt đầu cổ vũ cho tàu Soyuz và hệ thống tên lửa phóng N1 có khả năng
đưa người lên Mặt Trăng. Khrushchyov ra lệnh cho cơ quan của Korolyov trước
tiên là đi xa hơn nữa vào không gian bằng cách cải tiến kỹ thuật của Vostok,
trong khi một đội thứ hai bắt đầu việc thiết kế một tên lửa và một tàu vũ trụ
hoàn toàn mới, tên lửa đẩy Proton và tàu vũ trụ Zond, cho các chuyến bay quanh
Mặt Trăng có người lái vào năm 1966. Vào năm 1964 lãnh đạo mới của Liên Xô đã ủng
hộ Korolyov cho các cố gắng hạ cánh lên Mặt Trăng và các dự án có người lái
khác do ông lãnh đạo. Với cái chết của Korolyov và thất bại của chuyến bay
Soyuz đầu tiên vào năm 1967, việc tổ chức chương trình hạ cánh lên Mặt Trăng của
Liên Xô nhanh chóng lung lay. Chọn lựa đầu tiên của Korolyov cho hạ cánh lên Mặt
Trăng là Vladimir Mikhailovich Komarov, nhưng với cái chết của Komorov trên tàu
Soyuz 1 vào năm 1967, Yuri Alekseyevich Gagarin và Aleksei Arkhipovich Leonov
trở thành các ứng cử viên chắc chắn. Tuy nhiên, với cái chết của Gagarin và các
thất bại sau đó của vụ phóng tên lửa đẩy N1 vào năm 1969, các dự án hạ cánh lên
Mặt Trăng ban đầu bị đình trệ sau đó bị hủy bỏ.
Trái Đất lên, 24 tháng 12, 1968
Trong khi các tàu thám hiểm không người lái của Liên Xô đã
lên tới Mặt Trăng trước bất kì tàu nào của Hoa Kỳ, người Mỹ Neil Armstrong trở
thành người đầu tiên bước trên bề mặt của Mặt Trăng vào 21 tháng 7 năm 1969,
sau khi hạ cánh ngày hôm trước đó. Chỉ huy trưởng của phi vụ Apollo 11,
Armstrong nhận sự trợ giúp của phi công module chỉ huy Michael Collins và phi
công module Mặt Trăng Buzz Aldrin trong một sự kiện được theo dõi bởi 500 triệu
người khắp thế giới. Những bình luận viên xã hội đều công nhận hạ cánh lên Mặt
Trăng là một trong những khoảnh khắc định hình của thế kỉ 20, và lời của
Armstrong khi đầu tiên bước lên Mặt Trăng đã được ghi vào lịch sử: "Đây là
bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại"
Không giống như những cạnh tranh quốc tế khác, Cuộc đua vũ
trụ không bắt nguồn từ các tham vọng mở rộng lãnh thổ. Sau khi hạ cánh thành
công lên Mặt Trăng, Hoa Kỳ tuyên bố rõ ràng là không sở hữu một phần đất nào
trên Mặt Trăng.