Home » Việt Nam
GẦN 10.000 DÂN HÀ TĨNH ĐỒNG LOẠT XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH TRƯỚC CỖNG FORMOSA ĐÒI BỒI THƯỜNG VÀ ĐÒI DẸP BỎ NHÀ MÁY XẢ ĐỘC RA BIỂN NẦY
Sunday, October 02, 2016
VietPress USA (02/10/2016): Hôm nay Chủ Nhật 02/10, lối gần 10.000 người dân Việt Nam tại Hà Tĩnh đã đồng loạt
xuống đường kéo đến biểu tình bao vây trước hai cỗng chính và phụ của nhà máy
Formosa để đòi bồi thường và đòi dẹp bỏ vĩnh viễn nhà máy Formmosa vì gây tội
ác xả chất độc xuống biển làm cá chết hằng loạt và gây độc hại cho môi trường
biển thuộc 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên.
Vào lúc 7:00 giờ sáng Chúa Nhật ngày 02/10/2016, sau phần thánh lễ, các Linh mục và Hội đồng Giáo xứ thuộc Giáo hạt Kỳ Anh gồm Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn đã bất ngờ thông báo cho Giáo dân đồng loạt xuống đường biểu tình trực chỉ đến vây chặt lấy nhà máy Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, để bày tỏ sự căm phẩn, đòi bồi thường thỏa đáng cho ngư dân và người dân 4 tỉnh bị thiệt hại mất hết nguồn sống, bệnh tật do chất độc mà nhà máy Formosa đã thải xuống biển. Dân chúng cũng đấu tranh đòi dẹp bỏ nhà máy Formosa vĩnh viễn vì hiện nay vẫn còn tiếp tục thả chất độc xuống biển khiến tôm cá chết, các chất kim loại nặng và nhiều độc tố khác lắng trầm xuống biển khiến dân sẽ không còn sinh sống nghề đánh bắt, không còn muối để ăn, không còn nơi tắm biển, thông thể khai thác du lịch biển và hậu quả nầy có thể ảnh hưởng đến vài chục năm sau vẫn chưa hết.
![]() |
Sau thánh lễ, Giáo dân kéo xuống đường |
Một giáo dân tên là ông Xuân nói với Đài Á Châu Tự Do rằng "Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi "Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch". Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”
Một thanh niên khác trong số hơn 2 nghìn người đang vây ở cỗng sau đã cho Đài RFA biết rằng: “Hôm nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi và đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại những gì đã xảy ra. Hiện tại bây giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa có khoảng hơn hai ngàn người; còn ở cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người”
Các giáo dân cho hay rằng cuộc biểu tình được giữ kín cho đến sau khi tan thánh lễ thì mới được các Linh Mục công bố cho giáo dân biết và trong tinh thần đòi quyền sống, giáo dân đã hăng hái xuống đường. Họ vừa đi vừa đọc kinh.. Nhưng từng chặp, họ giương cao các khẩu hiệu, Cờ Vàng và Trắng của Tòa thánh Vatican và tiến nhanh như vũ bão.
![]() |
Gio dDân từ khắp nơi kéo về mỗi lúc một đông |
Công an và chính quyền bất ngờ nên huy động một số Cảnh sát Cơ động (viết tắt CSCĐ mà người dân dịch nghĩa là "Chó Săn Chó Đói") đội nón sắt và cầm thuẩn che để trấn dẹp biểu tình. Khi thấy số dân biểu tình quá đông nên chính quyền huy động thêm một số Bộ đội mặc quân phục, đội nón cối đến tăng cường bảo vệ cho Formosa..
Đến khoảng 9:00 giờ sáng thì số người dân không phải là Giáo dân đã tham gia càng lúc càng đông. Theo các tin tức, hình ảnh và Videos được phổ biến trên các mạng xã hội và trên các Blogs Tin tức cho biết có khoảng 10.000 người dân phần đông là ngưoời Công giáo đã vây chặt hai cỗng trước và sau của Formosa.
Theo tin của đặc phái viên Phương Huy của VietPress USA từ Nghệ Tĩnh cho hay rằng Giáo dân dù rất đông như rất trật tự. Thế nhưng khi có một tên du côn của Công an đã đánh một nữ Giáo dân nên nhiều Giáo dân xúm lại đánh tên du côn của Công an. Có một chút lộn xộn và Linh Mục hướng dẫn biểu tình đã kịp thời can thiệp và kêu gọi Giáo dân giữ trật tự.
Loa hướng dẫn của vị Linh Mục Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh vang lên: "Xin anh chị em chấp hành đúng là chúng ta không vào bên trong , chúng ta không bao động. Chúng ta chỉ đến đây bày tỏ lập trường của người dân và đưa cao các băng-rôn khẩu hiệu cho họ thấy
![]() |
Từ ngoại ô đến thành phố đều xuống đường |
Linh mục Phêrô Trần Đình Lai có mặt trong đoàn biểu tình đã dùng loa kêu gọi Giáo dân hãy ôn hòa, trong một Video Clip đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát với người biểu tình, đã nói lớn: "Không được ném chai lọ, không được ném đất đá, không được bạo động, tất cả phải ôn hòa". Linh mục quay loa qua nói với phía nhân viên công lực: "Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát.".
Tường thuật trên RFA cho hay vị Linh mục nầy phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".
Trong khi một người dân dự biểu tình đã nói với BBC rằng "Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá cả”.
![]() | ||
8.000 dân vây cỗng chính của Formosa
|
Thế nhưng khi dân bên ngoài gia nhập vào đoàn biểu tình thì đã có tình trạng dân tấn công tới tấp làm nhóm Bộ Đội chạy trước; tiếp đến là nhóm CSCĐ đã bị dân chúng tấn công bằng roi, cán cờ, gậy gộc và đất đá khiến CSCĐ bỏ chạy tán loạn như Video Clip kèm theo bên dưới.
Một số Công an, CSCĐ đã vội cỡi bỏ Cảnh phục để chỉ mặc áo quần thường dân hầu dễ dàng trốn thoát khỏi cơn thịnh nộ của dân chúng. Nếu chính quyền vẫn bám theo Trung Quốc thì chắc chắn tình hình và các cuộc biểu tình sẽ ngày càng lớn hơn và tệ hại hơn. Formosa là một tập đoàn Đài Loan nhưng Trung Quốc là nhà đầu tư chính để lập nhà máy sắt thép của Trung Quốc. Sự ô nhiểm và độc hại do các nhà máy sản xuất sắt thép tại Trung Quốc đã làm cho nhiều khu dân cư ở Trung Quốc đều bị ảnh hưởng và dân bỏ đi nơi khác . nên các thành phố có lò sản xuất sắt thép tại Trung Quốc được gọi là "Thành phố Ma" vì không còn dân ở..
https://www.youtube.com/watch?v=38A3zYengLQ
Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm nay có một cuộc biểu tình được tổ chức khá lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc
biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám
đông nhiều hơn (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/thousands-protest-in-front-of-the-formosa-head-quarter-10022016011503.html).
![]() |
Dân biểu tình leo lên thành của Formosa căng biểu ngữ đói đuổi nhà máy nầy khỏi Việt Nam |
Các hình ảnh kèm theo trích từ Website "Tin Mừng Cho Người Nghèo" và của phóng viên Lê Văn Sơn đưa lên mạng xã hội.
Phản ứng của phía Nhà nước CsVN chưa công bố biện pháp đối phó; nhưng tờ báo địa phương của chính quyền Hà Tĩnh đã viết rằng: "Lợi dụng sự cố môi trường biển, sáng
2/10, hàng ngàn giáo dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã tụ tập trước trụ sở Công
ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, gây cản trở hoạt động của doanh
nghiệp."
![]() |
Dân chiếm thành Formosa |
"Trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã
viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư
hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ."
Trong khi đó trang tin Công giáo Tin mừng cho người nghèo,
nơi thường xuyên cập nhật diễn biến ở huyện Kỳ Anh, đưa ra quan điểm: "Cuộc
biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông
Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt
Nam."
Trang này tiết lộ: "Cuộc biểu tình sáng nay đã không được
nói trước rộng rãi như các cuộc biểu tình khác, chỉ sau thánh lễ Chúa Nhật các
giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh mới nhận được thông báo về cuộc biểu tình."
![]() |
Dân viết chữ lên thành chửi Nguyễn Tấn Dũng là "Chó Bán Nước" |
Phía Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 02/10/201 đã lên tiếng xác nhận rằng
công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ
vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân. Hãng tin CNA Đài Loan dẫn lời Bộ Ngoại giao cho biết đã liên lạc với văn
phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng
cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”. Thật sự tại Formosa, các nhân viên an ninh đều là người Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao CsVN hứa sẽ
“tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói
rằng "không nhân viên nào của công ty gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt
hại về tài sản”.
Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội
nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.
Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người
dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa vào ngày 27/92016 do Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên được ngư dân các Giáo xứ tại Hà Tĩnh ủy nhiệm cầm đầu. Video Clip kèm theo cho thấy vị Linh Mục đã thuê một đoàn xe buýt để chở các Giáo dân đi nộp đơn kiện nhưng đã bị Cônng an huyện Kỳ Anh ngăn chận, cản trở cấm đường. Nhưng cuối cùng đơn kiện cũng đã được nộp tại Tòa án Kỳ Anh cách thị xã Hà Tĩnh.
Công ty của Đài Loan Formosa này đã thừa nhận trút các chất độc xã thải xuống biển Hà Tĩnh làm cho cá và hải sản chết hằng loạt trên diện rộng suốt 4 tỉnh miền Trung Việt Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên. Chính quyền CsVN cố tình dấu diếm, che đậy và thương thuyết mật để nhận một số đền bù it1 ỏi USD500 Triệu; trong khi báo chí Đài Loan loan tin số đền bù tính ra Mỹ-Kim là hơn USD 1.4 Tỷ.
Chính quyền CsVN bị áp lực của Trung Quốc đã công bố hoàn trả thuế và hỗ trợ thiệt hại cho nhà máy Formosa trên USD500 Triệu đồng và cho tiếp tục hoạt động như thường. Điều nầy đã làm dân chúng phẩn nộ thêm và dân thề quyết tranh đấu buộc Formosa phải đóng cửa vĩnh viễn. Các cuộc biểu tình hứa hẹn còn kéo dài và chắc chắn nhà máy Formosa sẽ bị ảnh hưởng không hoạt động được rồi cũng sẽ tự ý rút lui.
Video Clip Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đi nộp đơn khiếu kiện Formosa:
Hôm 27/9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có biên bản xác nhận đơn khởi kiện. Linh mục dẫn dắt việc khởi kiện Formosa trả lời BBC sau khi Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiếp nhận hàng trăm bộ hồ sơ của ngư dân đã nói rằng:
- “Việc ngư dân khởi kiện Formosa không phải vì lợi ích cá nhân của họ mà vì dân tộc và giống nòi.. Chỉ cần một người bị bệnh tật do thảm họa cá chết cũng là vấn đề của nhân loại. Lẽ ra nếu Việt Nam có dân chủ thật sự thì vụ kiện này phải do chính phủ khởi kiện chứ không phải người dân.”

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nói tiếp với BBC rằng: “Tòa án xác nhận với tôi rằng sau 30 ngày kể từ hôm nay, họ sẽ trả lời là thụ lý đơn kiện hay chuyển lên tòa cấp cao hơn.”. Tòa án gây khó khăn đã đòi "Án phí cho vụ kiện là 4 tỷ đồng.”. Đây là vụ kiện của tập thể người dân, họ đã đóng thuế và Tòa án có nhiệm vụ nghiên cứu xét xử chứ không đòi ăn theo kiểu "Án phí" cá nhân, một Giáo dân nói như vậy trên Facebook
Các nhà hoạt động Xã hội Dân sự tại Việt Nam nhận định rằng “Chính quyền CsVN đang ở thế lưỡng nan trước vụ kiện này" và cho rằng “Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân miền Trung trong vụ việc, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi chính phủ thất bại trong việc đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.”

![]() |
Linh mục Phêrô Trần Đình Lai kêu gọi Công an Bội đội không đàn áp dân |