Home » Front Page
Nữ Tân Thủ Tướng Anh Theresa May đến Đức hội kiến với nữ Thủ Tướng Angela Merkel để kêu cứu "Mayday" sau khi Brexit.
Wednesday, July 20, 2016
![]() |
Nử Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) chào đón nữ Thủ tướng Anh Theresa May đang duyệt hàng quân danh dự tại Đức ngày 20/7/2016 |
![]() |
Hia bà Thủ Tướng nắm quyền lực của hai Quốc gia hàng đầu tại Châu Âu |
VietPress USA (20/7/2016): Bà tân Thủ tướng Anh quốc Theresa May hôm nay mở chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài đến Đức gặp bà đồng nhiệm Angela Merkel kể từ khi bà Theresa May nhậm chức thay cựu Thủ tướng David Cameron từ nhiệm sau khi phong trào Brexit thắng cuộc trưng cầu dân ý với 52% phiếu bầu.
Báo chí Âu Châu gọi ngày bà Theresa May lên đường đến Đức là "May Day" là "Ngày của bà May". Tiếng Việt Nam mà VietPress USA tạm gọi là "May Đấy" bởi có thể chuyến công du nầy bà tân Thủ tướng Theresa May sẽ mang lại ít điều "May mắn" cho nước Anh bị tả tơi sau ngày Brexit thành công (http://www.vietpressusa.com/2016/06/anh-quoc-trung-cau-dan-y-roi-hay-o-lai.html).
Cựu Thị trường London là Boris Johnson đã hô hào nước Anh phải rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu (EU) để độc lập về mọi vấn đều. Lâu nay Anh vào EU nhưng không dùng chung đồng tiền EURO và dân Anh nghĩ rằng lời hô hào của Boris Johnson là đúng nên đã làm cuộc trưng cầu dân ý "Brexit" (tức British Exit) rút ra khỏi EU.
Thù tướng David Cameron chủ trương ở lại và bà Theresa May lúc đó làm Bộ trưởng Nội vụ Anh cũng chủ trương ở lại EU. Thế nhưng có tới 19 Bộ trưởng trong nội các và 2/3 Dân biểu đòi Brexit nên đành phải thua.
Ông Boris Johnson cùng chung Đảng Bảo Thủ với Thủ tướng David Cameron; tưởng rằng ông thắng lợi giành được Brexit thì ông sẽ nắm chính quyền nhưng cuối cùng ông nầy là "cả ngố" chẳng biết gì về chủ trương đường lối cho một chính phủ mới nên bỏ chạy khỏi chính trường. Kinh tế tài chánh và chứng khoán Anh quốc suy sụp tận cùng và chỉ trong ngày đầu sau Brexit đã mất trên 140 Tỷ Bảng Anh. Chủ tịch đảng Bảo Thủ bị truất phế và qua cuộc bầu cử bà Theresa May thắng chức tân Chủ tịch Đảng Bảo Thủ đang nắm đa số ghế trong Quốc Hội Anh nên bà được Nữ Hoàng Elizabeth II trao Ủy nhiệm thư nhậm chức tân Thủ tướng Anh kể từ ngày 13/7/2016 (http://www.vietpressusa.com/2016/07/nuoc-anh-sau-brexit-roi-eu-nay-co-nu.html).
![]() |
Hai nữ Thủ tướng có những điểm giống nhau |
Pháp đòi buộc Anh phải lập tức rút ra khỏi EU không chần chờ. Hội đồng Liên hiệp Âu Châu cũng muốn Anh làm thủ tục rút tên ngay chứ không được nán lại đến cuối năm 2016. Nhưng bà tân Thủ tướng Theresa May hiểu rằng nếu ra khỏi EU bây giờ thì Anh quốc sẽ vô cùng khốn đốn nên bà chọn ngày hôm nay 20/7/2016 để đến Đức quốc hội đàm với bà Thủ tướng Đức Angela Merkel mong làm một nhịp cầu. Báo chí Châu Âu gọi ngày hai người phụ nữ có những điểm tương đồng nầy gặp nhau là "May Day" là "Ngày của bà May".
Cả hai nữ Thù tướng đều là con gái của Mục sư Tin lành, đều lớn tuổi rồi mà không có con; cùng trang lứa tuổi khi bà Theresa May sinh ngày 01/10/1956 trong khi bà Angela Merkel sinh ngày 17/7/1954 lớn hơn bà May 2 tuổi. Phong cách hai bà đều giản dị nhưng lập trường rất đanh thép. Cả hai bà lên nắm quyền lực khi trong nội tình các chính đảng của họ có tranh chấp trầm trọng vì các vấn đề phe cánh quyền lực.
Đối với dân vùng bắc bán cầu, bắc Âu thì "May Day" thường chỉ ngày 01 tháng 5 là ngày Mùa Xuân ấm áp trở về sau những tháng đông giá lạnh lẽo. Ngày mà hoa lá đơm bông, trỗ cành và đó là ngày mà dân chúng Anh sau cơn khủng hoảng Brexit đang trông chờ trở lại phút bình yên của Mùa Xuân (https://www.britannica.com/topic/May-Day-European-seasonal-holiday).
![]() |
May Day trong lịch sử Hoa Kỳ vào 01/5/1886 khi các nữ công nhân biểu tình đòi điều chỉnh giờ lao động |
"May Day" trong lịch sử Hoa Kỳ là ngày mà lực lượng công nhân thợ thuyền đấu tranh giảm giờ làm việc xuống 8 giờ mỗi ngày. Cuộc đấu tranh bắt đầu từ ngày 01/5/1886 khi trên 200.000 công nhân thợ thuyền của Mỹ đã tổ chức cuộc xuống đường biểu tình trên toàn quốc đòi giảm giờ làm việc mà không giảm lương. Cuộc biểu tình ôn hòa kéo qua đến ngày 03/5/1886 thì bùng phát bạo động tại nhà máy McCornick Reaper ở Chicago. Qua ngày 04/5/1886, khi lối 3.000 công nhân tập họp tại công trường Haymarket Square để đưa các nguyện vọng từ lúc 8:00am.. Đến 10:00am thì 180 Cảnh sát tiến đến buộc giải tán. Chợt nhiên có một quả bom nổ làm 67 Cảnh sát bị thương trong đó có 7 Cảnh sát chết. Cảnh sát bắt đầu bắn vào đám đông và có 200 công nhân bị thương, một số chết và lịch sử nước Mỹ ghi ngày 01/5/1886 là "Ngày thảm kịch Haymarket Tragedy" (http://time.com/3836834/may-day-labor-history/ ).
Vào năm 1904, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa họp Hội nghị tại Amsterdam ở Hà-Lan (Netherlands) đã lấy sự kiện công nhân tranh đấu ở Mỹ ngày 01/5/1886 để gọi là "Ngày lao Động" và phê chuẩn tôn trọng cho công nhân viên chức làm việc 8 giờ mỗi ngày (https://en.wikipedia.org/wiki/International_Workers%27_Day ). Hoa Kỳ và các nước tư bản có ngày Lao Động riêng. Hoa Kỳ chọn Ngày Thứ Hai đầu tiên của Tháng 9 Dương lịch hằng năm làm ngày Lễ Lao Động và đó là ngày nghỉ lễ toàn quốc, nghỉ có trả lương. Lể Lao động sắp tới của Hoa Kỳ là ngày Thứ Hai 05/9/2016.
Thế nên ngày "May Day" của bà tân Thủ Tướng Anh Theresa May đến gặp nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay được báo chí Mỹ mĩa mai là "Mayday" gồm hay chữ viết liền nhau để thay thế chử "SOS" cho các Phi Công, Tàu Thuyền gặp chuyên nguy hiểm sắp chết thì kêu lên ba tiếng "Mayday, Mayday, Mayday" để xin cấp cứu tahy vì gọi SOS (https://en.wikipedia.org/wiki/Mayday).
Khi nước Anh đòi Brexit, TT Barack Obama đã cảnh báo nên xem xét lại vì rời EU sẽ làm cho Anh quốc suy yếu và ít ra vài chục năm sau mới ổn định lại được. Bây giờ thì quả thật chuyến đi của bà tân Thủ tướng Anh Theresa May đến Đức là tiếng gọi "Mayday, Mayday, Mayday" để xin bà Thủ tướng Đức Angela Merkel giúp cho việc Brexit của Anh được chậm lại.
![]() |
Nữ Thủ tướng Anh Theresa May (trái) và nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel (phài) tại cuộc họp báo chiều 20/7/2016 tại Berlin, Đức |
Tại cuộc họp báo hôm nay cùng với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin thủ đô Đức, bà Theresa May thú nhận rằng đất nước Anh của bà sẽ không nhanh chóng đưa ra yêu cầu chính thức
ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và theo bà đất nước của bà "sẽ cần thời gian, cần làm việc
chi tiết, nghiêm túc."
Bà nói: "Tôi muốn làm việc với đầu óc xây dựng. Tất cả mọi người chúng ta đều
cần thời gian và nước Anh sẽ không sử dụng điều khoản 50 để đàm phán về việc ra
khỏi Liên Hiệp khi mà các mục tiêu chưa được sáng tỏ".
Bà ước định rằng việc nước Anh rời khỏi EU sẽ không diễn ra trước cuối năm 2016 nầy được. Bà nói thêm:
"Tôi biết là thông báo này sẽ không làm cho mọi người hài lòng, nhưng làm
sáng tỏ vấn đề như thế là cần thiết".
Bà Thủ tướng Đức Angela
Merkel đã tỏ ý thông cảm với quan điểm của bà tân Thủ tướng Anh Theresa May và bà cũng hy vọng rằng "quan điểm đàm phán rõ ràng" là một cần thiết và hy vọng các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ chấp thuận dành cho Anh quốc một khoảng thời gian.
Bà Theresa May sẽ rời Đức đi Paris để gặp Tổng thống Pháp vào ngày mai 21/7/2016.
Hạnh Dương dịch và tổng hợp