Home » Front Page
Hoa Kỳ vừa mở rộng thêm các vị trí Phòng thủ tên lửa mới tại Romania
Thursday, May 12, 2016
![]() |
Trung tâm chỉ huy cho các vị trí phòng thủ tên lửa đạn đạo mới được mở ra tại căn cứ không quân deveselu, Romania. ( May 12, 2016. Inquam Photos/Octav Ganea/via) |
VietPress USA (12/5/2016): Hoa Kỳ đã triển khai chương trình phòng thủ tên lửa trị giá 800 triệu USD tại Romania hôm thứ năm, đây được xem là một phần quan trọng của Hoa kỳ nhằm tự bảo vệ mình và các quốc gia đồng minh Châu Âu trước cái gọi là sự hiếu chiến, nhưng điện Kremlin cho biết nó nhằm mục đích vô hiệu hóa kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Hoa Kỳ và các quan chức cấp cao của NATO công bố các vị trí hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, đó là khả năng bắn hạ các tên lửa từ các nước như Iran mà Washington cho biết chúng có thể chạm đến các thành phố lớn của châu Âu chỉ trong một ngày.
"Miễn là Iran vẫn tiếp tục phát triển và triển khai các tên lửa đạn đạo, Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đồng minh của mình để bảo vệ khối NATO", Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Work, đứng trước sảnh một tòa nhà bằng bê tông màu xám khổng lồ dưới màu cờ Nước Mỹ nói trong một tuyên bố.
Tướng Work cho biết, Mặc dù kế hoạch của Washington là vẫn tiếp tục phát triển các khả năng phòng thủ, nhưng nó không nhằm mục đích chống lại bất kỳ mối đe dọa tên lửa nào của Nga trong tương lai. "chúng tôi không có kế hoạch nào để làm điều đó," ông nói trong một cuộc họp báo.
Trước cuộc hợp báo, Frank Rose, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chương trình kiểm soát "vũ khí "đã cảnh báo rằng, các tên lửa đạn đạo của Iran có thể tấn công đến các địa phận ở châu Âu, trong đó có Romania.
Khi hoàn thành, chiếc ô phòng thủ sẽ trải dài từ Greenland đến Azores. Vào hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ sẽ công bố các vị trí chính thức được triển khai tại Ba Lan để sẵn sàng vào cuối năm 2018, hoàn thành tuyến phòng thủ đầu tiên.
![]() |
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong buổi lễ nhậm chức chính thức tại căn cứ không quân deveselu khí, Romania, ngày 12 /5, 2016. |
Các lá chắn đầy đủ bao gồm cả Chiến Hạm và radar có mặt trên khắp châu Âu. Nó sẽ được bàn giao cho khối NATO vào tháng Bảy, với chỉ huy và kiểm soát từ một căn cứ không quân của Mỹ tại Đức.
Nga hiện đang tức giận trước các động thái này của Hoa Kỳ, một đối thủ từ thời Chiến tranh Lạnh đối với nước Nga trước đây là quốc gia cộng sản cai trị Đông Âu. Moscow cho biết liên minh do Mỹ dẫn đầu đang cố gắng đến vây hãm tiền đồn Biển Đen là vị trí chiến lược quan trọng, nơi mà hải quân Nga và NATO cũng đang cân nhắc việc tuần tra ngày càng tăng.
"Đây là một phần của việc ngăn chặn quân sự và chính trị của Nga", Andrey Kelin, một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Năm, hãng thông tấn Interfax đưa tin.
"Những quyết định của NATO chỉ có thể làm trầm trọng hơn tình hình vốn đã rất khó khăn," ông cho biết thêm, rằng động thái này sẽ cản trở những nỗ lực để cứu vãn các mối quan hệ giữa Nga và khối liên minh.
Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow cũng nghi ngờ mục đích tuyên bố của NATO là nhằm tự vệ chống lại các tên lửa của Iran trong khi đã khi đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Tehran và các cường quốc hồi năm ngoái trong đó có sự giúp đỡ của Nga để thương lượng. "Tình hình với Iran đã thay đổi tích cực", phát ngôn viên của TT Putin , ông Dmitry Peskov nói.
Joe Cirincione, một chuyên gia hạt nhân của Mỹ là chủ tịch của Quỹ Ploughshares, một tổ chức an ninh toàn cầu, nói với các phóng viên tại Geneva rằng lá chắn nên được loại bỏ. "Hệ thống phòng thủ được thiết kế để bảo vệ châu Âu trước các tên lửa từ quốc gia duy nhất làm chúng ta lo ngại là Iran. Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ chống lại một tên lửa hạt nhân của Iran. Hiện Iran phải mất ít nhất 20 năm nữa mới đạt được kỹ thuật này. Nên không có lý do nào để tiếp tục với chương trình đó."
Tuy ông Joe Cirincione nói vậy, nhưng theo tôi thì việc chuẩn bị trước vẫn tốt hơn là chờ nước tới chân thì không nhẩy kịp.
Neo Anderson