 |
Ngày 05-7-2015,
Donald Trump nói với Fox News rằng “Chính quyền Mexico đầy những người Mễ
tội
phạm, buôn lậu ma túy và hiếp dâm vào nhập cư Hoa Kỳ” và ông kêu gọi phải cấm
người Mễ,
|
 |
Nay Donald Trump kêu gọi "cấm triệt để và tất cả người Hồi giáo nhập cư Hoa Kỳ" |
 |
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói "Donald Trump không đủ tư cách để ứng cử làm Tổng thống" |
VietPress USA (09-12-2015): Tỷ phú Donald Trump, ứng cửa viên
đang dẫn đầu bảng điểm của các Ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hòa, sau khi tuyên bố
cay độc đòi cấm triệt để những người Hồi giáo vào nước Mỹ, đã tạo ra cả một trận
bão chính trị chống đối khắp nơi trên Thế giới.
Sau vụ khủng bố Quốc gia Hồi giáo IS tấn công thảm sát tại
Paris đêm Thứ Sáu 13-11-2015, tiếp theo là vụ hai vợ chồng khủng bố Hồi giáo xả
súng bắn vào một buổi tiệc tại trung tâm chăm sóc người khuyết tật ở San
Bernardino hôm Thứ Tư 02-12-2015 gây cho 14 người chết và 21 người bị thương; TT Barack Obama ngày Thứ
Bảy đọc Thông điệp toàn quốc về vấn đề an ninh và kêu gọi dân chúng Hoa Kỳ
không nên sợ hãi cũng như kêu gọi người Mỹ không quay sang chống người Hồi giáo để khỏi mắc mưu của tổ chức khủng bố IS.
Ngay sau đó, ngày Thứ Hai 07-12-2015, Tỷ phú địa ốc Donald
Trump đang dẫn đầu các Ứng cử viên tranh sự chỉ định của đảng Cộng Hòa để ra
tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016, đã tuyên bố gây sửng sốt rằng Hoa Kỳ phải
"ngăn cấm triệt để và tất cả những người Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ"
cho đến khi nào các nhà lãnh đạo của nước Mỹ "hiểu ra được chuyện gì
đang xảy ra."
Theo ông Donald Trump thì các số liệu của những cuộc khảo sát
cho thấy "rất nhiều tín đồ Hồi giáo thù hận người Mỹ". Ông Trump nói
"Cho đến khi nào chúng ta có thể xác định và hiểu rõ vấn đề này và mối đe
dọa nguy hiểm của nó, thì đất nước chúng ta mới không còn là nạn nhân của những
vụ tấn công tàn bạo của những kẻ chỉ tin vào thánh chiến… Đó là những kẻ chỉ
tin vào thánh chiến, họ không tin vào hệ thống của chúng ta, họ không muốn có hệ
thống của chúng ta… và họ không có suy nghĩ hợp lý hay quý trọng mạng sống con
người, họ không biết tôn trọng."
Trước đây ông Trump, người từng hô hào đòi hỏi Chính phủ Hoa
Kỳ phải giám sát các đền thờ Hồi giáo và đã không chịu rút lại một đề nghị khác của ông là nên lưu giữ tên tuổi của người Hồi giáo ở Mỹ trong một hệ thống dữ
liệu để theo dõi.
Phát biểu của ông Trump lập tức bị phản ứng dữ dội từ trong
Hoa Kỳ ra đến khắp quốc tế. Ông Nihad Awad, giám đốc điều hành của Hội đồng
Quan hệ Hoa Kỳ - Hồi giáo, lên án và cảnh báo rằng những phát biểu đó của ông
Trump làm cho người Hồi giáo ở Mỹ gặp phải mối rủi ro bị trả đũa bằng bạo động.
"Phát biểu của ông Donald Trump nghe giống như của một
tay đầu đảng phân biệt chủng tộc, chứ không phải của một người lãnh đạo một đất
nước vĩ đại như đất nước của chúng ta. Ông ấy và những người khác đang mắc mưu
của ISIS. Đây thực sự là điều mà ISIS muốn người Mỹ làm -- đó là quay sang ẩu đả
nhau." ông Nihad Awad nói như vậy.
Hôm Thứ Ba 08-12-2015, Tòa Bạch Ốc nhanh chóng lên án đề nghị
của ông Trump, gọi đó là "hoàn toàn đi ngược lại với giá trị của Mỹ."
Phát biểu của ông Trump cũng gặp phải sự chỉ trích của các đối
thủ cùng tranh sự chỉ định của đảng Cộng Hòa để ra tranh cử chứ Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016 sắp tới. Cựu thống đốc bang Florida Jeb Bush, ứng cử viên Cộng Hòa, đăng trên Twitter rằng
“Ông Trump đang phát khùng…Các đề nghị chính sách của ông ấy là không nghiêm
túc".
Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, ứng cử viên Cộng Hòa, gọi quan điểm của
ông Trump là "lố bịch". Còn Thượng nghị sĩ Lindsay Graham nói rằng lời
lẽ của nhà tỉ phú này "đi từ những phát biểu ngớ ngẩn đến chỗ hết sức nguy
hiểm".
Phát ngôn viên Josh Earnest của Tòa Bạch Ốc phát biểu trong một
cuộc họp báo mạnh mẽ chỉ trích những lời lẽ của ông
Trump đòi cấm người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, đã nói rằng ông Donald Trump không đủ
tư cách để ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ; và nhấn mạnh rằng "Các ứng viên Tổng
thống của đảng Cộng hòa hậu thuẫn Donald Trump sau kêu gọi của tỷ phú này đòi
‘dẹp bỏ hoàn toàn không cho người Hồi giáo vào đất Mỹ’ cũng đều như ông Trump,
không hội đủ tiêu chuẩn để lãnh đạo đất nước Hoa Kỳ".
Chủ tịch Quốc hội, Dân biểu Paul Ryan, nguyên ứng cử viên Phó
Tổng thống của đảng Cộng Hòa trong kỳ tranh cử năm 2012 đã lên tiếng rằng đề xuất
của ông Trump không phải của một người Mỹ. Ông Paul Ryan nói: “Những đề nghị hôm
qua không phải là những gì đảng Cộng hòa chúng tôi đại diện. Quan trọng hơn nữa,
nó cũng không phải là những gì mà đất nước của chúng ta đại diện.”
Ứng viên Tổng thống Ted Cruz cũng thuộc đảng Cộng hòa,
nói ông không đồng ý với ông Trump, nhưng không phê phán tỷ phú này mà chỉ phát
biểu: “Tôi tán dương việc ông Donald Trump đã đứng ra tập trung sự chú ý của
dân Mỹ tới nhu cầu bảo đảm an ninh cho biên giới lãnh thổ.”
Theo Tòa Bạch Ốc, những lời lẽ đó của ông Trump là trái với
Hiến pháp Hoa Kỳ. Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói: “Bất kỳ đảng viên
Cộng hòa nào sợ những thành phần cơ sở của đảng đến nỗi không dám phê bình để
thừa nhận điều đó là sai đều không đủ phẩm chất để trở thành Tổng thống.”
Trên các mạng xã hội, người Hồi giáo khắp Thế giới lên án đề
xuất cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ của ông Trump.
Các đảng viên Dân chủ của Mỹ cùng nhiều người khác khuyến cáo
rằng ông Trump đang gây chia rẽ quốc gia như những gì mà các phần tử cực đoan
mong đợi.
Nhiều lãnh đạo các quốc gia trên Thế giới đã phê bình lới
tuyên bố của Donald Trump là phi dân chủ, phân biệt chủng tộc, và thậm chí là
điên cuồng. Phản ứng đặc biệt mạnh mẽ tại các nước Hồi giáo, nhất là ở Thổ Nhĩ
Kỳ đang là đồng minh của Mỹ.
Bà ký giả Asli Aydint Asbas của Thổ Nhĩ Kỳ viết rằng: “Đó là một đề nghị vô lý khi cấm người Hồi giáo vào đất Mỹ.
Trước hết, điều này đi ngược lại nhân quyền và bất kỳ khái niệm nào về dân chủ
mà chúng ta từng biết đến. Đây cũng không phải là phương cách khôn ngoan để chống
lại nhóm Nhà nước Hồi giáo. Hiện có hơn 6 triệu người Hồi giáo ở Mỹ, đa số là
công dân Hoa Kỳ. Quan trọng là xác định xem ai là kẻ cực đoan chứ không phải ai
là người Hồi giáo.”
Trưởng cơ quan nhân quyền của Liên hiệp quốc, ông Zeid Raad
al-Hussein, nói đề nghị của tỷ phú Trump là "hết sức vô trách nhiệm," đồng thời
cảnh báo rằng phát biểu ấy có lợi cho những nhóm cực đoan mà cái giá phải trả
là những người Hồi giáo bình thường, những người cũng có thể bị nhắm mục tiêu bởi
các phần tử chủ chiến.
Tại Anh quốc, hôm nay Thứ Tư 09-12-2015, một kiến nghị mới
đưa ra trong ngày hôm qua Thứ Ba đã có trên 100.000 chữ ký kêu gọi cấm không
cho ông Donald Trump đi vào Anh quốc bất cứ lúc nào.
Khi một kiến nghị mở trên trang mạng dành cho các Kiến nghị gởi
đến Quốc hội có hơn 100.000 chữ ký của dân chúng ký tên đòi hỏi thì vấn đề đó sẽ
phải được đưa ra bàn thảo và biểu quyết tại diễn đàn Quốc Hội Anh.
Nội dung của bản kiến nghị mang tiêu đề "Cấm Donald J
Trump vào Anh" viết rằng: "Anh Quốc đã cấm nhiều cá nhân vào Anh vì
những phát biểu thù hận. Nguyên tắc này cần phải được áp dụng với tất cả những
ai muốn vào Anh. Nếu Anh Quốc tiếp tục áp dụng tiêu chí "hành vi không thể
chấp nhận được" với những người nào muốn vào nước này thì phải áp dụng
công bằng với cả người giàu lẫn người nghèo, kẻ yếu lẫn kẻ mạnh." Với lập
luận nầy, Kiến nghị nói hành vi của ông Donald J Trump là không thể chấp nhận
được vì tạo sự kỳ thị, thù ghét và chia rẻ nên đòi hỏi "cấm Donald J Trump
vào nước Anh".
Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne, đã chỉ trích đề
nghị của ông Trump cấm người Hồi giáo vào Mỹ nhưng gạt bỏ những kêu gọi cấm ông
Trump vào Anh.
Văn phòng Thủ tướng Anh nói họ không được biết tới một kế hoạch
nào của vị tỷ phú này sẽ vào Anh vì thế chuyện cấm ông tới Anh là "giả
thuyết".
Tại Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo tuyên bố của ông Trump
về người Hồi giáo đang phá hoại an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc thúc đẩy cho
nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, cũng thêm vào
cùng với những lên án chỉ trích tuyên bố của ông Trump và nói rằng những phát
biểu như vậy "không có tính xây dựng" trong cuộc chiến chống IS.
Khắp thế giới hôm thứ Ba, người Hồi giáo nói rằng lập trường
của ông Trump không đại diện cho nước Mỹ mà họ biết. Một số nhận thấy lập trường
này đáng lo ngại. Ở Bangladesh, một số người bày tỏ lo sợ rằng phát biểu của
ông Trump có thể làm cho quan hệ giữa Hồi giáo với phương Tây phức tạp hơn.
"Chúng tôi lo ngại về những phát biểu của Trump. Chúng
tôi cũng lo lắng về họ hàng của chúng tôi sống ở Mỹ," Mohammad Musa, một
người dân, nói với VOA từ thủ đô Dhaka.
"Tuyên bố của Trump là không tương thích với những giá
trị và hệ tư tưởng của Mỹ. Đây là kiểu phát ngôn khơi lên sự sợ hãi trong chúng
ta," Shahadat Husain, một cư dân từ thành phố Khulna nói với VOA Tiếng
Bangla.
Tahir Ashrafi, Chủ tịch Hội đồng Ulema, một nhóm những giáo
sĩ người Hồi giáo Pakistan, nói phát biểu của ông Trump là kích động hận thù và
bạo lực. "Nếu nhà lãnh đạo Hồi giáo nào đó nói rằng có một cuộc chiến giữa
người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo thì chúng tôi lên án người đó. Vậy tại
sao không lên án một ứng cử viên Tổng thống Mỹ nếu ông ta nói như vậy?"
ông nói với hãng tin Reuters.
Ở Indonesia, nước có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Armanatha Nasir cho Reuters biết rằng Indonesia không
bình luận đến việc tranh cử tại quốc gia khác, nhưng ông nói "Những hành động
khủng bố không có bất kỳ mối quan hệ nào với bất cứ tôn giáo hay quốc gia hay
chủng tộc nào," ông Nasir nói với Reuters.
Kamal Nasar Osoli, một thành viên của quốc hội Afghanistan,
nói với VOA Afghanistan rằng "Tôi nghĩ rằng người dân Mỹ sẽ không bỏ phiếu
cho một người như vậy. Ông Trump là kẻ bệnh hoạn."
Dar al-Ifta là tổ chức nghiên cứu luật Hồi giáo có tiếng của
Ai Cập ra Thông cáo rằng "Thái độ thù địch như vậy nhắm vào Hồi giáo và
người Hồi giáo sẽ làm gia tăng căng thẳng trong xã hội Mỹ mà trong đó người Hồi
giáo chiếm khoảng tám triệu người, là những công dân Mỹ ôn hòa và trung
thành".
Talat Chaudhry, một thành viên quốc hội Pakistan thuộc đảng
đương quyền Liên đoàn Người Hồi giáo, nói với VOA rằng phát biểu của ông Trump
làm hoen ố hình ảnh của Mỹ ở nước ngoài. Ông nói: "Người ta muốn sống ở
đó, và người ta lý tưởng hóa hệ thống của Mỹ, vì vậy tôi nghĩ rằng những gì ông
Trump làm đi ngược lại nền chính trị và hình ảnh của chính họ".
Tại Hoa Kỳ, nhiều nhà luật học ở Mỹ cho rằng tổng thống Mỹ
không thể ra lệnh áp dụng những biện pháp cấm đoán như vậy, ngay cả trong trường
hợp có sự chấp thuận của quốc hội.
Bà Suzanna Shery, giáo sư luật của Đại học Vanderbilt ở tiểu
bang Tennessee, nói “Điều đó vi phạm hiến pháp. Đó là kỳ thị dựa trên yếu tố
tôn giáo, một việc mà hiến pháp không cho phép thực hiện.”
Theo ông Kevin Johnson, khoa trưởng luật khoa của Đại học
California ở Davis, kế hoạch của ông Trump là “một đề nghị gây bất bình”, và
cũng có thể vi phạm điều khoản về quyền bảo vệ bình đẳng trong Tu chính án thứ
14. Ông nói “Đề nghị này rất kỳ quái vì tính chất vi hiến và thái độ thù nghịch
với hiến pháp của nó thật là lớn.”
Ông Jonathan Turley, một nhà luật học của Đại học George
Washington, hôm thứ ba viết trên trang blog của ông rằng “Toàn bộ hệ thống luật
lệ và qui định quản lý của chúng ta là dựa trên chính sách không kỳ thị” và đề
nghị của ông Trump “vi phạm hàng loạt những sự bảo vệ quốc nội và quốc tế.” Ông
nói với đài VOA “Thay vì là một nước có một truyền thống lâu dài trong việc bảo
vệ tự do tôn giáo, chúng ta sẽ trở thành một nước gây hoạ cho tự do tôn giáo.”
Ông Akhil Reed Amar, giáo sư luật của Đại học Yale, cũng cho
rằng “Ông Donald Trump đang chia rẽ chúng ta theo lằn ranh tôn giáo. Đó là một
điều trái với tinh thần của nước Mỹ.”
Phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng David Cameron của Anh Quốc
cho báo chí hay rằng Thủ Tướng Anh hoàn toàn không đồng ý với lời tuyên bố cấm
tất cả người Hồi giáo vào nước Mỹ vì đó là lời tuyên bố gây chia rẽ, vô trách
nhiệm và hoàn toàn sai trái".
Tại Scotland, Thủ tướng Nicola Sturgean đã quyết
định hủy bỏ chức danh Đại sứ Doanh Nghiệp đại diện Scotland đã cấp tặng cho ông
Donald Trump.
Tỷ phú Trup là chủ nhân của khu nghỉ mát sân golf sang trọng
tại Ayrshire và tại Aberdeenshire đã được mời gia nhập tổ chức GlobalScot là
câu lạc bộ dành cho các doanh nhân nổi tiếng để giúp phát triển cho
các Công ty Scotland từ năm 2006. Nay qua lời tuyên bố cấm Hồi giáo vào Mỹ, xứ
Scotland quyết định truất chức nầy đối với Donald Trump.
Chính phủ Scotland hôm nay công bố rằng ông Donald Trump
không còn tư cách để xứng đáng giữ chức vị khả kính là Đại sứ Thương Mại cho
Scotland nên Thủ Tướng Scotland đã ngưng chức tức khắc và vĩnh viễn đã cấp cho
Donald Trump.
Trong khi đó, hơn 10.000 người đã ký kiến nghị đề nghị Đại học
Robert Gordon University (RGU) thu hồi bằng Tiến sĩ danh dự đã cấp cho Donald
Trump vào năm 2010 là "Nhà doanh nghiệp nhạy bén và có tầm nhìn kinh doanh
rộng lớn"
Hạnh Dương, Dịch và tổng hợp.
www.Vietpressusa.com