 |
Ladislas Ntaganzwa (áo sọc) cựu Thị trưởng Nyakizu đã trực tiếp giết và chỉ huy giết 20.000 dân Tutsi tại khu Thánh đường ở Rwanda, Congo năm 1994 đã vừa bị bắt ngày Thứ Hai 07-12-2015 sau 21 chạy trốn lệnh truy nã quốc tế. |
 |
Trên 80.000 dân Tutsi đã bị tàn sát chỉ trong vài ngày giữa tháng 4-1994 tại Rwanda, Congo, Phi Châu do 10 tên lãnh đạo diệt chủng. Cảnh dân chúng thu gom xương, đầu lâu rồi rửa sạch cất vào một kho chứa. |
VietPress USA (11-12-2015): Hôm Thứ Năm 10-12-2015, Cảnh sát Quốc tế InterPol công bố đã bắt
được tên sát nhân bị truy nã hàng đầu trên thế giới sau khi chạy trốn suốt 21
năm kể từ khi y giết hại tập thể tới 800.000 người dân ở Rwanda ở Congo, Phi
Châu vào năm 1994.
Ladislas Ntaganzwa đã bị săn lùng trên khắp thế giới và
được treo giải thưởng nếu ai bắt, giết hay điểm chỉ để bắt được tên nầy sẽ được
lãnh giải thưởng tới 5 triệu USD.
Thế nhưng tên tội phạm diệt chủng nầy đã trốn suốt 21 năm qua
cho đến khi bị Cảnh sát Quốc tế thộp cổ vào ngày Thứ Hai 07-12-2015 đầu tuần nầy
tại miền đông thành phố Congo của xứ Goma. Nguồn tin nầy do ông John Bosco Siboyintore là trưởng cơ
quan truy lùng tội phạm diệt chủng của Công tố Rwanda cho hay với sự xác nhận của
Công tố viên tổng quát Richard Muhumura.
“Ntaganzwa là một trong 9 tên phạm tội diệt chủng tại Congo
đang bị truy lùng ráo riết kể từ vụ diệt chủng năm 1994 đến nay đã giết trên
800.000 dân vô tội thuộc sắc dân Tutsis và Hutus,” Siboyintore nói.
Tòa án hình sự quốc tế ICTR (International Criminal
Tribunal for Rwanda) của Liên Hiệp Quốc cho phép Rwanda tìm Ntaganzwa để truy tố trách
nhiệm liên quan đến tội ác diệt chủng và xúi giục phạm tội diệt chủng.
 |
Lệnh Truy nã Quốc tế 10 tên tội ái diệt chủng với giá tiền thưởng USD 5 Triệu mỗi tên do Hoa Kỳ thưởng. |
Ntaganzwa bị cáo buộc thực hiện các hành vi diệt chủng khi
làm Thị trưởng tại Nyakizu. Sau khi bắt được Ntaganzwa, Tòa án Hình sự Quốc tế ICTR
đã đóng hồ sơ và chuyển vụ án về cho Tòa Đại hình Rwanda sẽ xét xử.
Muhumuza cho biết nước này đã bắt đầu thủ tục dẫn độ cho
Ntaganzwa để hầu tòa ở Rwanda.
Theo cáo trạng của ICTR giữa khoảng 14 và 18 tháng 4 năm 1994,
Ntaganzwa bị cáo buộc tham gia đáng kể trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị và thực
hiện vụ thảm sát trên 20.000 người Tutsi tại giáo xứ Cyahinda.
“Ngày 15 tháng 4 năm 1994, Ntaganzwa, mang một khẩu súng, ngồi
trên xe hiến binh huy động dân Hutu và người tỵ nạn Burundia đến vây chặt bao
chung quanh Thánh đường và dùng loa kêu gọi sắc dân Tutsi buông vũ khí,” bản
cáo trạng ghi.
 |
Hình ảnh những nạn nhân bị giết tập thể |
“Tiếp theo trong tư cách là Thị trưởng Nyakizu, Ntaganzwa đã ra lệnh cho quân đội và Cảnh sát xả
súng bắn tiêu diệt hằng loạt vào người dân Tutsi. Trong khi dân Hutu và người tỵ
nạn Burundia trang bị gáo mác cũng được khích động vào chém giết dân Tutsi,” bản
cáo trạng viết.
“Ntaganzwa cần loa phóng thanh ra lệnh tàn sát dân Tutsi, chỉ
đạo phải giết ai tên gì và chính y cũng trực tiếp nổ súng bắn vào dân Tutsi.
Ntaganzwa trở lại nhà thời vào ngày 16 và 17 tháng 4 năm 1994
để khuyến khích quân lính giết hết dân Tutsi; và rồi ngày 18 tiếp theo
Ntaganzwa trở lại với quân đội và xả súng tàn sát hết những người Tutsi còn sống
sót”, theo bản cáo trạng tại Tòa án ICTR.
Ntaganzwa cũng bị cáo buộc sắp xếp và chỉ đạo vụ thảm sát
hàng ngàn người Tutsi ở vùng Gasasa Hill;
giết chết những người Tutsi chạy thoát trong vụ thảm sát tại Nkakwa; vụ giết người Tutsi vùng Maraba, vụ tàn sát người Tutsi tại Trung
tâm Thương mại Nkomero, xã Kigembe
và cho lệnh hiếp dâm phụ nữ Tutsi rồi giết. Tổng số dân Tutsi bị thảm sát lên
trên 800.000 người vào những ngày giữa tháng 4-1994.
Sau khi bắt được Ntaganzwa, những tên tội phạm hàng đầu khác
còn tại đào gồm Felicien Kabuga, phụ
trách tài chính trưởng cung cấp cho hoạt động diệt chủng; Protais Mpiranya là Chỉ huy trưởng Vệ binh Tổng thống Rwanda nỗi tiếng
ác độc; và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Augustin
Bizimana.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ treo giải thưởng USD 5 Triệu cho việc bắt
giữ mỗi người trong các tên tội ác diệt chủng nhân loại nầy và nhờ đó đã dẫn đến
việc tóm cổ tên Ntaganzwa là cựu Thị trưởng
Nyakizu sau khi y lẫn trốn đã 21 năm.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.