 |
Đại diện các quốc gia chụp hình lưu niệm sau khi đạt thỏa thuận TPP ngày 05-10-2015 |
VietPress
USA (05-10-2015): Hôm nay Mỹ, Nhật, Việt Nam và 9 nước nằm trên vành đai Thái Bình
Dương đã đạt thỏa thuận ký kết về Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt
là TPP (Trans Pacific Partnership) về Tự do Mậu dịch khổng lồ giúp giảm
bớt các rào cản và đề ra các quy định thương mại cho 40% kinh tế thế giới.
Hiệp định
Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do TT Hoa Kỳ Barack Obama phát động cách
nay 7 năm và liên tiếp thảo luận khá sôi nỗi, đầy cam go, hôm nay đã đạt được thỏa
thuận chung tại thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia miền Nam Hoa Kỳ.
Hiệp định
TPP sẽ phá bỏ rào cản thương mại đối với các mặt hàng nông nghiệp và các sản
phẩm từ sữa, xe hơi mới, các tiện ích công nghệ mới nhất, các loại thuốc tiên
tiến và nhiều mặt hàng khác kèm theo những quy định về môi trường và lao động.
Sau khi ký
kết Hiệp định TPP, các chi tiết và điều kiện sẽ được công bố nhưng Hiệp định
TPP sẽ được cơ quan Lập pháp tức Quốc hội của mỗi quốc gia phê duyệt mới có hiệu
lực thi hành.
Có tất cả
12 nước trong khối Hiệp định TPP sẽ vận động mạnh mẽ để bảo vệ sản phẩm của họ
trước hàng nhập khẩu từ nước ngoài mà chủ yếu là chống hàng hóa Trung Quốc; hoặc
để mở ra cơ hội xuất khẩu làm ăn ở các nước khác.
Hoàn tất
thỏa thuận TPP là một thắng lợi lớn về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ
Barack Obama mặc dù Quốc hội do đảng Cộng Hòa nắm đa số và quyền lãnh đạo lâu
nay thường tìm cách gây trở ngại cho mọi dự án, dự luật nào của TT Barack Obama
đề ra. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ có phần chắc sẽ không xem xét thỏa thuận TPP cho
tới năm 2016 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ chót của TT Barack Obama.
Tổng
thống Obama đã vận động cho Hiệp định TPP này vượt qua sự phản đối từ đa số đồng nghiệp
trong đảng Dân chủ của ông tại Quốc hội, những người cho rằng thỏa thuận này sẽ
làm mất hàng ngàn công ăn việc làm của dân Mỹ vì các nhà sản xuất chuyển hoạt
động sang các quốc gia khác nơi có mức lương nhân công rẻ hơn. Ngược lại, các
đảng viên Cộng hòa chú trọng doanh thương đã thường phản đối nhiều chính sách
đối ngoại và đối nội của Tổng thống Obama trong lâu nay; nhưng lần nầy phần
đông đã tỏ ra ủng hộ việc hoàn tất Hiệp định thương mại TPP.
Tuy
nhiên, một nhà lập pháp chủ chốt trong đảng Cộng hòa như dân biểu Paul Ryan,
ứng viên Phó Tổng thống hồi năm 2012, tỏ ra thận trọng về việc hoàn tất thỏa
thuận TPP. Ông Paul Ryan nói "Một Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
thành công có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ sẽ lớn hơn trên thế giới và có thêm
việc làm tốt ở nội địa, nhưng chỉ có một thỏa thuận tốt, một thỏa thuận đáp ứng
những nguyên tắc của Quốc hội trong đạo luật vừa ban hành về quyền xúc tiến
thương mại, mới có thể được thông qua tại Hạ viện Mỹ. Tôi chưa vội phán xét cho
tới khi nào có thể xem văn bản chung cuộc và tham khảo ý kiến với các đồng
nghiệp và các cử tri của tôi."
Tại Hoa
Kỳ, chấp thuận chung cuộc cho TPP có thể rắc rối vì cuộc bầu cử Tổng thống 2016
sắp tới. Có thể mãi đến năm 2017 Quốc hội Mỹ mới có hành động về hiệp ước này,
khi một tân Tổng thống lên nhậm chức.
Nhiều nhà
phân tích kinh tế xem TPP như một thỏa thuận có thể đối chọi với sự tăng trưởng
và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngay cả
khi nền kinh tế của Bắc Kinh đã chậm lại, nó vẫn có tác động giao dịch rộng
khắp trên thế giới.
12 quốc
gia tham gia Hiệp
định TPP gồm Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Mexico, Peru,
Chile, Việt Nam, New Zealand, Australia, Brunei, Singapore và Malaysia.