x
VietPress USA (13-8-2015):Ngày 29-6-2015, Trung Quốc (TQ) công bố khai trương Ngân Hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) với 47 quốc gia tham dự. Mỹ, Nhật, Canada không tham gia.
Mặc dầu TQ nói rằng ý định lập AIIB dùng đồng Nhân dân tệ của TQ làm bản vị để thúc đẩy đầu tư tại Á châu; nhưng thực tâm TQ muốn lập một khối tiền tệ riêng để chống lại đồng USD của Hoa Kỳ; đối đầu với Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á châu của Mỹ (Asian Development Bank - ADB).
Ngay lập tức, vào ngày 02-7-2015, chỉ trong một ngày, thị trường tài chánh của TQ bị mất trắng 2.400 Tỷ USD mà TQ không biết lý do tại sao! Tiếp theo sau chưa đầy 1 tuần, TQ tiếp tục mất thêm 1.200 Tỷ USD nữa tức tổng cộng 3.600 Tỳ USD.
Trong ngày 27-7-2015, chỉ trong vòng 1 ngày mà thôi, Thị trường Chứng khoán của TQ lần đầu tiên kể từ ngày 27-02-2007 đã sụt điểm tới 8.5%.
TQ đặt mọi hy vọng liên minh với Nga để đánh sụp đồng USD của Mỹ trên khắp Thế giới; nhưng Nga đã bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt làm cho Nga hoàn toàn suy sụp kinh tế tài chánh xuống hạng "Rác - Junk) sau vụ Nga chiếm bán đảo Cremia của Ukraine vào tháng 3-2014 và tài trợ cho phiến quân ly khai thân Nga chiến Donesk và Duhansk tại Miền Đông Ukraine để lập hai khu tự trị thân Nga. Nga bị Mỹ đánh bại trên mặt trận xăng dầu khi Mỹ trở thành nước sản xuất xăng dầu lớn nhất thế giới kể từ năm 2014 và bán ra với giá bằng phân nửa giá thành sản xuất của Nga nên Nga không thể bán được xăng dầu, mặc dù đã ký cung cấp cho TQ tới 400 Tỷ USD tiền xăng dầu và khí đốt! TT Nga Vladimir Putin đành công bố không liên minh liên kết gì với TQ nữa để tránh các đòn trừng phạt nặng hơn của Mỹ và Liên Âu.
Niềm hy vọng của TQ nhìn vào sức mạnh kinh tế của Nga nay không còn; TQ chẳng còn bám víu vào đâu được nữa nên toan tính dùng đồng Nhân Dân Tệ để lập một khối tài chánh riêng biệt cạnh tranh với USD của Mỹ. Xưa nay chưa có quốc gia nào nghĩ rằng tiêu diệt vị thế cường quốc của Mỹ và tiêu diệt đồng USD của Mỹ mà không bị Mỹ tận diệt!
Trong một bài bình luận của Ký giả Hạnh Dương đã nói rằng, đối với chiến tranh qui ước nếu huy động mọi sức mạnh bom đạn để tiêu diệt thì mức chi phí cũng chỉ lối 1 Tỷ USD trong một ngày đêm mà thôi. Nhưng trong chiến tranh tài chánh, chỉ trong một ngày đêm vào hôm 02-7-2015, TQ đã bị mất trắng 2.400 Tỷ USD! Rồi những vụ tiền tệ bốc hơi tiếp theo đã làm cho TQ khó gượng đầu đứng dậy được nên buộc TQ phải phá giá đồng Nhân Dân Tệ trong 3 ngày liên tiếp từ hôm 11-8 d0e61n 13-8-2015!
Thử đặt ra một giả thuyết nếu TQ bị suy sụp kinh tế tài chánh thì csVN sẽ ra sao? Và nay TQ phá giá tiền tệ thì csVN phải làm gì để chống đỡ? csVN vừa công bố cũng phá giá đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cảm thông với quan thầy TQ.. Điều nầy lợi hay hại.. Xin mời quý vị đọc bài phỏng vấn của Nam Nguyên, đài RFA, phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tại Hà Nội như sau đây:
VietPress USA
www.vietpressusa.com
oOo
Hạ giá tiền Việt theo Trung Quốc có tác dụng hai mặt
Nam Nguyên, RFA
2015-08-12
Ngay sau khi Trung Quốc phá giá Nhân Dân Tệ tổng cộng gần 4%
trong hai ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 12/8/2015 cũng quyết
định hạ giá tiền Đồng bằng cách tăng gấp đôi biên độ tỷ giá USD/VNĐ từ 1% lên
2%. Điều này đồng nghĩa với việc giá mua bán USD của các ngân hàng có thể đưa
lên mức cao nhất là 22.106 đồng/ một USD. Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam đã
điều chỉnh tỷ giá hai lần vào tháng 1 và tháng 5 tổng cộng 2%.
Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế
độc lập ở Hà Nội về cuộc chiến tranh tiền tệ mà Việt Nam đang đối mặt. Từ Hà Nội,
trước hết TS Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định:
 |
Ts Lê Đặng Doanh, Hà Nội |
TS Lê Đăng Doanh: Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ của tỷ
giá thêm 1% nữa và đó là biện pháp kịp thời năng động của Ngân hàng Nhà nước
trước việc Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ 1,9% và sáng nay (12/8) họ lại
phá giá tiếp 1,6% nữa.
Biện pháp đó của Việt Nam là biện pháp cần thiết vì Việt Nam
xuất và nhập khẩu đối với thị trường Trung Quốc rất là lớn đặc biệt là nhập khẩu
từ Trung Quốc.
Chắc chắn việc phá giá đồng bạc Trung Quốc sẽ tác động khá mạnh
đến cán cân thương mại của Việt Nam. Việc xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn.
TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội:
Cho nên chắc chắn việc phá giá đồng bạc Trung Quốc sẽ tác động
khá mạnh đến cán cân thương mại của Việt Nam. Việc xuất khẩu của Việt Nam vào
thị trường Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi vì hàng hóa của Việt Nam sẽ
đắt lên 4% và điều này sẽ có tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá thành mới có thể xuất khẩu
được, bởi vì phía nhập khẩu Trung Quốc sẽ không sẵn sàng để nâng giá bán lên
theo mức độ như vậy. Còn về hàng nhập khẩu thì Việt Nam phải tăng cường chống
buôn lậu mới có thể đối phó với làn sóng hàng hóa rẻ của Trung Quốc tràn vào Việt
Nam.
Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, mỗi khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá
điều chỉnh biên độ thì ở nước ngoài gọi là phá giá, hạ giá. Như vậy từ đầu năm
đến nay Việt Nam coi như đã phá giá tiền đồng 4%. Thưa hiểu như vậy có đúng
không?
TS Lê Đăng Doanh: Không, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có
điều chỉnh tỷ giá 2%, còn bây giờ thì nới cái biên độ ra và tùy theo các ngân
hàng thương mại họ muốn nới lên hay muốn giữ thì tùy họ. Chứ không phải là
chính thức phá giá, một biện pháp để mở rộng biên độ trao đổi tiền tệ và cho
phép các ngân hàng thương mại có thể phản ứng một cách linh hoạt hơn.
Về nhập khẩu, Việt Nam
phải tăng cường chống buôn lậu mới có thể đối phó với làn sóng hàng hóa rẻ của
Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội:
Về mặt thực tế thì nó cũng tương đương như việc phá giá đồng
bạc thêm 1% nữa, nhưng mà đấy là biện pháp có tính chất linh hoạt và kịp thời của
Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Tôi cũng xin lưu ý rằng biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho
tăng thêm chi phí để trả nợ công vì nợ công của Việt Nam được trả bằng đồng Đô
La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này thì nợ công sẽ tăng
thêm nữa.
Nam Nguyên: Như Tiến sĩ vừa nói thì Việt Nam có biện pháp điều
chỉnh tỷ giá, nới biên độ để đối phó với việc Trung Quốc phá giá tiền. Kinh tế
Việt lệ thuộc lớn vào kinh tế Trung Quốc, Trung Quốc là bạn hàng rất lớn của Việt
Nam. Vậy thì ngoài việc điều chỉnh tỷ giá nới biên độ, chống buôn lậu thì Việt
Nam còn có thể làm gì khác hơn nữa?
TS Lê Đăng Doanh: Sẽ phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19
của Chính phủ ngày 12/3/2015 để nâng cao năng lực cạnh tranh; các cơ quan nhà
nước phải giảm các thủ tục phiền hà, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc, để
cho các doanh nghiệp có thể giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Tôi nghĩ đây là một cuộc chiến sống còn và đòi hỏi nỗ lực rất
lớn của cơ quan nhà nước, của mỗi một viên chức cũng như là của tất cả các
doanh nghiệp.
Nam Nguyên: Thông tin cũng nói là chuyện Trung Quốc phá giá
tiền sẽ gây ra một vòng luẩn quẩn, nhiều nước trong đó có Việt Nam cũng đều hạ
giá đồng tiền của mình để đối phó. Thưa Tiến sĩ nhận định gì về chuyện này?
TS Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Trung Quốc đã bắt đầu khởi động
một cuộc chiến tarnh tiền tệ và tôi nghĩ rằng đây là bắt đầu của vòng xoáy, còn
vòng xoáy ấy sẽ đi đến đâu và Trung Quốc sẽ được gì, sẽ mất gì thì điều đó còn
phải có thời gian để tính toán xem xét.
Rõ ràng là Trung Quốc đã bắt đầu khởi động một cuộc chiến
tarnh tiền tệ và chắc chắn thị trường tài chính thế giới sẽ có biến động và phản
ứng không lường trước được.
 |
Tiền Đồng của csVN phải phá giá theo Bắc Kinh! |
TS Lê Đăng Doanh, Hà Nội
Tôi thấy rằng, chắc chắn thị trường tài chính thế giới sẽ có
biến động và sẽ có phản ứng trước tình hình mà mọi người không lường trước được
là trong hai ngày liên tiếp Trung Quốc đã phá giá đồng bạc hai lần.
Nam Nguyên: Thưa. Về ý kiến cho rằng Trung Quốc đang xuất khẩu
lạm phát vào Hoa Kỳ và các nước khác. Tiến
sĩ nhận định gì?
TS Lê Đăng Doanh: Về việc Trung Quốc xuất khẩu lạm phát thì đấy
là một cách nói. Bởi vì Trung Quốc phá giá đồng bạc thì các đồng tiền khác cũng
phải có điều chỉnh theo, chứ nếu không thì họ bị thiệt quá.
Còn về thực chất thì Trung Quốc 6 tháng vừa qua đã có giảm lượng
xuất khẩu tới 8,3%, cho nên Trung Quốc phải có biện pháp để duy trì xuất khẩu nếu
không thì họ sẽ mất công ăn việc làm và nếu không có thì sản xuất trong nước của
họ sẽ bị ngưng trệ và đấy là điều mà Trung Quốc đang muốn tránh.
Nam Nguyên: Xin phép được hỏi câu chót, thưa bản thân Tiến sĩ
có ngạc nhiên với những quyết định mau lẹ dồn dập của Trung Quốc hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi thực tình lấy làm bất ngờ, phản ứng
ngày đầu tiên thì tôi không bất ngờ lắm và tôi nghĩ họ sẽ làm sau khi xuất khẩu
của họ bị giảm như vậy. Nhưng mà họ làm đến ngày thứ hai liên tiếp thì tôi thấy
hơi ngạc nhiên.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã trả lời Đài RFA.
oOo