Home » Front Page
TT BARACK OBAMA VÀ CHỦ TỊCH CUBA RAUL CASTRO BẮT TAY NHAU TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐĨNH BẮC MỸ SAU 53 NĂM ĐOẠN GIAO
Friday, April 10, 2015
![]() |
Khai mạc Hội nghị Thượng Đĩnh kỳ VII các Quốc gia Châu Mỹ Latin Hình: TT Obama ngồi hàng giữa, thứ 4 từ trái qua phải. |
VietPress USA (10-4-2015) Sau 50 năm cắt đứt ngoại giao kể từ
năm 1961, hôm Thứ Sáu 10-4-2015, TT Barack Obama và Chủ Tịch nước Cuba
là ông Raul Castro đã bắt tay nhau với sự chứng kiến của ông Ban
Ki-moon Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tại Hội Nghị Thượng Đĩnh kỳ VII của các
quốc gia vùng Bắc Mỹ họp tại Panama City vào hai ngày Thứ Sáu 10-4 và Thứ Bảy
11-4-2015.
Tin của
Reuters cho hay hai nhà lãnh đạo đã bắt tay thân mật và nói chuyện
với nhau trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đĩnh Panama. Tòa Bạch Ốc
cũng xác nhận cuộc gặp gỡ lịch sử nầy. Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau vào
ngày Thứ Bảy bên lề Hội nghị Thượng đĩnh Panama để thảo luận việc
thúc đẫy nhanh chóng tái lập lại bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba
nhằm phát triễn thương mại, du lịch và các vấn đề song phương mang
lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
![]() |
Các lãnh đạo nhiều quốc gia đi xe buýt để chụp hình. |
Nước chủ nhà Panama tổ chức hội nghị đã mời tất cả các nhà lãnh đạo đi chung trong một chiếc xe buýt đến trung tâm Hội Nghị để chụp hình lưu niệm trước. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều đến đúng giờ vì đi chung xe Buýt. Nhưng TT Barack Obama thì mang theo cả một đội vệ sĩ và chiếc xe Limosine loại chống đạn và chống bom nên không thể đi chung trong xe Buýt. TT Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng một vài nhà lãnh đạo khác đi phương tiện riêng đã bị kẹt đường nên không đến kịp giờ chụp hình lưu niệm.
Tại buổi khai mạc, TT Obama nói rằng "Khi chúng tôi tiến đến việc bình thường hóa thì chúng tôi vẫn có những khác biệt giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Cuba trên nhiều vấn đề. Cũng giống như chúng tôi khác nhau với các quốc gia khác trong châu Mỹ; hoặc như chúng tôi cũng khác nhau đối với các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ".
TT Obama nay 53 tuổi là chưa sinh ra khi ông Chủ Tịch Cuba là Raul Castro đã làm người nắm trọn quyền lực vào cuộc Cách mạng năm 1959, nhưng TT Obama đã nhấn mạnh rằng "Hoa Kỳ nay không muốn áp đặt ý chí của mình vào Châu Mỹ Latin nữa.
"Những ngày mà chương trình của chúng tôi đối bán cầu nầy thường như tưởng rằng Hoa kỳ muốn can thiệp với quyền miễn tố thì những ngày đó đã qua rồi", TT Obama nói như thế.
![]() |
Chủ tịch Cuba Raul Castro đi đến Hội Nghị Panama |
Tổng Thống Colombia Juan Manuel Santos đã hoan nghênh quyết định của TT Obama về việc mở lại quan hệ ngoại giao với Cuba mà theo ông là đã "hàn gắn" một vết bỏng rộp làm cho toàn vùng Châu Mỹ Talin đau nhức.
Trở lại lịch sử, Cuba và Hoa Kỳ đã có những mối quan tâm đến nhau từ trước các phong trào độc lập của hai quốc gia. Kế hoạch mua Cuba từ Đế chế Tây Ban Nha được đưa ra vào những thời điểm khác nhau của Hoa Kỳ. Khi sự ảnh hưởng của Tây Ban Nha suy yếu đi trong Vùng Caribe, Hoa Kỳ dần dần giành được một vị trí thống trị về kinh tế và chính trị đối với đảo này, chiếm đại đa số vốn đầu tư nước ngoài và phần lớn hàng nhập khẩu và xuất khẩu nằm trong tay Hoa Kỳ, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với các vấn đề chính trị Cuba.
Sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, mối quan hệ hai nước xấu đi đáng kể và đã được đánh dấu bởi sự căng thẳng và đối đầu kể từ đó. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Cuba và đã duy trì lệnh cấm vận quy định các công ty Mỹ làm ăn với Cuba là bất hợp pháp. Đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Cuba thuộc quyền quản lý của Văn phòng Lợi ích Hoa Kỳ ở Havana, và có một cơ quan tương tự của Cuba ở Washington DC; cả hai cơ quan này đều chính thức là một phần của các đại sứ quán tương ứng của Thụy Sĩ. Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vì Cuba đã quốc hữu hóa tài sản các công ty Mỹ trong cuộc Cách mạng, và đã tuyên bố sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Cuba vẫn tiếp tục từ chối tiến tới việc dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền, hy vọng sẽ thấy việc dân chủ hóa và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản mà đã diễn ra ở Đông Âu sau các cuộc cách mạng năm 1989.
Trong khi đó, một số tổ chức, bao gồm cả một nghị quyết gần như đạt nhất trí cao của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi "chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính kéo dài trong nhiều thập niên của Hoa Kỳ đối với Cuba".
Sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959, mối quan hệ hai nước xấu đi đáng kể và đã được đánh dấu bởi sự căng thẳng và đối đầu kể từ đó. Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Cuba và đã duy trì lệnh cấm vận quy định các công ty Mỹ làm ăn với Cuba là bất hợp pháp. Đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Cuba thuộc quyền quản lý của Văn phòng Lợi ích Hoa Kỳ ở Havana, và có một cơ quan tương tự của Cuba ở Washington DC; cả hai cơ quan này đều chính thức là một phần của các đại sứ quán tương ứng của Thụy Sĩ. Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vì Cuba đã quốc hữu hóa tài sản các công ty Mỹ trong cuộc Cách mạng, và đã tuyên bố sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Cuba vẫn tiếp tục từ chối tiến tới việc dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền, hy vọng sẽ thấy việc dân chủ hóa và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản mà đã diễn ra ở Đông Âu sau các cuộc cách mạng năm 1989.
Trong khi đó, một số tổ chức, bao gồm cả một nghị quyết gần như đạt nhất trí cao của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã kêu gọi "chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính kéo dài trong nhiều thập niên của Hoa Kỳ đối với Cuba".
Ngày 17 tháng 12 năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố khởi đầu của một quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ. Đàm phán bí mật ở Canada 18 tháng trước đó, và một phần với sự hỗ trợ của Giáo hoàng Francis (Phanxicô) và Chính phủ Canada để hai bên đạt được thòa thuận nầy sẽ dẫn tới việc dỡ bỏ một số hạn chế đi lại của Mỹ, ít hạn chế về kiều hối, và thành lập một đại sứ quán Mỹ ở Havana (đã bị đóng cửa kể từ khi Cuba ngã theo Liên Xô vào năm 1961)
Về phía Hoa Kỳ, TT Obama muốn chấm dứt một chính sách thù nghịch với Cuba đã kéo dài 53 năm, và vì TT Obama ở nhiệm kỳ cuối cùng không phải lo sợ là sẽ thất cử nếu làm mất lòng một số cử tri qua việc bình thường hóa với Cuba. Thực sự, ngay từ năm 2009, 2/3 dân chúng Hoa Kỳ đã đồng ý nên có một chính sách giảng hòa với Cuba. Tại các khu vực dân Cuba di cư, tuy các người lớn tuổi chống đối chuyện này, giới trẻ người Mỹ gốc Cuba đã tỏ ra hoàn toàn ủng hộ một chính sách bình thường hóa quan hệ với Cuba
.
.
Cuba dưới thời cố Tổng thống Hugo Chávez tuy được mua mỗi ngày 100.000 thùng dầu của đồng minh Venezuela với giá rẻ, còn được thêm một khoản viện trợ từ 5 đến15 Tỷ USD mỗi năm; nhưng nước Venezuela nay kinh tế đang xuống dốc, không có hy vọng các trợ giúp này sẽ được giữ lâu dài. Nếu không còn trợ cấp từ Venezuela, Cuba sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái, như nó đã từng gặp phải sau khi viện trợ từ Nga suy giảm hồi đầu những năm 1990. Vì vậy Cuba đang cần Mỹ hơn bao giờ hết.
Hôm 17-12-2014, TT Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng lúc công bố nối lại bang giao giữa hai nước sau khi gián đoạn trên 53 năm kể từ năm 1961 sau vụ xung đột "Vịnh Con Heo". nên Cuba ngã hẵn về phía Liên-Xô.
Thu xếp cho sự nối lại bang giao nầy là do Đức Giáo Hoàng Francis gốc dân Argentina thuộc vùng Châu Mỹ Latin vàsự hỗ trợ của Chính phủ Canada. Hai quốc gia đã họp liên tiếp 18 tháng tại Canada trước khi đưa đến một đồng thuận nối lại bang giao mà TT Barack Obama cho là quyết định lịch sử của Thế kỷ 21 nầy.
![]() |
TT Venezuela đến thăm khu tưởng niệm những người dân Panama chết vì chống Mỹ độ bộ năm 1989. |
Mặc dầu đã mở lại bang giao từ tháng 12-2014 nhưng đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa gỡ bỏ Cuba ra khỏi danh sách những quốc gia hỗ trợ cho khủng bố quốc tế. Cựu Chủ Tịch của Cuba là Fidel Castro đã có những lời lẻ cay đắng nói là không tin Hoa Kỳ sau khi TT Barack Obama cho mở lại bang giao và đang chuẩn bị mở lại Tòa Đại Sứ giữa hai nước. Cuba đang mong đợi Hoa Kỳ sau Hội nghị Thượng Đĩnh Châu Mỹ Latin lần nầy sẽ công bố hoàn toàn hủy bỏ cấm vận và đưa Cuba ra khỏi danh sách những nước tài trợ cho khủng bố.
TT Obama cũng đã gặp một số các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền thuộc Châu Mỹ Latin, trong đó có hai nhà tranh đấy nhân quyền đào tỵ từ Cuba đã lên tiếng cho hay rằng Chính phủ Cuba hoàn toàn không có thiện chí vì họ không muốn nhượng bộ giữ nguyên các áp lực trừng phạt.
Hầu hết lãnh đạo các quốc gia Châu Mỹ Latin đều niềm nở đối với TT Hoa Kỳ Barack Obama; riêng chỉ có Tổng Thống Nicolas Maduro của Venezuela thì vẫn hung hăng chống Mỹ và đang chủ trương kêu gọi hằng chục triệu người dân Venezuela và các nước Châu Mỹ Latin ký tên vào một kiến nghị cấm vận ngược lại Hoa Kỳ.
Trước khi vào Hội Nghị Thượng Đĩnh tại Panama City, TT Nicolas Maduro của Venezuela đã đến thăm một khu tượng đài tưởng nhớ những người dân và quân đội Panama đã bị chết khi chống cự lại quân đội Hoa Kỳ vào Panama hồi năm 1989. TT Nicolas Maduro đã gặp một số người biểu tình chào đón ông tại đó và ông lại hô hào chống Mỹ.
Tại diễn đàn Hội Nghị Thượng đĩnh Panama khai mạc hôm Thứ Sáu 10-4-2014, TT Nicolas Maduro của Venezuela sau khi nghe TT Obama nói Hoa Kỳ không muốn "áp đặt ý muốn của mình lên các quốc gia Châu Mỹ Latin nữa", thì đã chỉ trích và nói ngược rằng phải đảo ngược sự cấm vận của các nước Châu Mỹ Latn cấm vận lại Hoa Kỳ.
Nhìn chung hiện nay Trung Cộng và Nga đang nổ lực ve vãn các quốc gia vùng Nam, Bắc Mỹ và toàn Châu Mỹ Latin; nhưng ảnh hưởng của Hoa Kỳ vẫn bao trùm trên toàn khu vực nầy.
HẠNH DƯƠNG, dịch và tổng hợp.