Home » Front Page
MÁY BAY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ĐÃ TỪ MIẾN ĐIỆN BAY ĐẾN TRUNG QUỐC THỨ HAI 30-3-2015
Monday, March 30, 2015
![]() | ||
Máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 đang đáp xuống phi trường Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 30-3-2015 sau khi bay 20 giờ từ Miến Điện đến mà không cần nhiên liệu gì cả.
VietPress
USA (30-3-2015): Chiếc phi cơ bay vòng quanh Thế giới bằng năng lượng mặt trời của Thụy Sĩ mang têm Solar
Impulse 2 hôm nay Thứ Hai
30-3-2015 đã bay từ Miến Điện (Myanmar) đến Trung Quốc và hạ cánh an
toàn xuống phi trường Trùng Khánh sau 20 giờ bay mà không cần bất cứ nhiên liệu
nào. Chiếc máy bay Solar Impulse 2 (Si2) do
nhà khoa học kiêm Phi công Bertrand Piccard gốc Thụy Sĩ lái.
Đây là một thành tựu của
phát minh dùng năng lượng Mặt Trời thay cho nhiên liệu hóa thạch xăng máy
bay và điều nầy sẽ thay đổi bộ mặt ngành Hàng Không thế giới
trong thời gian tới.
Vài chục năm
trước đây, các máy bay thám thính được dùng trong chiến tranh Việt
Nam là Máy Bay Bà Già L19 có 1 hay 2 phi công điều
khiển để chụp không ảnh, hướng dẫn tọa độ cho pháo binh. Ngày
nay các loại máy bay không người lái Drones đã làm mọi thứ về
do thám và tấn công rất chính xác từ độ cao hơn 10,000m.
Máy bay Solar
Impulse 2 có sải cánh từ đầu cánh trái qua đầu cánh phải
là 72.3 mét (trong khi sải cánh của một chiếc phản lực dân sự Boing 747 chỉ
68.5m mà thôi); thân máy bay từ đầu đến đuôi dài 22.4m; tổng
trọng lượng 2,300 kgs; tốc độ bay trung bình 70 cây số mỗi giờ
(kph); độ bay cao nhất 8,500m (8 cây số rưởi); toàn máy bay được sử
dụng chất liệu nhẹ là sợi Carbon chiếm 80%.
Máy bay tiếp nhận năng
lượng từ ánh sáng Mặt Trời nhờ các Solar Cells. Độ dày của mỗi Solar Cell
chỉ 35 Microns tức cỡ bàng đường kính cắt ngang của một sợi tóc. Có tất cả
17,000 Solar Cells trải ra tên khắp cánh máy bay và trên lưng của thân máy bay.
Máy bay Solar Impulse 2 có
4 động cơ loại 17.5 CV mội động cơ chạy bằng điện. Mỗi động
có có 4 bình điện có khả năng nạp điện 260Wh/kg (1 Watt Hour per
Kilogram = 3600 m2/s2). Máy bay Solar Impulse 2 có phòng lái rộng 3.8 m3 và chỉ
có ghế cho một phi công duy nhất ngồi má thôi. Phòng lái không có máy điều
hòa nhiệt độ làm lạnh hay làm nóng và cũng không có quạt máy. Thời gian
ban ngày có ánh sáng mặt trời, cácPin Mặt Trời sẽ nạp vào các
bình điện Lithium 633 kg mỗi bình (2077 Lbs) có khả năng giúp máy
bay an toàn bay qua đêm mà không sợ thiếu điện vì tất mặt trồi. Hơn nữa
khi bay thì các động cơ giúp nạp thêm điện vào 4 bình điện
Lithium.
Sau khi thử nghiệm thành
công loại Máy Bay Năng Lượng Mặt Trời gọi là Solar Impulse nầy; các nhà phát
minh và khoa học tin tưởng sẽ có các loại máy bay dân sự chở khách trong
tương lai hoàn toàn dùng năng lượng mặt trời nên hạ thành giá vé xuống ít
nhất 50%.
Chiếc máy
bay Solar Impulse mất 12 năm để chế tạo và là đứa con tinh thần của hai nhà
khoa học kiêm Phi
công Thụy Sĩ gồm Bertrand Piccard và Andre Borschberg.
Hai nhà khoa học nầy
bắt đầu nghiên cứu dự án từ năm 2003 sau khi họ cùng hợp tác nghiên
cứu đề tài nầy với Trường Ecole
Polytechnique Fédérale de Lausanne. Đến năm 2009, họ thành lập một toán chuyên viên các
ngành gồm 50 kỹ sư và các chuyên gia công nghệ kỹ thuật cao thuộc 6 quốc
gia khác nhau. Họ cũng nhận được sự hỗ trợ của 80 phần hùn về công nghệ kỹ
thuật và 100 cố vấn.
Sau khi thấy dự án
khả thi, có nhiều công ty quốc tế về tài chánh và công ty đa quốc giả tham
gia đầu tư, gồm: Semper
Gestion, Omega
SA, Solvay, Schindler and ABB. Bayer
MaterialScience, Altran, Swisscom, Swiss
Re (Corporate
Solutions), Clarins, Toyota, BKW
FMB Energie and Symphony
Technology Group. The EPFL, the European
Space Agency (ESA), Dassault.
và SunPower đã cung cấp các
Photovoltaic cells cho máy bay Solar Impulse nầy. Vào tháng 10-2013, ông Peter Diamandis là nhà sáng lập X Prize
Foundation đã chính thức hỗ trợ cho chương trình máy bay Solar Impulse sau
khi tham gia chương trình Zeitgeist Event do Google tổ chức năm 2013. Và
sau hết, chính phủ Thụy Sĩ đãng cấp 6 triệu đồng EUROs cho chương
trình nầy.
Bertrand
Piccard và Andre Borschberg tuyên bố rằng họ không làm việc
này để cách mạng hóa ngành hàng không, nhưng thay vào đó để chứng tỏ rằng những
nguồn năng lượng thay thế thực sự và công nghệ mới có thể đạt được điều một số
người coi là không thể. Họ nhấn mạnh "Solar
Impulse muốn huy động sự nhiệt tình của công chúng ủng hộ những công nghệ mà sẽ
giúp giảm sự lệ thuộc vào những nguồn nhiên liệu hóa thạch, và gợi lên tình cảm
tích cực về năng lượng tái tạo,'' một phát biểu trên website chính thức của sứ
mạng này cho biết. Website lập bản đồ những địa điểm của máy bay và phát sóng
âm thanh từ buồng lái trong thời gian thực.
Chiếc máy bay đầu
tiên đăng ký với ngành Hàng Không Thụy sĩ dưới số Code HB-SIA lấy tên chiếc máy bay Solar Impulse 1, có 1 chỗ
ngồi được cung c6áp năng lượng theo các Pin Mặt Trời Photovoltaic Cells có
khả năng cất cánh bằng năng lượng Phim mặt trời tự có (trong khi các loại xe
Hibrid Cars phải khởi động máy bắt đầu chạy bằng xăng trưóc rồi
sau đó mới chạy bằng năng lượng mặt trời). Máy bay có khả năng bay 36 giờ
liên tục. Chiếc Solar Impulse 1 đã bay thử vào tháng 12 năm 2009.
Vào tháng 7-2010, chiếc Solar Impuse 1 đã bay hoàn chỉnh 26 giờ bao gồm 9
giờ bay trong đêm.
Năm 2012, hai nhà khoa
học Piccard and Borschberg đã công bố thành công khi cho máy bay Solar
Impulse 1 bay từ Thụy Sĩ qua Tây Ban Nha và rồi bay đến Ma-Rốc (Morocco)
và tiếp theo là bay nhiều nơi tại Hoa Kỳ trong năm 2013.
Đến đầu năm 2014,
hai nhà khoa học Piccard và Borschberg đã cho thực hiện chiếc Solar Impulse 2 lớn hơn và cải tiến công nghệ kỹ
thuật cao hơn được đăng ký với chính phủ Thụy Sĩ dưới số Code HB-SIB.
Chiếc Solar Impulse 2
hoàn thành và bắt đầu chuyến bay vòng quanh Thế giới kể từ tháng 3-2015 khởi
sự cất cánh từ Abu Dhabi thuộc Liên Hiệp Các Quốc Gia Ả
Rập Emitates (United Arab Emirates) ở Trung Đông.
Tuyến
đường bay bao gồm các điểm dừng ở Oman, Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc. Sau khi
vượt qua Thái Bình Dương qua quần đảo Hawaii, chiếc máy bay cũng sẽ dừng tại ba
nơi ở Mỹ, ở thành phố Phoenix của bang Arizona và thành phố New York, và có thể
là một nơi khác tùy thuộc vào tình hình thời tiết.
Chặng
cuối cùng sau khi băng qua Đại Tây Dương bao gồm một điểm dừng ở miền nam châu
Âu hoặc Bắc Phi trước khi quay trở lại ở Abu Dhabi vào cuối tháng 7 hoặc đầu
tháng 8-2015.
Chuyến bay của chiếc Solar
Impulse 2 quy tụ một đội ngũ chuyên viên điều hành và theo dõi
gồm 140 kỹ sư các ngành, hành trình gồm khoảng 600 giờ bay, bay qua lối
32,000km trong thời gian 5 tháng.
http://info.solarimpulse.com/en/our-adventure/solar-impulse-2//#.VRr-lPnF8gU
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.
Dưới đây là các hình liên quan đến Máy Bay Năng Lượng Mặt Trời Solar Impulse 2:
|
![]() |
Cách lắp rắp bình điện ở một ổ máy và cánh quạt. Có 4 máy và 4 cánh quạt. Đường kính quạt quay là 4m. |
![]() |
So sánh sải cánh chiều ngang của máy bay Solar Impulse 2 là 72.0m (trên) trong khi máybay phản lực dân sự Boeing 747-81 có sải cánh chỉ 68.5m mà thôi (dưới). |
![]() |
Thiết kế phòng lái với chỗ ngồi của 1 phi công. |
![]() |
Solar Impulse 1 bay từ Thụy sĩ qua Tây Ban Nha |
![]() |
Máy bay Solar Impulse 2 đang chuẩn bị hạ cánh |
![]() |
Máy bay Solar Impuse 2 |
![]() |
Máy bay Solar Impulse 2 đang đáp |