Home » Khoa học Công nghệ
KHOẢNG CÁCH TỪ TẦU VŨ TRỤ VOYAGER NHÌN VỀ MÁI NHÀ TRÁI ĐẤT
Monday, February 16, 2015
Ngày 5 tháng 9 năm 1977 , Phi thuyền Voyager 1 của NASA cất cánh từ Cape Canaveral , Florida trên thân một tên Lửa đẩy Titan-Centaur . 35 năm năm sau đó , tầu thăm dò này trở thành một nhà du hành giữa các vì sao , sau khi nó du hành xa trái đất hơn bất kỳ các vật thể nhân tạo nào trong lịch sử . Tính đến : 21 :00 Theo giờ UTC vào ngày 4 -9 năm 2012 , phi thuyền Voyager 1 đã cách trái đất 18.210.000.000 Km (11310000000 dặm) hay tương đương 121 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trời , dữ liệu truyền từ Voyager 1 với vận tốc ánh sáng phải mất 33 giờ và 44 phút mới đến được trái đất và ngược lại .
Hình ảnh trên được chụp vào thời điểm Khi Voyager 1 rất gần với trái đất . Hình ảnh đầu của trái đất và mặt trăng hình lưỡi liềm đã chụp vào ngày 18/9/1977 , khi Voyager ở khoảng cách 11.660.000 km (7.250.000 dặm) trực diện từ Núi Everest (phía tối của hành tinh ở 25 độ vĩ độ bắc) .
![]() |
Ảnh "Pale Blue Dot" ( Chấm xanh nhợt nhạt ) ,ảnh này được ghi lại vào ngày 14 tháng 2 năm 1990, khi con tàu đạt khoảng cách 6.4 tỉ Km (Ảnh NASA ) |
Tấm ảnh hình chữ nhật phía dưới thường được gọi với cái tên "Pale Blue Dot" ( Chấm xanh nhợt nhạt ) ,ảnh này được ghi lại vào ngày 14 tháng 2 năm 1990, khi con tầu đạt khoảng cách 6.4 tỉ Km (Tương đương 4 tỉ dặm)tính từ trái đất và 32 độ so với mặt phẳng hoàng đạo . khi đó trái đất là một điểm sáng chỉ với kích thước 1,2 pixel (điểm ảnh cơ bản) là kích cỡ khi nhìn từ khoảng cách đó . Ánh sáng mờ trong ảnh được tán xạ bởi ánh sáng của mặt trời vì trái đất rất gần với mặt trời ( từ góc độ của Voyager 1 ) hình ảnh là một trong số 60 bức ảnh đầu tiên trong hệ mặt trời của chúng ta .
Cả hai hình ảnh trên được tổng hợp từ các dữ liệu của hệ thống Imaging Science trên Tầu Voyager 1 , một phiên bản quét chậm chạp được sửa đổi của vidicons từng được sử dụng trong các phi thuyền Mariner và tương tự như các máy ảnh truyền hình có từ rất sớm . Camera có gốc nhìn rộng với một trường nhìn tương đương một ống kính 200 mm với khẩu độ f/3 , trong khi máy ảnh góc hẹp có trường nhìn khoảng 1500mm , ống kính f/8.5 .
Kể từ khi băng qua các mục tiêu chính của nó là sao mộc và sao thổ từ lâu , Tàu Voyager 1 đã du hành trong nhiều thập kỷ hướng về phía rìa của hệ mặt trời . Trong thực tế các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ các máy dò hạt , tia vũ trụ ,và từ kế (đồng hồ đo từ tính ) và tìm ra bằng chứng cho thấy họ đã vượt qua vùng giới hạn xung kích lọt vào vùng heliosheath ngoài tầm ảnh hưởng của gió mặt trời flasma và các năng lượng từ mặt trời của chúng ta . Tầu thăm dò hiện đang ở một khu vực được ví von ‘’vùng Ảm đạm’’ giống như những vùng biển nhiệt đới không có gió trên trái đất . Gió mặt trời đã lắng dịu , từ trường chồng chất lên do áp lực từ bên ngoài hệ mặt trời , và những hạt năng lượng cao có thể rò rỉ xuất hiện trong vùng không gian liên sao . Nhóm nghiên cứu khoa học của tầu Voyager 1 hy vọng bản thân con tầu sẽ tự vượt qua vùng không gian đó trong những năm tới .
‘’ Voyager cho chúng ta biết rằng giờ đây chúng ta đang ở trong một khu vực trì trệ trong lớp ngoài cùng của bong bóng xung quanh hệ mặt trời của chúng ta ‘’ Ed Stone (khoa học gia của dự án Voyager tại viện công nghệ California , tại một cuộc hợp báo tháng 12/2011 ) nói : ‘’ Voyager cho thấy rằng những gì bên ngoài được đẩy lùi lại . Chúng ta không nên chờ đợi lâu nữa để khám phá ra cái gì là khoảng không giữa các ngôi sao thực sự giống thứ gì .’’
Để biết thêm thông tin về tầu vũ trụ Voyager , hãy truy cập vào Website của Voyager