Phó Thủ Tướng Nga Dmitry Ragozin nói rằng chi tiết về công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nga "không thể tiết lộ cho bất cứ ai biết" và rằng "công nghệ kỹ thuật của Nga hiện nay cho thấy không phải chỉ trong hiện tại, mà ngay cả những chương trình tên lửa phòng thủ của Mỹ trong dự kiến đều không thể ngăn chận hay nghi ngờ gì về tiềm năng chiến lược tên lửa của Nga". Phó Thủ Tướng Nga đưa ý kiến nầy khi đề cập đến kế hoạch của Hoa Kỳ cho xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Ba Lan và tại Cộng Hòa Czech mà năm 2009 Nga đã phản đối kịch liệt cho rằng đó là mối đe dọa an ninh lãnh thổ của Nga.
Dươi thời Vladimir Putin làm Thủ Tướng rồi Tổng Thống từ khi nắm quyền lực vào năm 1999 đến nay thì nền kinh tế Nga có vẽ như phát triển. Trong vòng 9 năm cầm quyền của Putin thì kinh tế Nga phát triển 2.5 lần, đồng lương tăng gấp 3 lần, nạn thất nghiệp và nghèo đói giàm một nửa trong khi kinh tế tăng trưởng suốt 8 năm liên tiếp với GDP tăng 72%.
Nhưng kể từ khi Vladimir Putin áp dụng chính sách xâm lược để mở mang bờ cõi và tham vọng bá chủ, chiến Cremia và miền Đông Ukraine thì Nga gặp sự thảm bại coi như đã xóa hết 9 năm phát triển vừa qua. Nga chỉ làm giàu nhờ khai thác và xuất khẩu xăng dầu và khí đốt rồi dùng tiền lời đó để sản xuất vũ khí bán cho các nơi và tiêu dùng cho ngân sách quốc gia, quốc phòng. Từ giá dầu thô USD100.00 mỗi thùng Barrel trong năm 2013 đến nay đã bị Mỹ bán ra dưới USD50.00 mỗi Barrel nên ngành xăng dầu của Nga hoàn toàn kiệt quệ vì kỹ thuật sản xuất cũ kỹ, giá thành sản phẩn đã cao hơn USD50.00/Berrel thì không thể cạnh tranh với giá bán của Hoa Kỳ chỉ USD45.00/Barrel mà đã có lời 30%. Nga cầu mong OPEC sẽ bớt sản xuất để nâng giá xăng dầu lên; nhưng OPEC không làm được bởi nếu OPEC ngưng sản xuất thì Hoa Kỳ sẽ chiêm hết thị trường xăng dầu và các quốc gia sản xuất xăng dầu tại Trng Đông sẽ rơi vào khủng hoảng. Hơn thế nữa Ả Rập Saudi là đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ đang sản xuất hơn 1/5 tổng lượng xăng dầu trên thế giới và với giá mới USD45.00 đến USD50.00 cho mỗi Barrel dầu thô thì Ả Rập Saudi vẫn có mức lời khả quan để tồn tại. Nga bị kiệt quệ về chiến lược xăng dầu nên Nga chỉ còn mong chờ vào xuất khẩu vũ khí; nhưng đã bị Mỹ và phương Tây cấm vận xuất khẩu vũ khí và các ngân hàng quốc tế phong tỏa hết tài khoản của các tập đoàn sản xuất vũ khí của Nga!
Trong một bản nghiên cứu về tình trạng kinh tế của Nga liên quan đến nạn khủng hoảng xăng dầu, bản phúc trình nói rằng nếu mỗi thùng dầu thô mà Nga bị mất đi chỉ USD1.00 mà thôi thì ngân sách của Nga bị thiếu hụt tới USD2,3 Tỷ (http://www.economist.com/news/europe/21621877-wests-sanctions-are-hitting-contracting-economy-edge-recession). Nay thì chẳng những hụt USD1.00 trên mỗi Barrel mà hụt tới trên USD50.00 cho mỗi Barrel thì chắc đến đời chắt chiu của Vladimir Putin cũng không thể gượng lên được nữa cho nền kinh tế của Nga.
Với các tình cảnh trên đây, ông Steven Pifer cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và cựu cố vấn cho TT Bill Clinton về vấn đề Nga và Ukraine đã nhận định rằng "Tình trạng của Nga đã hoàn toàn tuột dốc không thắng được. Nga không thể có khả năng nào để cạnh tranh về kinh tế và không còn gì hấp dẫn ai đầu tư nữa. Nga chẳng có gì để xuất khẩu ngoại trừ vũ khí nhưng nay cũng bị cấm vận và không còn ngân khoản để sản xuất. Thế nên để giữ sĩ diện thì Nga chỉ còn một chuyện duy nhât là lấy việc hăm dọa vũ khí nguyên tử ra để làm cho các quốc gia dè chừng rằng Nga vẫn còn là một siêu cường!"
Thế nhưng giữa Nga và Hoa Kỳ là hai bên đồng ký tên vào một số Thỏa Ước giảm và hạn chế vũ khí nguyên tử và mỗi bên chỉ được tàng trữ 4,500 đầu đạn hạt nhân chiến lược mà thôi. Ngoài vấn đề nguyên tử, từ khi Nga chiếm bán đảo Cremia của Ukraine vào tháng 3-2014 đến nay, nhiều báo chí truyền thông nói đến "Chiến tranh Lạnh mới" vì Nga bị Hoa Kỳ và các nước Tây phương trừng phạt nặng nề, nhất là sau khi Nga đưa vũ khí và quân đội vào hỗ trợ cho phiến quân thân Nga chiếm vùng Miền Đông Ukraine rối công bố ly khai tại Donetsk và Luhansk. Trong tuần qua, Nga giúp tấn công đánh chiếm phi trường Donetsk, giết chết khoảng 750 binh sĩ của Kiev, bắn cháy lối 100 xe Tăng và quân xa của chính phủ Ukraine, làm 262 dân chết trong 9 ngày qua và nay quân ly khai công bố không còn tôn trọng hiệp ước ngưng bắn đã ký kết tại Minsk ở Belarus giữa quân ly khai, chính quyền Ukraine, đại diện Nga và Liên Âu vào ngày 05-9-2014. Nga không cò gì để mất nên Nga muốn đẩy mạnh hỗ trợ quân ly khai chiếm lên vùng Mariupol là khu vực thành phố cảng bên bờ biển Azov, nằm giữa Cremia và đất liền Nga, để lập cảng quân sự cho hải quân Nga ra Hắc Hải.
Nhà bình luận Sarah Lain là chuyên gia nghiên cứu về Nga của viện nghiên cứu Hoàng Gia Anh "Royal United Services Institute" tại London nhận định rằng "Lời tuyên bố của Phó Thủ Tướng Nga Dmitry Ragozin hay những lời đe dọa về nguyên tử của Nga gần đây không hẵn là nhắm về phía chống lại Hoa Kỳ hay là chống các nước Liên Hiệp Âu Châu hoặc NATO; mà chính là để ổn định sự bất ổ của tình hình của Nga; lừa bịp chính người dân Nga đang lo âu và mất tin tưởng đối với Vladimir Putin và nhà nước Nga. Làm cho dân có cảm tưởng rằng nước Nga hiện vẫn còn là một cường quốc chứ không phải là "Rác" như đánh giá của cơ quan định giá tín dụng S&P vừa rồi"!
Bà Sarah Lain nói rõ rằng: "Nhiều thông tin và tuyên bố từ chính quyền Nga trong một cách nào đó chỉ nhắm thẳng vào những thính giả trong nội địa mà thôi," Bà nói tiếp "đưa ra những vấn đề kinh tế, phô trương sức mạnh khi mà vấn đề điều hành quản lý trong nước quá yếu kém" (“A lot of the information and claims from the Russian government are in some ways more directed toward the domestic audience," she said, "given the economic issues, demonstrating strength when there is weakness in domestic management.").
Hạnh Dương.
Dịch và tổng hợp.
Theo International Business Times và các nguồn khác.