Nữ Vận động viên gốc Việt cụt 2 chân trong đoàn đại diện Paralympic Mỹ dự Olympic Mùa Đông tại Nam Hàn 2018

February 08, 2018 |
Cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở
thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật tại Olympic Mùa Đông ở Nam Hàn

VietPress USA (08/2/2018): Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. VietPress USA nhận được bài sau đây của ĐINH HƯƠNG / THEO THỜI ĐẠI dịch từ Dailymail nói về nữ Vận động viên khuyết tật Đỗ Thị Phương tức Have Shepherd trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn. 


Xin cám ơn tác giả và hân hạnh giới thiệu đến đọc giả khắp nơi về một nữ thiên tài thể thao Mỹ gốc Việt với nghịch cảnh cuộc đời rất đau thương nhưng cô đã vượt lên tất cả để trở thành niềm hãnh diện của Hoa Kỳ và cộng đồng Mỹ gốc Việt hiện nay.

VietPress USA News.
www.vietpressusa.us

oOo


Bố mẹ ôm bom tự sát khiến con tật nguyền,
cô bé gốc Việt vượt nghịch cảnh
trở thành hy vọng Paralympic của Mỹ

Là đứa con ngoài giá thú của một mối quan hệ không được chấp nhận, bố mẹ cô bé đã quá đau khổ, cùng quẫn nên ôm luôn con nhỏ rồi nổ bom tự sát.

Haven Shepherd, tên tiếng Việt là Do Thi Phuong, sinh ra trong một gia đình bất hạnh tại Việt Nam. Haven là kết quả từ mối tình vụng trộm của bố mẹ em. Vì không thể tìm được sự giải thoát và vấp phải nhiều chỉ trích, ngăn cấm từ gia đình, bố mẹ ruột của Haven đã vô cùng đau khổ, tuyệt vọng và rồi họ quyết đình cùng nhau quyên sinh.


Cặp tình nhân quẫn trí lúc bấy giờ ôm đứa con gái chỉ mới được 1 tuổi và quấn chất nổ tự chế lên người, định bụng rằng cả nhà 3 người sẽ nhanh chóng được hạnh phúc cùng nhau nơi chín suối.


Thế nhưng, cuộc đời nghiệt ngã cũng không làm cho họ được toại nguyện. Kết quả là cô bé bất hạnh Haven tuy có thể giữ được mạng sống nhưng đã mất đi cả bố mẹ và đôi chân của mình. Chỉ mới có tí tuổi đầu, Haven đã phải mang vết thương kinh khủng, mồ côi bố mẹ, bị cắt cụt chân từ đầu gối trở xuống và trải qua những tháng ngày đau đớn vì những cơn đau hành hạ.


Ông bà của Haven vì thương nên đón cháu về nuôi nhưng họ quá nghèo, không có đủ khả năng chi trả để chăm lo cho đứa cháu tật nguyền cùng với hàng đống chi phí chữa bệnh. Ông bà đã nghĩ đến việc phải dứt ruột đưa Haven vào trại trẻ mồ côi, nương nhờ vào sự hảo tâm của xã hội.


Thật may mắn làm sao, vào năm 2005, khi Haven được 20 tháng tuổi, cặp vợ chồng nhà Shepherd ở Mỹ, thông qua tổ chức Touch A Life biết đến câu chuyện của cô bé bất hạnh liền thấy vô cùng cảm thương. Anh Rob và chị Shelly vượt hàng nghìn dặm từ bang Missouri đến Việt Nam để gặp gỡ Haven và họ quyết định nhận nuôi cô bé.


Chị Shelly cho biết: "Ông bà của Haven đã già yếu và họ cũng không đủ điều kiện chăm sóc cho con bé. Nhìn con rất đáng thương, vì thế chúng tôi biết mình cần phải làm điều gì đó. Thật sự khi vừa nhìn thấy Haven, chúng tôi đã yêu con bé mất rồi".

Kể từ năm đó, Haven trở thành một thành viên của gia đình Shepherd cùng với 6 anh chị em khác là con ruột của Shelly và Rob. Cô bé sống thật hạnh phúc và được sự động viên của gia đình, Haven đã vượt lên mọi định kiến, trở thành một vận động viên chuyên nghiệp với niềm đam mê thể thao bất tận.


Haven chia sẻ: "Ngay từ lúc bé, con đã luôn được mẹ kể cho nghe về đôi chân của mình bị mất như thế nào. Rằng bố mẹ ruột của con đã không chấp nhận được hoàn cảnh và tự sát với một quả bom, họ đều qua đời, con còn sống nhưng đôi chân thì bị cắt bỏ. Con luôn cảm thấy câu chuyện đó rất bình thường, dường như bất cứ đứa trẻ nào cũng như vậy. Cho đến lúc lớn dần lên, con mới phát hiện ra đó là câu chuyện của mỗi mình con".


"Đây quả là điều khó chấp nhận, nhưng con biết mình không thể lảng tránh quá khứ, vì thế bất cứ ai hỏi, con đều nói cho họ sự thật."


"Tôi đã từng rất sợ hãi khi phải kể cho con về sự thật khủng khiếp của cuộc đời nó. Nhưng đến năm Haven 5 tuổi, có một lần sau khi nghe lại câu chuyện, con bé nhún vai và nói: ‘Con thấy điều này thật ngu ngốc’, và từ đó về sau Haven dường như đã chấp nhận bản thân mình", chị Shelly bồi hồi kể lại.


Lớn lên với sự khác biệt trên cơ thể như vậy nhưng Haven vẫn luôn là một cô bé rất vui tươi, yêu đời và đặc biệt là vô cùng đam mê các môn thể thao vận động.
"Con nhớ có lần nhìn thấy các bạn chơi bóng rổ, nhìn lại chân mình con rất buồn, nghĩ rằng đó là thứ cả đời này mình sẽ không làm được. Rồi một người chị trong nhà nói con chưa thử làm sao biết được, đừng có chỉ ngồi đó rồi tự thấy thương hại bản thân mình. Lúc ấy con còn cảm giác như chị ta đang cố tình nói lời làm con bị tổn thương".


Thế nhưng lời nói của người chị phần nào thật sự đã làm cho Haven sực tỉnh. Khiếm khuyết chỉ là thứ khiến cho con người ta càng trở nên đặc biệt hơn và nó cũng có thể chính là nguồn sức mạnh giúp ta vượt qua mọi trở ngại.

"Cũng như bao bậc cha mẹ khác khi có đứa con không lành lặn, họ chỉ mong con mình có được cuộc sống như người bình thường và yên ả. Tôi cũng mong vậy với Haven nhưng con bé đã chứng minh điều ngược lại bằng cách sống thật rực rỡ, hết mình và sôi động hơn bao giờ hết", chị Shelly nói.


Từ thời trung học, Haven bắt đầu tham gia luyện tập rất nhiều môn thể thao khác nhau, từ chạy bộ, đá banh, lướt sóng, bơi lội… không có một giới hạn nào đối với cô bé bản lĩnh với ý chí kiên cường này. Đối với Haven, môn bơi lội được xem là môn sở trường và yêu thích nhất:

"Tháo đôi chân giả ra và nhảy xuống làn nước mát lạnh, con cảm thấy như mình được tự do vô cùng thoải mái trong thế giới riêng của mình".


Ngoài các hoạt động thể thao, Haven cũng mạnh dạn thử sức làm người mẫu sau khi nhận ra rằng có quá nhiều người cảm thấy không hạnh phúc về chính con người mình. "Con muốn cho họ hiểu được rằng, khác biệt không hề đáng sợ nếu như chúng ta có thể thấy những điều độc đáo về bản thân một cách tích cực. Nếu con làm được, họ cũng sẽ làm được".


Haven cũng thường xuyên đến thăm những người khuyết tật trong bệnh viện, cô nàng mong muốn câu chuyện về cuộc sống của mình sẽ truyền cảm hứng giúp họ chấp nhận khiếm khuyết của bản thân.


Bắt đầu từ năm 12 tuổi, tài năng vượt trội trong môn bơi lội của Haven đã giúp cô bé được vào đội tuyển bơi lội Paralympics Emerging Swim và hy vọng sẽ tham gia thi đấu chính thức vào năm 2020 - 2024. Haven là một trong những tay bơi cự phách được đặt niềm tin sẽ mang về vinh quang cho nước Mỹ một ngày không xa.

Tham dự đội tuyển Mỹ tại Paralympic Mùa Đông ở Rio De Janeiro, Brazyl 
Gia đình Shepherd thật sự không giấu được sự tự hào về cô con gái nhỏ và họ thầm biết ơn vì cơ duyên năm xưa đã giúp cho gia đình mình được gặp Haven. Chị Shelly cảm động nói: "Là Haven đã chọn chúng tôi và con bé đã sống để chứng minh rằng, không có chân là một điều chẳng to tát gì cả".

Hạnh phúc với tình thương yêu của cha mẹ nuôi
ĐINH HƯƠNG / THEO THỜI ĐẠI
(Nguồn: Dailymail)

oOo

VietPress USA
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

Reading News 4U: Little League removes softball team from World Series over social media post

August 05, 2017 |
The Atlee Junior League softball team show in a previous team photo. (Junior League World Series)

VietPress USA (Aug. 5th, 2017): Their middle fingers caused their lost of  the World Series championship game. Read news from Yahoo News at: https://sports.yahoo.com/little-league-removes-softball-team-world-series-social-media-post-212434926.html

VietPress USA
www.vietpressusa.us

oOo

Little League removes softball team from World Series over social media post



The Atlee Junior League softball team was removed from the World Series championship game on Saturday after posting an inappropriate photo on social media.
According to the Richmond-Times Dispatch, Little League officials were made aware of the photo, which shows several members of the team giving the middle finger to the camera, on Saturday morning. It was quickly decided to disqualify the team, which consists of girls ages 12-14, from further competition.
[Now’s the time to sign up for Fantasy Football! Join for free]
The photo in question was taken moments after Atlee defeated Kirkland American in the semifinals on Friday.
Here’s a look.



View photos


(Resposted by @Vin99272529 on Twitter)

Little League spokesman Kevin Fountain released the following statement to the Times-Dispatch explaining the committee’s decision:
“After discovering a recent inappropriate social media post involving members of Atlee Little League’s Junior League Softball tournament team, the Little League® International Tournament Committee has removed the Southeast Region from the 2017 Junior League Softball World Series for violation of Little League’s policies regarding unsportsmanlike conduct, inappropriate use of social media, and the high standard that Little League International holds for all its participants.”
As a result of the disqualification, Kirkland American was given Atlee’s spot in the championship game.
Atlee manager Scott Currie was clear in stating that the photo reflected poor sportsmanship, but wasn’t convinced the post was enough to “justify the disqualification.”
“Somebody got a hold of it. I guess they ran it through to Williamsport,” Currie said. “Williamsport decided to disqualify us.”
Coach Chris Mardigian added that the photo was in response to the treatment Atlee players received from members of the Kirkland American team during their visit. Kirkland serves as the host city for the tournament.
That may explain his team’s actions, but it doesn’t justify them. It’s a truly unfortunate way for a team’s memorable journey to end. But it’s also a good lesson on the importance of making good decisions and acting responsibly at all times.
Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

CONGRATULATIONS FROM VIETPRESS USA: USA TEAM DEFEAT JAPAN 5-2 AND WINS THE WOMEN'S WORLD CUP 2015

July 05, 2015 |
Đội tuyển Bóng Đá Nữ của Mỹ đã hạ Đội Nhật Bản 5-2, đoạt Cup Vô Địch Bóng Đá Nữ Thế Giới 2015

News from ABC NEWS:

U.S. Women Defeat Japan to Win World Cup

PHOTO: From left, United States Megan Rapinoe, Lauren Holiday, and Carli Lloyd celebrate after Lloyd scored her second goal of the match against Japan in the Womens World Cup soccer championship in Vancouver, British Columbia, Sunday, July 5, 2015.
Carli Lloyd scored twice in the first five minutes on the way to the fastest hat trick in World Cup history and the the U.S. made the margin stand up, defeating Japan 5-2 to win the 2015 Women's World Cup.
With the victory, the American women avenged their 2011 World Cup finals loss to Japan, a game they lost on penalty kicks.
The U.S. struck first, in just the third minute of the game, when Lloyd drilled a shot out of a crowd in front of the net that found the net to Japanese goalkeeper Ayumi Kaihori's right.
The goal, coming off a corner kick by Megan Rapinoe, was the fastest goal in a finals game in Women's World Cup history, amd had Japan trailing for the first time in the tournament.
Lloyd scored again less than two minutes later to put the U.S. up 2-0, flipping a shot through a defender's legs that trickled into the goal off a free kick.
PHOTO: Japans goalkeeper, Ayumi Kaihori, center, watches the ball after United States Carli Lloyd scored a goal during the first half of the FIFA Womens World Cup soccer championship in Vancouver, British Columbia, Canada, Sunday, July 5, 2015.
Elaine Thompson/AP Photo
PHOTO: Japan's goalkeeper, Ayumi Kaihori, center, watches the ball after United States' Carli Lloyd scored a goal during the first half of the FIFA Women's World Cup soccer championship in Vancouver, British Columbia, Canada, Sunday, July 5, 2015.
The U.S. stretched the lead to 3-0 when a charging Lauren Holiday pounded in a shot from the edge of the box in the 14th minute, after a header from Japan defender Azusa Iwashimizu went straight up in the air.
Lloyd made it 4-0 less than two minutes later when her blast from midfield got over the goal keeper's outstretched hand.
With the goal, Lloyd became the first woman to score a hat trick in the World Cup final, and just the third U.S. woman to score a hat trick in any World Cup match. Michelle Akers and Carin Jennings Gabarra both accomplished the feat in the 1991 tournament.
Japan finally got on the board in the 27th minute, when Yuki Ogimi turned right in front of the net and chipped a shot over the outstretched hand of U.S. goalkeeper Hope Solo.
It was first goal scored against the U.S. since the opening match of the tournament against Australia.
Japan cut the margin to 4-2 on an own goal off Julie Johnston's head, but Tobin Heath put the U.S. up 5-2 in the 54th minute, scoring out of a crowd in front of the net.
Xem chi tiết…

BÓNG ĐÁ NỮ WORLD CUP 2015: MỸ VÀ NHẬT VÀO CHUNG KẾT, AI SẼ LÊN NGÔI VỊ VÔ ĐỊCH?

July 03, 2015 |


Tiền đạo Alex Morgan mang số 13 là mũi nhọn thường gây khó khăn cho hàng phòng ngự đối phương.


VietPress USA (03-7-2015): Thể theo đề nghị của đọc giả khắp nơi, chúng tôi chọn bài phân tích hay nhất về trận World Cup Bóng Đá Nữ 2015 do VOA tường trình sau đây. Xin cám ơn ban Biên tập VOA về tin nầy.

VietPress USA.
www.vietpressusa.com


Chung kết World Cup Bóng đá Nữ -- Nhật sẽ bảo vệ chức vô địch?

 Sau 50 trận đấu trên các sân cỏ của Canada, World Cup Bóng đá Nữ đã xác định được hai đội tranh chung kết: Mỹ sẽ đấu với đương kim vô địch Nhật Bản để tranh danh hiệu World Cup 2015 vào Chủ nhật này. Đức đấu với Anh để tranh vị trí thứ ba vào chiều thứ Bảy.
Ngay khi đội tuyển Mỹ đánh bại hạt giống số một là Đức ở bán kết để giành quyền vào chung kết, vé xem trận đấu đã bắt đầu lên “cơn sốt,” và số khán giả truyền hình theo dự đoán cũng sẽ tăng lên những mức kỷ lục. Có nhiều nguyên do khiến cho trận chung kết World Cup bóng đá nữ có sức thu hút mạnh như vậy.
Hai đấu thủ hạng nặng phân ngôi cao thấp
Trận chung kết chiều Chủ nhật này đánh dấu giải đấu quan trọng lần thứ ba liên tiếp Nhật Bản tranh chung kết với Mỹ. Ở trận chung kết của World Cup 2011, đội Nhật Bản đã rơi vào thế lội nguợc dòng đến hai lần, nhưng rồi các nữ tuyển thủ Nadeshiko cuối cùng đã đánh bại đội Mỹ ở loạt penalty luân lưu. Một năm sau đó, hai đội lại tỉ thí trong trận chung kết Olympic 2012 ở London, và các nữ tuyển thủ Mỹ đã đoạt huy chương vàng với tỉ số 2-1, cả hai bàn thắng đều do Carli Lloyd ghi.
Có một tranh luận ở cả hai trận chung kết vừa qua đó là đội hay hơn lại thua trận. Ở trận đấu năm 2011, đội Mỹ đá “trên chân” Nhật Bản trong suốt trận đấu, nhưng vài lỗi khâu phòng ngự đã khiến các tuyển thủ Mỹ cuối cùng thất trận. Còn ở Olympic London, thì tình thế đảo nguợc, đội tuyển Nhật Bản thi đấu hay, và đẹp hơn đội tuyển Mỹ, nhưng tỉ số chung cuộc lại đứng về phía Mỹ. Nhiều người hâm mộ đang lo lắng cho đội họ ủng hộ vào Chủ nhật này, và cũng có người nói rằng không biết nên cổ vũ cho đội của họ đấu hay hơn hay kém hơn đối phương trong trận chung kết Chủ nhật này.
Nhật Bản cố nâng thành tích lên cao nhất, Mỹ cố lập thành tích mới
Nhật Bản đang nỗ lực đạt đến thành tích của đội tuyển Đức – đội duy nhất trên thế giới hai lần liên tiếp đoạt World Cup vào năm 2003 và 2007. Các nữ tuyển thủ Nadeshiko cũng cố ghi tên hai lần vô địch World Cup giống như Đức và Mỹ -- hai đội duy nhất đoạt danh hiệu này hai lần.
Đội tuyển Mỹ nỗ lực giành chức vô địch thế giới lần thứ ba. Đội Mỹ đã chờ khá lâu mới tiến được đến cơ hội có thể lập được thành tích mà chưa đội tuyển nào trên thế giới lập được này. Các nữ tuyển thủ Mỹ lần gần đây nhất đoạt World Cup là vào năm 1999 sau trận thắng đội tuyển Trung Quốc bằng loạt đá penalty luân lưu sau giờ đấu chính và phụ không có bàn nào được ghi vào lưới của cả hai bên.
Bên nào sẽ xuyên thủ được hàng phòng thủ đối phương?
Trận chung kết này được dự đoán là sự trình diễn của hai hàng phòng ngự được đánh giá là hữu hiệu nhất World Cup này.
Đội Mỹ đến nay chỉ để lọt luới một bàn trong trận mở màn vòng bảng với Australia. Hai hậu vệ giữa Becky Sauerbrunn và Lulie Johnston là hai lá chắn đáng tin cậy của đội, cùng với lá chắn cuối cùng là thủ môn nổi tiếng Hope Solo.
Phía Nhật Bản, hai hậu vệ giữa Azusa Iwashimizu và Saki Kumagai thi đấu rất vững vàng trong tuyến phòng ngự. Các tuyển thủ Nhật dùng chiến thuật giữ bóng bằng cách chuyền bóng cho nhau làm nản lòng các tiền đạo đối phuơng. Đội tuyển Nhật Bản đã để lọt lưới 3 bàn trong giải này, trong đó có một bàn thua vì lỗi vụng về của thủ môn Ayumi Kaihori.
Trung vệ Aya Miyama của đội Nhật thường kiến thiết những pha công thành nguy hiểm. Về phía Mỹ có hậu vệ Ali Krieger và tiền vệ Morgan Brian làm nhiệm vụ đó.
Trong trận bán kết, đội tuyển Anh đã thành công trong việc buộc trung vệ Miyama phải lui xuống đá phòng ngự. Nếu Krieger và Brian có thể phối hợp tốt với nhau để đẩy Miyama lui xuống phòng ngự thì đội Mỹ sẽ có nhiều cơ hội uy hiếp khung thành đối phương hơn.
Lợi thế ‘sân nhà’
Mặc dù World Cup do Canada đăng cai, đội Mỹ đấu ở sân nào cũng có đầy ắp khán giả nhà đến cổ vũ. Ở trận đấu với Nigeria trong vòng bảng trên sân BC Place ở Vancouver, sân sẽ diễn ra trận chung kết, đội Mỹ đã có được đám đông 52.000 khán giả đến cổ vũ. 60.000 chỗ ngồi trên sân vận động BC Place theo trông đợi sẽ được cổ động viên của đội tuyển Mỹ chiếm gần hết.
Số khán giả cổ vũ cho Nhật Bản chắc sẽ chìm khuất trong cầu trường của trận chung kết. Nhưng người Đức còn nhớ rất rõ là đội tuyển của huấn luyện viên Norio Sasaki vào năm 2011 đã đánh bại đội chủ nhà Đức trong trận tứ kết, và rồi đã tiến tiếp đến chức vô địch năm đó.
Huấn luyện viên
Huấn luyện viên Norio Sasaki biết rất rõ về đội tuyển Mỹ, bởi vì ông đã dẫn dắt các nữ tuyển thủ của nước ông ở cả ba trận chung kết đỉnh cao này – hai trận đã giải quyết xong, và trận thứ ba đang được giới hâm mộ mong chờ vào Chủ nhật này.
Huấn luyện viên Jill Ellis của đội tuyển Mỹ đã gắn bó với các chương trình bóng đá nữ của Mỹ suốt từ năm 2000. Nữ huấn luyện viên gốc Anh này biết rõ về các cầu thủ của bà từ lúc họ còn là các cầu thủ thiếu nữ. Bà Ellis đã làm trợ lý cho cho huấn luyện viên trưởng Pia Sundhage tại World Cup 2011 và Olympic 2012. Bà vẫn giữ vai trò đó khi ông Tom Sermanni được cử làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Mỹ. Ông Sermanni đã dẫn dắt không thành công đội tuyển Mỹ tại một giải đấu quan trọng ở Bồ Ðào Nha hồi năm 2014 và đã phải chia tay với đội. Bà Ellis từ đó đã chính thức dẫn dắt đội tuyển nữ Mỹ. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ chiến thuật của bà tại vòng bảng và vòng 16, nhưng đã cảm thấy vững tin sau trận tứ kết thắng Trung Quốc, rồi bán kết thắng Đức.
Vai trò của các tuyển thủ kỳ cựu
Trung vệ kỳ cựu của Nhật Bản Homare Sawa và tiền đạo của Mỹ là Abby Wambach từng dẫn dắt các đợt tấn công của hai đội tuyển hàng đầu thế giới này trong các giải đấu trong suốt nhiều năm qua. Nay cả hai đều đã bị giới hạn thời gian thi đấu trên sân, nhưng ảnh hưởng của cả hai trong vai trò dẫn dắt các đuờng tấn công vẫn không suy suyển. Cả hai đều muốn nâng cao chiếc World Cup năm 2015 này, song Sawa đã làm được điều đó ở World Cup trước, còn Wambach vẫn đang đi tìm danh hiệu chưa có được trong sự nghiệp.
Dựa theo đội hình của hai đội ở các trận bán kết vừa qua, 13 cầu thủ của hai đội từng gặp nhau ở trận chung kết năm 2011 có thể gặp lại nhau trên sân BC Place chiều Chủ nhật.
Phó Tổng thống dẫn phái đoàn Mỹ đi cổ vũ cho đội tuyển Mỹ
Hôm thứ Năm Tòa Bạch Ốc đã cử một phái đoàn sang Vancouver để cổ vũ cho đội tuyển Mỹ tranh chung kết.
Bà Jill Biden, phu nhân Phó Tổng thống Joe Biden, cùng với ông Biden dẫn đầu phái đoàn.
“Đội tuyển nữ Mỹ là một niềm tự hào và là một tinh thần đoàn kết,” ông bà Biden nói trong một thông cáo. “Chúng tôi đang nôn nóng mong đợi các tuyển thủ nữ của chúng tôi đại diện cho Hoa Kỳ trên sân cỏ thế giới. Hãy cổ vũ cho đội tuyển Mỹ để các tuyển thủ của chúng ta giành World Cup về.”
Trong phái đoàn Tòa Bạch Ốc còn có ông Bruce Heyman, Đại sứ Mỹ tại Canada; ông Evan Ryan, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặt trách các chương trình trao đổi văn hoá quốc tế; ông Cobi Jones, cựu nam tuyển thủ Mỹ từng 3 lần tranh World Cup; và Mia Hamm, một cựu tuyển thủ nữ của đội Mỹ.
Cựu cầu thủ Hamm từng hai lần đoạt World Cup trong màu áo của đội tuyển quốc gia Mỹ, và hai huy chương vàng Olympic. Bà Hamm giải nghệ vào năm 2004.



Xem chi tiết…

Cười Hở 10 Cái Răng: - HIỂU LẦM !

July 02, 2015 |
Nữ cầu thủ Anh thua trận Nhật nên đang khóc nức nở.

Mấy hôm nay mở Phết-Búc ra thấy các cô nhắn tin:
- Anh iu.. chị em phụ nữ tụi em rất thích Trái Banh Da của Anh..!
Lòng mừng phơi phới, mình Chat trên Phết-búc hỏi thằng bạn:
- Có cô nào nói thích Trái Banh Da của mầy không?
- Không.. vợ tao ghen lắm!
Sáng nay đọc tin tức mới biết: "Chị em phụ nữ rất thích Trái Banh Da của Anh nhưng đội Anh đã bị đội Nhật đánh bại!"
Chùi ui! Hiểu lầm đáng tiếc!


Hạnh Dương.
www.vietpressusa.com
Xem chi tiết…

ĐÁ BÓNG QUỐC TẾ NỮ GIẢI WOMEN'S WORLD CUP 2015: MỸ THẮNG ĐỨC 2-0 SẼ VÀO CHUNG KẾT

July 01, 2015 |

Kelly O’Hara của tuyển nữ Mỹ ghi bàn thắng thứ hai trong trận bán kết giải World Cup Nữ giữa
Hoa Kỳ và Ðức diễn ra trên sân Montreal, Canada ngày 30 tháng 6, 2015. (Hình: Getty Images)

VietPress USA (01-7-2015 - Tin Tổng Hợp từ Sơn Đặng): Trận bán kết giải vô địch bóng tròn nữ thế giới 2015 (2015 Women’s World Cup) giữa Hoa Kỳ và Ðức là trận đấu quan trọng nhất của giải World Cup Nữ, nếu nói không quá đây là trận chung kết sớm giữa hai đội tuyển đứng nhất nhì trên bảng xếp hạng FIFA.

Như đã đề cập trên trang thể thao nhật báo Người Việt ngày Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015, đội tuyển nữ Hoa Kỳ hay Ðức hoặc cả hai từng ra sân thi đấu trong 10 trận hay nhất quan trọng nhất của giải World Cup Nữ. Và trong lần cả hai đội này gặp nhau tại bán kết 2003, Ðức đã đá bại Hoa Kỳ 3-0.Và trong một trận đấu tuyệt vời, đội tuyển nữ Hoa Kỳ khiến cho các cô gái Ðức phải ôm hận dừng bước ngậm ngùi nhìn Hoa Kỳ vào chung kết với tỷ số 2-0.
Trong lịch sử World Cup Nữ, nếu hai đội tuyển Hoa Kỳ và Ðức gặp nhau, đội thắng sẽ đoạt giải vô địch. Ở hai kỳ World Cup 1991 và 1999, Hoa Kỳ đã thắng Ðức và đều lên ngôi vô địch. Và trong năm 2003, Ðức hạ Hoa Kỳ và có được chiếc cúp World Cup đầu tiên. Tuy nhiên, cả hai đội tuyển này chưa gặp nhau tại giải World Cup trong vòng 12 năm sau đó.
Theo đánh giá của giới cá cược, Ðức có 57% trong khi tuyển nữ Hoa Kỳ chỉ 43% có cơ hội đăng quang danh hiệu vô địch bóng tròn thế giới nữ lần thứ ba. Tất cả tính toán này đều dựa theo kết quả của hai đội từ vòng bảng đến tứ kết.
Dựa theo kết quả này, Ðức được xem mạnh hơn khi lần lượt thắng Thụy Ðiển 4-1 ở vòng 16 và Pháp trận tứ kết. Ðây là hai trong số những đội mạnh nhất tại World Cup lần này.
Trong khi đó tuyển nữ Mỹ con đường đi đến bán kết dễ dàng hơn khi thắng Colombia vòng 16 và Trung Quốc tứ kết.

Tiền vệ Carli Lloyd (phải) vui mừng cùng đồng đội sau khi ghi bàn thắng phạt đền
vào lưới Ðức trong trận đấu bán kết World Cup Nữ Canada trên sân Olympic Stadium,
Montreal ngày 30 tháng 6, 2015. (Hình: Getty Images)
Ðặc biệt trước trận thắng Trung Quốc, có nhiều chỉ trích đội tuyển Hoa Kỳ thiếu khả năng ghi bàn trên hàng tấn công, nhất là tuyến giữa thiếu những đường chuyền sắc nét có thể tạo nguy hiểm cho đối thủ.

Tuy nhiên ở hai trận tứ kết lại khác. Nếu như Ðức phải vất vả và may mắn mới vượt qua được Pháp, nhờ những quả đá phạt đền luân lưu sau khi hòa nhau 1-1 trong suốt 120 phút thi đấu. Hàng phòng ngự Ðức luôn vất vã trước sức ép của Pháp, họ cũng để lộ nhiều sơ hở tiếc là các nữ tiền đạo Pháp không tận dụng được cơ hội.

Ðối với tuyển nữ Mỹ trong trận đối đầu với Trung Quốc, dù thiếu vắng hai tiền vệ trụ cột Rapinoe và Holiday do dính hai thẻ vàng nhưng đã có đến 13 cơ hội tung cú sút - hơn bất cứ trận đấu nào của Mỹ tại giải này. Và trận này, các cô gái Chú Sam chơi quá tốt, nếu may mắn hơn tỷ số không dừng ở lại con số 1-0.

Nếu như hàng phòng ngự Mỹ với thủ môn Hope Solo chỉ để lọt lưới một bàn từ trận thắng Úc 3-1 đến nay, tiếp tục bảo vệ vững chắc khung thành trấn áp được các mũi nhọn tấn công Ðức như Sasic, Mittag,... đồng thời nếu như có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tuyến giữa và hàng công như trận gặp Trung Quốc thì cơ hội tuyển Mỹ cho Ðức về nước nhiều cơ hội xảy ra.

Vấn đề còn lại là các cô gái Mỹ sẽ chơi như thế nào trước Ðức khi huấn luyện viên Ellis tung ra đội hình 4-3-3 mạnh nhất sau đây: Hope Solo; Meghan Klingenberg, Julie Johnston, Becky Sauerbrunn, Ali Krieger; Morgan Brian, Carli Lloyd, Lauren Holiday; Megan Rapinoe, Alex Morgan, Tobin Heath.

Tiền đạo Celia Sasic của tuyển nữ Ðức buồn bã sau khi đá hỏng quả phạt đền trong trận bán kết
giải World Cup Nữ Canada giữa tuyển nữ Hoa Kỳ và Ðức diễn ra trên sân Olympic Stadium,
Montreal, ngày 30 tháng 6, 2015. (Hình: Getty Images)

Trở lại trận đấu, đội tuyển nữ Mỹ chứng tỏ sức mạnh của mình với hai bàn thắng trong đó lần tung lưới thứ hai ở phút 84 từ pha dàn xếp của Carli Lloyd tạt banh vào cho O’Hara lao tới dùng chân đưa banh đi luôn vào lưới ấn định chiến thắng chung cuộc 2-0 về cho Hoa Kỳ.

Phải nói trong suốt hiệp một, Mỹ chơi lấn lướt hơn, Alex Morgan phút 14 và 44 có cơ hội tốt để cho thủ môn Angerer của Ðức vào lưới lượm banh. Nhưng rất tiếc hai lần sút banh của Morgan lại chạm chân thủ môn và một lần banh đi sát lằn vôi khung thành nhưng lại ra ngoài.

Trước đó, cũng trong hiệp nhì, phút 69 chính Lloyd đá thành công quả phạt đền mở tỷ số đầu tiên cho Hoa Kỳ sau khi tiền đạo Alex Morgan bị đốn ngã ngay trong vùng cấm địa.

Trận đấu hôm nay, thần may mắn không đứng về phía Ðức khi phút 59, hậu vệ Julie Johnston truy cản trái phép cầu thủ Alexandra Popp và nhận thẻ vàng. Sasic lãnh đá quả phạt này nhưng lại đưa banh ra ngoài cột dọc trái.

Ðây là trận thắng rất xứng đáng cho các cô gái Mỹ, chứng tỏ đẳng cấp, tinh thần thi đấu và nhất là hàng phòng ngự Mỹ thêm một lần nữa thể hiện sự vững chắc trước khung thành thủ môn Hope Solo.

Từ trước đến nay, nếu hai đội tuyển nữ Ðức và Hoa Kỳ đụng nhau tại World Cup, đội nào thắng sẽ đi đến trận chung kết và lên ngôi giải đấu. Lần này, chỉ còn 90 phút nữa là Hoa Kỳ sẽ có cơ hội giơ cao chiếc cúp vô địch bóng tròn thế giới nữ lần thứ ba. Ðây là hy vọng của những người hâm mộ và dân chúng Mỹ sẽ trở thành hiện thực vào ngày Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015 tới đây. (TTC)

USA 2 - 0 GERMANY HIGHLIGHTS

Ngày Chủ Nhật 5 tháng 7, 2015


Ðội tuyển Hoa Kỳ sẽ có mặt trận chung kết gặp đội thắng của trận bán kết Nhật-Anh trên sân vận động BC Place, Vancouver, Canada vào lúc 4 giờ chiều (giờ California) được đài FOX (đài thường băng tần số 11) truyền hình trực tiếp.
Xem chi tiết…

VẬN ĐỘNG VIÊN BƠI LỘI NHẬT BẢN MIEKO NAGAOKA 101 TUỔI CHIẾM NHIỀU HUY CHƯƠNG QUỐC TẾ

April 10, 2015 |
Cụ bà hơn 100 tuổi với thành tích bơi lội đáng nể - ảnh 1
Cụ bà Mieko Nagaoka - Ảnh: chụp màn hình pantip.com
VietPress USA (10-4-2015): Theo tường thuật của Thông Tấn Xả Kyodo Nhật Bản thì cụ bà MIEKO NAGAOKA năm nay đã 101 tuổi và là nữ vận dộng viên bơi lội lớn tuổi nhất dự thi tranh tài Giải  Vô Địch Bơi Lội Thế Giới do Liên Đoàn Bơi Lội Thế Giới (FINA) tổ chức vào ngày 04-4-2015 vừa qua tại Nhật Bản. Tại giải nầy, cụ bà 101 tuổi Mieko Nagaoka đã hoàn thành phần thi bơi tự do nữ ở cự ly 1.500 mét trong thời gian 1 giờ 15 trước sự khâm phục của toàn thế giới. 

Mời đọc giả theo dõi bài viết của bạn Ngọc Ma gởi đến sau đây:


Cụ bà hơn 100 tuổi với thành tích bơi lội đáng nể.

Cụ bà Mieko Nagaoka bắt đầu tự học bơi năm 82 tuổi để chữa chứng đau đầu gối của mình, đến nay cụ 101 tuổi và có một bảng thành tích đáng nể trong sự nghiệp bơi lội.

Cụ bà Mieko Nagaoka sinh năm 1914, sống ở miền nam Nhật Bản, bắt đầu tự học bơi vào năm 82 tuổi với mục đích chữa chứng đau đầu gối của mình. Khi đó, cụ không hề biết phải bơi như thế nào mà chỉ đến bể bơi để thực hiện những bài tập cho đầu gối.

Năm nay, cụ bà Nagaoka đã 101 tuổi, được biết đến là vận động viên bơi lội lớn tuổi nhất ở Nhật Bản và còn tiếp tục tranh tài ở giải vô địch bơi thế giới của Liên đoàn bơi lội thế giới (FINA). Ngày 4.4 vừa qua, cụ đã hoàn thành phần thi bơi tự do nữ cự ly 1.500 mét trong thời gian 1 giờ 15 phút tại Nhật Bản.

Theo Hiệp hội bơi lội Nhật Bản, với kết quả trên, cụ trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện chặng bơi 1.500 mét ở độ tuổi 100-104. Nhiều khả năng cụ sẽ được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới chính thức công nhận kỷ lục, theo Kyodo News.

Từ mục đích chữa bệnh đến bảng thành tích đáng nể trên là câu chuyện bắt đầu từ lúc cụ đã hơn 80 tuổi. Năm 84 tuổi, cụ bà bắt đầu tham gia giải bơi Masters ở Nhật Bản. Bốn năm sau, lần đầu tiên cụ góp mặt tại giải bơi Masters thế giới tổ chức tại New Zealand năm 2002 rồi giành giải đồng nội dung bơi ngửa 50 mét. Đến năm 2004, bà Nagaoka lại tới Ý dự giải và giành 3 huy chương bạc ở nội dung bơi ngửa 50 mét, 100 mét và 200 mét, theo Tân Hoa xã.
Cụ bà hơn 100 tuổi với thành tích bơi lội đáng nể - ảnh 2
Cụ bà Nagaoka bắt đầu bơi khi đã ngoài 80 tuổi - Ảnh: chụp màn hình Tân Hoa xã
Cụ bà nhận được chứng nhận quốc gia năm 90 tuổi khi lập kỷ lục quốc gia tại cuộc thi ưa thích của mình ở nội dung bơi tự do 800 mét. Ở tuổi già như vậy nhưng cụ vẫn không ngừng luyện tập để cải thiện bảng thành tích cá nhân.

Nỗ lực của cụ đã được đền đáp vào năm 95 tuổi, lúc này cụ lập kỷ lục thế giới đầu tiên ở nội dung bơi ngửa 50 mét giải Masters. Hiện tại cụ đang nắm giữ 24 kỷ lục thế giới và vẫn có kế hoạch giành thêm nhiều huy chương nữa ở cả cự ly ngắn và dài.

Tạp chí bơi lội thế giới Swimming World Magazine mới đây công bố cụ Nagaoka lọt vào top 12 vận động viên bơi lội giải Masters thế giới của năm 2014, đại diện của các vận động viên ở độ tuổi từ 100-104.

“Tôi muốn bơi cho đến khi mình bước sang tuổi 105 nếu như tôi có thể sống thọ đến thế”, cụ Nagaoka nói.

Câu chuyện về cụ bà Nagaoka có lẽ là một minh chứng cụ thể cho câu nói “không bao giờ là muộn để bắt đầu một điều gì đó”.

Ngọc Ma
05/04/2015 



Xem chi tiết…