Israel dẫn đầu công nghệ sản xuất các bộ phận cơ thể người in 3D

September 15, 2019 |
VietPress USA (16.9.2019): Cách đây 1 năm, các bác sĩ điều trị Yehuda Ohion, đã phát hiện ra một khối u ác tính trong hốc mắt. Sau một loạt hóa trị và xạ trị, họ đã không thể loại bỏ Yehuda khỏi khối u. Giáo sư Ziv Gil của Bệnh viện Rambam giải thích, khối u bắt đầu từ đây trong hốc mắt và phát triển. Khi nó lọt vào mắt anh, tầm nhìn của anh bị chặn lại.

Để loại bỏ Yehuda khỏi khối u, các bác sĩ đã loại bỏ một phần lớn hốc mắt của anh. Lúc đầu, người ta sợ rằng nếu anh ta không có gì để hỗ trợ mắt, anh ta sẽ mất nó. Sau đó, Giáo sư Gil đề nghị in một socket mới trên máy in 3D. Giáo sư Gil đã giải thích về hình ảnh phản chiếu của phần lành mạnh của socket. Sau khi loại bỏ thành phần bị bệnh, chúng tôi thay thế bằng cách đưa vào phần in 3D để thay thế nó. chỉ 2-3 năm trước, chúng tôi không thể làm điều này.

Yehuda đã vui mừng khi nó thành công. Chỉ cần nghĩ rằng bạn có thể mất một mắt khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm. Nó rất tuyệt vời. Trong khi máy in 3D đã được sử dụng khoảng 30 năm, chỉ trong một vài năm gần đây, chúng đã trở nên rẻ hơn và có thể tiếp cận được. Lúc đầu, các kỹ sư sử dụng máy in để chế tạo các mô hình, tuy nhiên khả năng ngày nay là vô hạn.

Nguyên tắc in ấn tất cả là giống nhau. Đầu tiên bạn vẽ một mô hình trên máy tính. Sau đó, bạn thêm các tài liệu thích hợp vào máy in và sau đó in ra. Các vật liệu có thể bao gồm nhựa, kim loại hoặc cao su. Trong lĩnh vực y tế, đây là một cuộc cách mạng thực sự.

Colin được sinh ra mà không có ngón tay trên bàn tay phải của mình. Cung cấp chân giả sẽ rất tốn kém, vì anh ta đang phát triển và sẽ cần một kích thước mới thường xuyên. In một bàn tay giả trên máy in 3D giúp giảm đáng kể chi phí và đơn giản hóa quy trình. Các ứng dụng thành công khác của in 3D trong thế giới y khoa bao gồm cấy ghép hàm, cấy ghép đùi giống như phương pháp mà người phụ nữ này sử dụng để đi lại và thậm chí là đốt sống. đôi Tai in này thậm chí có thể lắng nghe được.

Nó không sẵn sàng để sử dụng cho con người, nhưng nó đang trên tiến trình. Trong phòng thí nghiệm nhỏ ở Đại học Tel Aviv này, chúng tôi thấy máy in 3D in cơ tim bằng vật liệu là mô sống. Tiến sĩ Tal Dvir giải thích, mục tiêu là lấy một cơ quan bị hư hỏng và sửa chữa chức năng của nó. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ không chỉ có thể in cơ tim, mà toàn bộ trái tim với tất cả các bộ phận của nó. Hy vọng rằng, mỗi bệnh viện sẽ có một bệnh viện và sẽ không còn phải chờ đợi quá lâu để được cấy ghép.

Đã có một vài nỗ lực trong 3 năm qua để in mô mềm. Ước tính trong vòng 10 năm, các bác sĩ sẽ có sẵn điều này cho bệnh nhân của họ. Điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong một thế giới nơi hàng ngàn người chết mỗi năm khi chờ đợi được cấy ghép.


Thế Anh
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

Sức Khỏe của Bạn: Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?

February 20, 2018 |
VietPress USA (20/2/2018): Sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất của mọi người. Có sức khỏe sẽ có tất cả. Có tiền mà không có sức khỏe thì cũng vất đi. 

Những người lớn tuổi thường hay bị khốn khổ bỏi các bệnh Cao Huyết Áp hay Huyết Áp Thấp và có nguy cơ tử vong.

Chúng tôi nhận được bài nghiên cứu y khoa sau đây của Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng do một đọc giả gởi đến. Xin cám ơn Tác giả và mời mọi người quan tâm đến sức khỏe đọc và chuyền cho người khác cùng đọc để phòng ngừa bệnh tật.

VietPress USA

oOo


Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?

BS NGUYỄN VĂN HOÀNG

    Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.
    Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?
    Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới.   
    Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu sc của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.
    Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên (systole) và số dưới (diastole).
    Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.
    Vậy con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.
    Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.
    Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.
    Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. 
    Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?
    Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở ch
 miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.
    Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi t từ người ta giảm áp suất trong cuff. 
    Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp xuất động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole. 
    Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì” nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.
    Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch, bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên (systole) và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới (diastole).
    Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.
Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
    Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
    "Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá".
    Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp".
    Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả. 
    Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.
    Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn.   
    Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.
    Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
    Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.
    Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?
    Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.
    Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái “gap”, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thì sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.
    Tại sao như vậy?
    Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, nhưng không tăng quá cao.
    Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.
    Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.
    Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.
    Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút.
Vậy áp huyết hại ta như thế nào?
    Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.
    Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.
    Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thì... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy.
Vậy làm sao để áp huyết không cao?
    Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).
    Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 
    Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản..
    Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.
    Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo… Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.
    Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo. 
    Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng
(Banmaihong_Vĩnh Liêm sưu tầm_Feb. 19, 2018)
oOo

Hạnh Dương
www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

TRỊ BỆNH "VIÊM GAN VIRUS CẤP" BẰNG CÂY THUỐC NAM.

February 03, 2017 |
Cây Cối Xay
Cô Nguyen Lieu (Ruby Nguyen)
VietPress USA (03/02/2017): Thông tấn xã VietPress USA vừa nhận được bài giới thiệu về chữa trị bệnh "Viêm Gan Virus Cấp" bằng cây Thuốc Nam do cô NGUYEN LIEU (Ruby Nguyen) gởi đến.


Cô Nguyen Lieu là một người trẻ làm Tư vấn Tài chính tại Việt Nam và chuyên bỏ thời gian nghiên cứu các loại Thuốc Nam gia truyền để phổ biến giúp bà con trong cộng đồng người Việt khắp nơi nếu ai gặp trường hợp bệnh tình khó chữa trị trong Tây y, có thể chữa trị bằng Thuốc Nam vừa rẻ mà lại cũng rất công hiệu không kém.

Mục "Những Bài Thuốc Hay" của VietPress USA cám ơn cô Nguyen Lieu (Ruby Nguyen) và xin giới thiệu bài Thuốc Nam chữa trị bệnh "Viêm Gan Virus Cấp" do nhà Tư vấn Tài chánh trẻ xinh đẹp Nguyen Lieu (Ruby Nguyen) gởi đến như dưới đây:

VietPress USA
oOo


Trị bệnh "Viêm Gan Virus Cấp" 
bằng cây thuốc Nam .

Trong y học cổ truyền thật ra không có bệnh danh "Viêm gan virus cấp"; nhưng xin được nêu ra các triệu chứng của bệnh như sau :

- Vàng da , vàng củng mắt
- Đau tức hạ sườn phải


Đó là những biểu hiện cơ bản; nhưng để biết chính xác có bị bệnh hay không thì nên đến bệnh viện để khám cụ thể sau đó hãy dùng thuốc !

Xin được chia sẻ cách chữa bệnh "Viêm Gan Virus Cấp" nói riêng và các bệnh Gan nói chung bằng cây thuốc Nam của nhà mình như sau :

- bông mã đề 50g
- nhọ nồi 50g
- Rễ chàm mèo 50g
- kim tiền thảo 50g
- cây cối xay 30g
- nhân trần 50g
- cà Gai leo 50g
- cỏ mần trầu 50g

Sắc uống ngày một thang, uống liên tục 15 - 30 thang sẽ thấy hiệu quả ngay từ những ngày đầu tiên sử dụng !

Hãy ứng dụng nếu bạn hoặc người thân bạn có bệnh Gan như nêu trên !


Chúc các bạn mạnh khỏe !

NGUYEN LIEU
(Ruby Nguyen)

Cỏ Mần Trầu
Cây Mã Đề
 oOo

VietPress USA đón nhận mọi đóng góp, bài vở, hình ảnh của quý vị và đọc giả khắp nơi. Xin vui lòng gởi về Email: vietpressusa@gmail.com hoặc vietpressusa@yahoo.com.

www.Vietpressusa.us
Xem chi tiết…

Bắp cải: vị thuốc thiên nhiên tuyệt vời

March 08, 2016 |
VietPress USA (08-3-2016): Các nhà dinh dưỡng học khuyên rằng "Hãy dùng thực phẩm để làm thuốc trước khi quá trễ phải dùng thuốc thay thực phẩm"! Danh ca Mỹ Michael Jackson khi chết, các kết quả khám nghiệm tử thi cho tah16y trong bao tử của anh toàn là thuốc và không có tý thực phẩm nào!

Những ai bị các bệnh viêm nhiễm, tiểu đường và nhiều bệnh thông thường khác, xin mời đọc bài sau đây của nhà Truyền thông độc lập Đặng Hùng Sơn gởi đến VietPress USA:



Bắp cải: vị thuốc thiên nhiên tuyệt vời
chống viêm nhiễm, tiểu đường và nhiều hơn nữa

Giàu năng lượng và ngon, bắp cải có một lịch sử lâu dài không chỉ là một nguồn thực phẩm mà còn là thuốc. Việc sử dụng bắp cải là một vị thuốc có lịch sử lâu dài, đã minh chứng cho sự phong phú của các chất dinh dưỡng trong bắp cải. Trong thực tế, bắp cải có hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng dược lý tương tự với bông cải xanh.

Bắp cải trong chợ.
Bắp cải giàu năng lượng và ngon – cùng hệ với các loại rau lá xanh khác như bông cải xanh và súp lơ – bắp cải có một lịch sử lâu dài được dùng làm thực phẩm và làm thuốc. Vậy nên người Hy Lạp cổ đại thường xuyên dùng cải bắp hoặc nước ép bắp cải để chữa táo bón hoặc ngộ độc nấm, trong khi người Ai Cập cổ đại dùng bắp cải trước bữa ăn để giảm bớt những ảnh hưởng độc hại của rượu. Người Anh còn mang bắp cải vào trong các chiến hào của Thế chiến thứ nhất, bởi vì lá của nó giúp điều trị nước ăn chân và lở loét.
Lợi ích sức khỏe của bắp cải :

Giàu chất chống lại bệnh tật

Tất cả các loại cải bắp, kể cả bắp cải trắng, chứa hàm lượng lớn hóa chất thực vật hữu ích như polyphenol và glucosinolate có tác dụng chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương về Phòng chống Ung thư” vào năm 2013, đã khẳng định “bẹ bắp cải có thể góp phần tạo nguồn chất chống oxy hóa quan trọng và còn có đặc tính kháng viêm trong công cuộc phòng chống các bệnh mãn tính liên quan đến stress oxy hóa như là ung thư và bệnh tim mạch vành”. Trong tất cả các loại bắp cải được các nhà khoa học đã thử nghiệm thì bắp cải đỏ chứa các chất chống oxy hóa nhiều nhất , trong khi bắp cải savoy và bắp cải xanh Trung Quốc có đặc tính chống viêm mạnh nhất. Những kết quả này gợi ý rằng tiêu thụ đa dạng các loại bắp cải sẽ giúp chúng ta nhận được tối đa lượng hóa chất thực vật.

Ích Lợi trị đái tháo đường

Một Nghiên cứu được công bố trong tạp chí “Y khoa bổ sung và thay thế dựa trên kết quả nghiên cứu” trong tháng Chín năm 2008, cho biết những con chuột bị bệnh tiểu đường được cho ăn chiết xuất cải bắp đỏ trong 60 ngày đã giảm lượng đường trong máu, phục hồi chức năng thận và tăng cân trở lại so với nhóm đối chứng. Từ các kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng những thuộc tính của cải bắp như chống oxy hóa và chống tăng đường huyết “cung cấp một nguồn trị liệu tiềm năng để điều trị bệnh tiểu đường”. Ngoài ra, bắp cải cũng là một nguồn chất xơ phong phú hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường, vì chúng giúp làm chậm sự hấp thu đường.

Nguồn vitamin C và K phong phú

Nửa chén bắp cải xanh nấu chín chứa khoảng 47% nhu cầu hàng ngày về vitamin C và 102 % vitamin K. Vitamin C tất nhiên là một chất chống oxy hóa, là phòng tuyến đầu tiên của hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Vitamin C cũng tốt cho da và tóc và ngăn ngừa lão hóa sớm. Mặt khác ,vitamin K tăng khả năng cầm máu và chống loãng xương.

Tất cả các loại rau lá xanh đều chứa hai loại vitamin kể trên, mặc dù một số rau có nhiều hoặc ít hơn loại khác . Bông cải xanh và cải bruxen chứa nhiều vitamin C nhất, trong khi cải xoăn và rau spinat thống lĩnh về vitamin K. Bắp cải chứa một lượng hài hòa (liều duy trì) của hai loại vitamin kể trên.

Bắp cải giúp giảm cân

Bắp cải có chứa mọi đặc tính ưu việt của một loại thực phẩm giảm cân. Bắp cải nghèo calo và carbohydrate, không chứa chất béo, chỉ số đường huyết thấp và giàu chất xơ. Hơn nữa, bắp cải còn được sử dụng rất linh hoạt trong các món hầm, súp và vô số các món ăn khác.

Bắp cải trắng trên cánh đồng, trước khi thu hoạch.

Chọn loại bắp cải tốt nhất


Theo trang web “Thực phẩm Lành mạnh nhất trên Thế giới” thì khi xào nhanh ta giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng của bắp cải, mặc dù hấp và nấu cũng là một lựa chọn tốt. Bất kể được sử dụng cho món ăn nào, chúng ta phải nhớ lưu ý dùng bắp cải được nuôi trồng hữu cơ. Bởi vì bẹ bắp cải không được bảo vệ bởi lớp vỏ hoặc da nên nó tiếp xúc trực diện với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Ngoài ra , bắp cải rất dễ bị thiếu khoáng chất do đất nghèo khoáng. Do đó trong những trang trại sản xuất hữu cơ – với chất đất thường xuyên được quan tâm làm giàu – bắp cải ngon và bổ dưỡng nhất .

oOo

____________________________________________________________________
VietPress USA nhận đăng bài vở thuộc mọi thể loại của đọc giả khắp nơi.
Xin gởi về Hạnh Dương: Email: vietpressusa@gmail.com, vietpressusa@yahoo.com.
www.Vietpressusa.com
Xem chi tiết…

KHI GĂP NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ VÌ CƠN ĐAU TM, HÃY GIÚP VỖ MẠNH VÀO LÕM TAY ĐỂ CẤP CỨU

September 18, 2015 |

Khi ai đó bị nhồi máu cơm tim và đột quỵ, bạn hãy giúp vỗ mạnh liên tục vào Lõm Tay
(bên trong khuỷu tay) của cả hai tay sẽ cứu được người bệnh khỏi chết

Tại một lễ cưới vào năm 2011, một ông già đang ngồi  thì bỗng nhiên ông ta bị khó thở và ngất lịm đi. Giống như thể ông ấy lên cơn đau tim vậy. Một người nào đó đã gọi xe cứu thương. Một người khác đã xắn tay áo của ông lên và vỗ  mạnh vào lõm trên khuỷu tay của ông ấy (còn gọi là hố trụ). Người đó đã yêu cầu người nhà của ông cũng vỗ mạnh vào lõm của khuỷu tay bên kia . Sau một lúc liên tục làm như vậy hàng chục lần, ông già bắt đầu phản ứng. Ông ấy đã thoát khỏi cơn nguy kịch.

Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng “lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông.” Sự hình thành và loại bỏ các cục máu đông có cơ chế tương tự như dầu đậu phộng : nó có dạng kết tủa khi nhiệt độ xuống thấp và tan trở lại khi nhiệt độ tăng lên. Màng ngoài tim và các dòng năng lượng của tim tại khuỷu tay liên kết trực tiếp với tim. khi bạn vỗ mạnh vào 2 mạch năng lượng này, bạn thúc đẩy “sự tuần hoàn năng lượng, và sau đó là sự lưu thông máu.” Điều này sẽ khiến người đó cảm thấy ấm lên và đổ mồ hôi. “Tính dương tăng” và loại bỏ sự cản trở lưu thông máu, và làm thông thoáng các mạch máu.

Bất kì ai cũng có thể thực hiện các kĩ thuật đơn giản này và không cần thông qua các khóa đào tạo. Vỗ vào lõm của khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và làm giảm huyết áp. Điều đó giúp giảm sự xuất hiện của các cơn đau tim.

Vỗ vào lõm khuỷu tay hằng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và giảm huyết áp.

Quan sát xem bạn có bị bầm tím nơi khuỷu tay sau khi vỗ mạnh vào nó hay không, điều đó cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán liệu bạn có mắc các bệnh về tim hay không. Độ chính xác của phương pháp chẩn đoán này cao hơn so với việc sử dụng các phương tiện y học hiện đại. Nếu có một vết bầm tím ở khuỷu tay sau khi vỗ , bạn nên tiếp tục vỗ cho đến khi nó chuyển sang màu đỏ. Bất kì bệnh về tim nào cũng sẽ được giảm bớt thậm chí là bị loại bỏ.

Phương pháp điều trị này được gọi là “làm tan ứ huyết.” Tiếp tục vỗ vào những mạch năng lượng khác trên cơ thể bạn, hoặc những nơi bị đau khi bạn chạm vào, điều đó có lẽ giúp điều trị một số căn bệnh mà không thể chữa trị được.
   Sơn Đặng sưu  tầm

Xem chi tiết…

KHOAI LANG TÍM LÀ THẦN DƯỢC TRỊ BỆNH UNG THƯ

September 18, 2015 |


Khoai lang tím - thần dược tận diệt bệnh ung thư

Click image for larger version Name: 31.jpg Views: 0 Size: 75.0 KB ID: 804593

Đó là phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Mỹ. Sau quá trình dày công nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng những hợp chất có trong khoai lang tím có thể giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư. Đối với những người chưa bị hoặc mới bị ung thư ở giai đoạn 1 và 2 thì khoai lang tím sẽ là thực phẩm số 1 bạn cần ăn.

Khoai lang tím, có phần “thịt” màu tím mờ đến tím sẫm, rất giàu protein, 18 loại axit amin tốt cho tiêu hóa, 8 loại vitamin A, B,C.... và phốt pho, sắt cùng với hơn 10 loại hóa chất tự nhiên kháo. Khoai lang tím lâu nay được biết rất có ích trong việc giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi và tốt cho máu, có thể thúc đẩy quá trình thải độ, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh dạ dày và đường ruột.
 
Và trong nghiên cứu trên của các nhà khoa học Mỹ, khoai lang tím còn được phát hiện ra rằng có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn được các tế bào ung thư lây lan. Nhà khoa học Jairam KP Vanamala, thuộc nhóm nghiên cứu trên cho hay: “Khi vi khuẩn ăn các chất tinh bột có trong khoai lang tím, chúng có thể tự chuyển đổi thành một loại axit béo có lợi, chẳng hạn như axit butyric – loại axit có thể điều tiết chức năng miễn dịch của đường ruột, giúp ức chế chứng viêm mãn tính và khiến các tế bào ung thư tự hủy diệt”.
 
Được biết, các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xấu lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư, và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. Khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
 
Các nhà khoa học khẳng định khoai lang tím rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư cấp độ 1 và 2, trong khi lại không gây ra tác dụng phụ nào. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng mọi người nên ăn một củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa ăn trưa hoặc tối, hoặc thậm chí ăn một củ khoai lang tím cỡ to/ngày để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh ung thư.
 
Sơn Đặng sưu tầm.

Xem chi tiết…

RAU MỒNG TƠI ĂN MÁT, TRỊ ĐƯỢC NHIỀU BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ NAN Y

May 07, 2015 |
Cây Rau Mồng Tơi (Tên khoa học: Basellaceae, Tiếng Anh: Malabar spinach)
VietPress USA (07-5-2015): Rau Mồng tơi hay mùng tơi (danh pháp hai phầnBasella alba L., đồng nghĩa B. rubraB. cananifoliaB. cordifoliaB. crassifoliaB. japonicaB. lucidaB. nigraB. ramosaB. volubilis) là một loại cây thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae).
Đây là loại dây leo quấn, mập và nhớt, sống hàng năm hay hai năm. Lá dày hình tim, mọc xen, đơn, nguyên, có cuống. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Quả mọng, nhỏ, hình cầu hoặc trứng, dài khoảng 5–6 mm, màu xanh, khi chín chuyển màu tím đen.
Cây mồng tơi mọc nhanh, dây có thể dài đến 10 m.
Hoa Mồng Tơi
 và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt. Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.
Trong rau mồng tơi có vitamin A3vitamin B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt.
Theo VNMedia thì Mồng tơi là loại rau phổ biến, được sử dụng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ là món rau thông thường, trong dân gian rau mồng tơi còn các tác dụng chữa bệnh.
Rau mồng tơi là loại rau phổ biến, được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Canh mồng tơi là món ăn lý tưởng để giải nhiệt. Nói đến mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới nhuận tràng, chống táo bón.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của rau mồng tơi:
Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Trái Mồng Tơi khi chín mộng
Làm vết thương, tốt cho xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
Say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trị tiểu khó: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.
Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…

Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Lưu ý: Rau mồng tơi có tính hàn, lạnh những người có hay bị lạnh bụng, đi ngoài phải cẩn thận khi dùng. Để giảm tính hàn nên nấu mồng tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.


Trong khi đó, Bác sĩ Hoàng Xuân Đại viết trên báo Người Lao Động và các Diễn đàn Internet thì nói rằng: 

Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, cùng với làn da hồng hào và tóc mượt 
Mồng tơi là loại rau được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc; tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc…; chữa đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...
 Cả đông và tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận trường. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao. Ngoài việc sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, tiểu rắt, chứng ngực bồn chồn, cầm máu và giúp vết thương mau lành. Dân gian thường dùng mồng tơi làm rau ăn cho mát và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt.
* Chữa yếu sinh lý: Dùng rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới khá hiệu quả.
* Chữa di, mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương heo (xương ống càng tốt). Hầm kỹ xương heo trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng.

* Chữa hoạt tinh: Trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau dền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

* Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, lại có làn da hồng hào và mái tóc đen mượt.

* Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận trường, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Chọn vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ có thể dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống da thô ráp.

* Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái, mỗi tuần 1 - 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau khi sanh và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát
và chống táo bón (Ảnh: Sơn Nhung)
* Trị táo bón: Ăn rau mồng tơi hằng ngày giúp nhuận trường rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500 g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

* Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm, lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội, cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (vị trí bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.

* Trị bệnh trĩ: Nếu bị trĩ nhẹ thì lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.

* Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.
* Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50 g, rau đay 50 g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau để nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; dùng nước ép quả để nhỏ trị đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.

VietPress USA tổng hợp.


Xem chi tiết…